5. Bố cục đề tài
1.6 Sự cần thiết bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hoạt động mua bán
hàng hóa
Trong nền kinh tế thị trường, người tiêu dùng có vai trò quan trọng, mang tính quyết định sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, một thương hiệu. Có
và là trọng tâm của kế hoạch kinh tế. Nếu như sản phẩm làm ra mà không có
người tiêu thụ sẽ dẫn đến tình trạng khủng hoảng thừa, nền kinh tế không phát
triển và các doanh nghiệp không thể tồn tại.
Trong thời đại ngày nay, với xu thế toàn cầu hóa sự phát triển mạnh mẽ của
khoa học công nghệ, nhiều sản phẩm hữu ích cùng với phương thức kinh doanh
hiện đại đã ra đời và phát triển đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng 14. Tuy nhiên, bên cạnh đó, vì mục đích lợi nhuận nên một số doanh nghiệp, nhà sản
xuất đã vi phạm nghiêm trọng quyền lợi của người tiêu dùng khi đưa ra thị trường
các sản phẩm, hàng hóa không đảm bảo chất lượng, thậm chí có sản phẩm còn gây nguy hại tới sức khỏe, tính mạng của người tiêu dùng.
Những vi phạm của nhà sản xuất, kinh doanh hàng hóa đối với người tiêu dùng:
- Vi phạm về chất lượng hàng hóa gồm: hàng kém chất lượng, chất lượng
hàng hóa không bảo đảm, vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm(thường liên quan
đến hàng giả, hàng nhái và hàng kém chất lượng).
- Vi phạm về bảo hành hàng hóa. Nhiều doanh nghiệp đưa việc bảo hành hàng hóa nhằm làm yên lòng người tiêu dùng hoặc quảng cáo cho sản phẩm của
mình. Phiếu bảo hành sơ sài, không quy định cụ thể và không có giá trị pháp lý, có
nhiều doanh nghiệp đổ lỗi cho người tiêu dùng để không chấp nhận bảo hành hoặc
sửa chữa qua loa, hoặc kéo dài thời gian sửa chữa làm cho người tiêu dùng mất
công sức, tốn thời gian chờ đợi, đi lại...
- Vi phạm về giá, định lượng của hàng hóa (như việc tăng giá sữa, giá gas,
giá thuốc... hoặc đong thiếu xăng, thiếu gas...)
- Quảng cáo khuyến mại không trung thực, lừa dối người tiêu dùng (thường
sử dụng các cụm từ “Số 1 thế giới”, “Chất lượng tuyệt hảo”, “Chuyên gia hàng
đầu”, “Bán giá gốc” hoặc “Mua hàng có quà tặng” hay “Mua một tặng một”, “Bốc thăm trúng thưởng”...
- Vi phạm quyền lựa chọn của người tiêu dùng, thường thấy trong các hợp đồng cung cấp điện, nước, thông tin truyền thông, tín dụng... trong các hợp đồng
này nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ đã soạn thảo sẵn hợp đồng, khách hàng chỉ
việc ký và không có cơ hội để thỏa thuận về những điều khoản trong hợp đồng (về
giá, về bồi thường vi phạm hợp đồng...).
14
- Không hướng dẫn cách sử dụng, bảo quản sản phẩm, hàng hóa dẫn đến người tiêu dùng không biết cách bảo quản hàng hóa hoặc sử dụng sai mục đích ảnh hưởng đến sự an toàn về tính mạng, sức khỏe của người tiêu dùng.
Những vi phạm về quyền lợi người tiêu dùng ngày càng gia tăng với mức độ nghiêm trọng(đặc biệt là các vi phạm về chất lượng hàng hóa, gian lậnđịnh tính, định lượng...), đó là những hành vi vi phạm đạo đức trong sản xuất
kinh doanh, cần lên án, đấu tranh chống lại những hành vi này nhằm bảo vệ quyền
lợi của người tiêu dùng nói riêng và lợi ích cho toàn xã hội nói chung để xây dựng
xã hội phát triển lành mạnh vì lợi ích cộng đồng.
Người tiêu dùng đóng vai trò là lực lượng đông đảo trong xã hội. Nhu cầu
của NTD có ý nghĩa thúc đẩy quá trình phát triển sản xuất, tạo sự lưu thông mạnh
mẽ trong quan hệ cung cầu,tuy nhiên đứng trước nhà sản xuất, bộ phận NTD lại là những người hết sức hạn chế về trình độ ở từng lĩnh vực chuyên môn nhất định. Thực tế cho thấy tốc độ hội nhập kinh tế quốc tế đang diển ra rất nhanh trong khi
việc nâng cao kiến thức của NTD Việt Nam lại diễn ra chậm hơn. Với những hạn
chế của mình NTD nhiều khi hoặc vô tình hoặc do bị lừa dối nên phải gánh chịu
những hậu quả nặng nề và đáng tiếc. Nhiều NTD rơi vào cảnh tiền mất tật mang từ
những sản phẩm kém chất lượng mà không biết nói cùng ai. Cuối cùng NTD phải
chấp nhận mua những hàng hóa không xứng với giá trị của đồng tiền.
Thói quen tiêu dùng ở Việt Nam còn chưa theo kịp thay đổi theo yêu cầu
của hội nhập. Thói quen mua hàng không lấy hóa đơn hoặc có hóa đơn nhưng không lưu giữ của NTD đã gây ra rất nhiều khó khăn khi muốn bảo vệ quyền lợi bị
xâm hại. Thói quen không đọc kỹ thông tin trên bao bì khi chọn mua hàng hóa, thực tế đã chứng kiến nhiều cảnh tượng cấp cứu vì sử dụng hàng hóa đã hết hạn sử
dụng. Thói quen mua hàng theo phong trào ngay cả khi không có nhu cầu tiêu dùng…Những thói quen này đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp lợi dụng từ
chối trách nhiệm của mình khi có tranh chấp xảy ra cũng như việc đưa ra những
quảng cáo, thông tin không chính xác về hàng hóa của mình. Bên cạnh đó NTD
còn chưa nhận thức được quyền và lợi ích của mình khi tham gia trao đổi mua bán hàng hóa với doanh nghiệp. Từ những vấn đề trên ta thấy bảo vệ quyền lợi NTD là một vấn đề rất cần thiết.
Bảo vệ NTD không phải là bảo vệ lợi ích chính đáng của số đông NTD mà còn làm cho xã hội văn minh, công bằng hơn.Thông qua những hành vi bảo vệ
xuất, kinh doanh không chân chính. Bên cạnh đó thúc đẩy các doanh nghiệp kinh
doanh chân chính ngày càng phát triển và nâng cao trình độ kỷ thuật trong sản
xuất kinh doanh. Góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội.
Ngày nay cùng với xu thế hội nhập của nền kinh tế thế giới thì kinh tế Việt
Nam ngày càng phát triển kéo theo nhiều sự đổi mới trong các mặt sản xuất hàng hóa. Việc trao đổi mua bán hàng hóa giữa NTD và các doanh nghiệp ngày càng phát triển. Các nhà sản xuất là người trực tiếp tạo ra hàng hóa, chính họ mới là
người hiểu rỏ về hàng hóa của mình, vì thế khi tham gia giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với doanh nghiệp. NTDđóng vai trò là bên “ yếu thế”. Xuất phát từ
vấn đề trên mà Đảng và nhà nước ta cần phải quan tâm nhiều hơn đến vấn đề bảo
vệ quyền lợi NTD, luôn bảo vệ họ khi quyền lợi của họ bị xâm phạm.
Tóm lại, ta có thể thấy rằng xuất phát từ thực tiển của việc phát triển kinh tế
thị trường, việc doanh nghiệp chạy theo lợi nhuận mà có hành vi gây thiệt hại cho
NTD, bên cạnh đó NTD Việt Nam chưa nhận thức được vai trò và quyền lợi của
mình đồng thời trình độ hiểu biết về hàng hóa của họ còn hạn chế. Khi tham gia trao đổi mua bán hàng hóa với doanh nghiệp họ luôn là bên có nguy cơ bị gây thiệt
hại đến vật chất và tinh thần. Từ đó ta thấy rằng bảo vệ quyền lợi NTD là vấn đề
không chỉ mang tính quốc gia mà nó còn là mối quan tâm của thế giới. Để nền
kinh tế phát triển bền vững thì Nhà nước ta phải ngày càng chú trọng công tác bảo