Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa dịch vụ trong

Một phần của tài liệu bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hợp đồng mua bán hàng hoá (Trang 37 - 39)

5. Bố cục đề tài

2.1.1Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa dịch vụ trong

việc cung cấp thông tin về hàng hóa, dịch vụ đối với người tiêu dùng

Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh đối với NTD là nghĩa vụ mà tổ chức, cá nhân kinh doanh phải có bổn phận tuân thủ theo quy định của pháp

hiện hoặc thực hiện không đúng, không đủ các trách nhiệm đối với NTD thì phải gánh chịu các hậu quả pháp lý bất lợi theo quy định của pháp luật.18

Việc quy định trách nhiệm cung cấp thông tin của tổ chức, cá nhân kinh

doanh là rất cần thiết và là một trong những nghĩa vụ cơ bản nhất, quan trọng

nhất trong pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD. Theo điều 12 Luật bảo vệ quyền

lợi NTD 2010 quy định sáu nội dung liên quan đến trách nhiệm của tổ chức, cá

nhân kinh doanh:

Thứ nhất, ghi nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật. Việc thực

hiện việc ghi nhãn hàng hóa được quy định tại Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30-9-2006 của Chính Phủ về ghi nhãn hàng hóa (là một trong những phương tiện cung cấp thông tin chủ yếu cho NTD). Nghị định quy định rỏ vấn đề hàng hóa phải ghi nhãn, vị trí nhãn hàng hóa, kích thước, màu sắc, ngôn ngữ

trình bày nhãn hàng hóa. Tại chương 2 của Nghị định quy định về nội dung và cách ghi nhãn hàng hóa bao gồm: nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng hóa, tên hàng hoá, tên và địa chỉ tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về

hàng hoá, định lượng hàng hoá. Ngày sản xuất, hạn sử dụng, hạn bảo quản.

Xuất xứ hàng hoá, thông số kỹ thuật, thông tin, cảnh báo vệ sinh, an toàn….Từ

những quy định của pháp luật ta có thể thấy rằng vấn đề nhãn hàng hóa được

pháp luật quy định rất rỏ ràng buộc cá nhân, tổ chức kinh doanh phải thực hiện

đúng theo pháp luật, tránh gây thiệt hại đến quyền lợi NTD.

Thứ hai, niêm yết công khai giá hàng hoá, dịch vụ tại địa điểm kinh doanh, văn phòng dịch vụ. Giá hàng hóa là một vấn đề mà NTD rất quan tâm

vì thế NTD cần nắm rỏ các quy định của pháp luật về giá để bảo vệ quyền lợi

cho mình. Giá của hàng hóa được điều chỉnh theo Luật giá số: 11/2012/QH13

năm 2012 tại chương 2 quy định quyền. nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh, người tiêu dùng trong lĩnh vực giá.19 Về vấn đề niêm yết giá hàng hóa

được quy định tại Nghị định số 177/2013/NĐ-CP năm 2013 cụ thể tại chương

3 của nghị định bao gồm: hàng hóa thuộc diện kê khai giá, tổ chức thực hiện kê khai giá, địa điểm niêm yết giá…20 Việc pháp luật quy định cụ thể về giá hàng hóa cũng như việc niêm yết giá giúp cho NTD có thể nắm rỏ thông tin về giá hàng hóa để lựa chọn hàng hóa đúng giá và đúng chất lượng.

18

TS. Nguyễn Thị Vân Anh-TS. Nguyễn Văn Cường-Giáo trình luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng- Nhà xuất bản chính trị quốc gia năm 2012-trang 108.

19

Xem Luật giá số 11/2012/QH13 của Quốc Hội.

20

Thứ ba, cảnh báo khả năng hàng hoá, dịch vụ có ảnh hưởng xấu đến

sức khoẻ, tính mạng, tài sản của người tiêu dùng và các biện pháp phòng ngừa. Việc cung cấp thông tin này giúp NTD có thể phòng ngừa cho mình khỏi những tác động xấu mà hàng hóa gây ra, góp phần bảo đảm tính mạng,

sức khỏe và tài sản của NTD. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thứ tư, cung cấp thông tin về khả năng cung ứng linh kiện, phụ kiện

thay thế của hàng hoá. Việc cung cấp thông tin trên giúp NTD có thể khai thác được công dụng của hàng hóa, sử dụng có hiệu quả tính năng của hàng hóa.

Thứ năm, cung cấp hướng dẫn sử dụng, điều kiện, thời hạn, địa điểm,

thủ tục bảo hành trong trường hợp hàng hoá, dịch vụ có bảo hành. Việc NTD

nắm rỏ hướng dẫn sử dụng hàng hóa sẽ giúp họ sau khi mua hàng hóa về, họ biết cách để sử dụng theo đúng tính năng của hàng hóa, đồng thời việc bảo hành giúp

NTD an tâm hơn về sự đảm bảo của chất lượng hàng hóa.

Thứ sáu, thông báo chính xác, đầy đủ cho người tiêu dùng về hợp đồng

theo mẫu, điều kiện giao dịch chung trước khi giao dịch. Điều kiện giao dịch

chung là những quy định, quy tắc bán hàng do tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa công bố và áp dụng đối với NTD.21 NTD cần phải nắm rỏ các thông tin trên để

tránh tình trạng tổ chức, cá nhân kinh doanh lợi dụng sự kém hiểu biết của NTD để áp đặt những điều khoản trái pháp luật.

Bên cạnh Luật bảo vệ quyền lợi NTD, Luật cạnh tranh 2004 cũng có nêu những quy định nhằm đảm bảo thông tin được cung cấp trung thực và tránh gây nhầm lẫn cho NTD bằng việc quy định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh

trong việc “đưa ra chỉ dẫn gây nhầm lẫn”, hay “hành vi quảng cáo nhằm cạnh

tranh không lành mạnh”. Trong trường hợp tổ chức, cá nhân kinh doanh vi phạm

nghĩa vụ về ghi nhãn hàng hóa sẽ phải chịu những chế tài nhất định.22

Một phần của tài liệu bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hợp đồng mua bán hàng hoá (Trang 37 - 39)