Giải pháp từ chính bản thân người tiêu dùng

Một phần của tài liệu bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hợp đồng mua bán hàng hoá (Trang 78 - 81)

5. Bố cục đề tài

3.3.2.1 Giải pháp từ chính bản thân người tiêu dùng

Hiện nay pháp luật về tiêu dùng quy định rỏ vấn đề quyền của NTD cũng như nhà nước chú trọng công tác phổ biến tuyên truyền quyền lợi của NTD để

NTD có thể nắm rỏ, tuy nhiên thực tế hiện nay NTD vẫn chưa thực sự quan tâm đến quyền lợi của mình. Khi trao đổi mua bán hàng hóa với tổ chức, cá nhân kinh

doanh NTD cần phải chủ động hơn trong sự hiểu biết của mình về hàng hóa cũng như họ có những quyền lợi gì trong hợp đồng mua bán đó, có như thế thì mới có

thể bảo vệ được quyền lợi cho họ. Khi NTD không thật sự quan tâm đến quyền lợi

của mình thì nhà nước và xã hội khó có thể bảo vệ họ, thực tiển cho thấy chỉ

những NTD mới thực sự là những chủ thể có khả năng trực tiếp bảo vệ quyền lợi

cho mình.

Ngày 30-7, tại Hà Nội, Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công thương phối hợp

với Công ty Điện tử LG Việt Nam tổ chức Hội thảo Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực điện máy. Ông Cao Xuân Quảng, Trưởng phòng Bảo vệ người

được hầu hết việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Cùng với đó, sau khi luật ra đời thì có một loạt văn bản hướng dẫn và tạo điều kiện thực hiện luận cũng được

ban hành theo. Xét về văn bản kể cả quốc gia và quốc tế thì Việt Nam đã được đánh giá là ban hành đầy đủ, pháp điển hóa được các quyền và nghĩa vụ của người

tiêu dùng.

Tuy nhiên, mặc dù luật đã ban hành từ lâu, được tuyên truyền mạnh nhưng

hiện vẫn còn rất nhiều người tiêu dùng không quan tâm và hiểu biết về những quy định này. Người tiêu dùng cũng ít quan tâm đến quyền của mình và hàng hóa mình mua. Ông Nguyễn Phương Nam dẫn chứng việc Piaggio Việt Nam triệu hồi hơn

10.000 xe Vespa Primavera bị lỗi ống dẫn dầu phanh sẽ được Piaggio Việt Nam

kiểm tra và khắc phục miễn phí. Nhưng đến nay hơn 6 tháng chỉ thu hồi được hơn 1.000 sản phẩm mặc dù đã thông báo, đưa lên phương tiện thông tin đại chúng, website. Điều này cho thấy, người tiêu dùng cũng không quan tâm đến hàng hóa mình mua sau khi mua về.59

Trước tình hình thực tế đang diển ra, thì NTD phải thực sự quan tâm hơn

nửa vấn đề quyền lợi của mình khi mua bán hàng hóa với tổ chức, cá nhân kinh

doanh, NTD phải chủ động tìm hiểu về thông tin hàng hóa, vấn đề bảo hành, chất lượng hàng hóa cũng như khi có vi phạm xảy ra thì NTD phải mạnh dạng lên tiếng không được im lặng và cam chịu, NTD cần nhận thức rỏ việc khiếu nại đến cơ quan nhà nước không những giúp bảo vệ mình mà còn bảo vệ lợi ích chung cho

cộng đồng. NTD phải chủ động hơn khi phát hiện tổ chức, cá nhân kinh doanh vi

phạm về chất lượng hàng hóa.

Một vấn đề tiếp theo là NTD cần hiểu luật để tự bảo vệ quyền lợi cho mình. Có nghĩa là NTD phải tự mình tìm hiểu về quy định pháp luật bảo vệ mình, hưởng ứng khi nhà nước tuyên truyền, phổ biến pháp luật. Khi NTD hiểu rỏ quyền lợi

của mình thì khi trao đổi mua bán hàng hóa với doanh nghiệp họ sẽ không phải

chịu nhiều thiệt thòi, không những hiểu về quyền lợi của mình mà NTD còn phải

mạnh dạng hơn trong việc yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ quyền

lợi cho mình.

Tóm lại, ta có thể thấy rằng bản thân NTD phải thực sự quan tâm hơn đến

quyền và lợi ích của mình ngay cả trước, trong và sau khi xảy ra vi phạm trong

59

Quân đội nhân dân Việt Nam, người tiêu dùng vẫn chưa thực sự quan tâm đến quyền và nghĩa vụ của mình, http://qdnd.vn/qdndsite/vi-vn/61/43/trong-nuoc/nguoi-tieu-dung- van-chua-thuc-su-quan-tam-den-quyen-nghia-vu-cua-minh/314175.html.

hoạt động mua bán hàng hóa với tổ chức, cá nhân kinh doanh. Để bảo vệ quyền lợi

cho mình thì mỗi NTD phải tự chủ động hơn, cùng nhau tham gia đấu tranh với

các hành vi vi phạm của doanh nghiệp, đặt lợi ích của mình trong mối quan hệ

chung của cộng đồng, có như thế thì lợi ích của NTD mới thực sự được đảm bảo.

3.3.2.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước

Hiện nay để quyền lợi NTD được bảo vệ thì cơ quan quản lý nhà nước về bảo

vệ NTD đóng vai trò rất quan trọng, thực tiển công tác bảo vệ NTD cho thấy, cơ

quan quản lý nhà nước cũng đã có nhiều hoạt động thiết thực để bảo vệ quyền lợi

NTD, qua tổng kết công tác bảo vệ quyền lợi NTD năm 2013 của cục quản lý cạnh

tranh cho thấy, cơ quan quản lý nhà nước đã thực hiện các biện pháp nhằm bảo vệ NTD như: hoàn thiện hệ thống pháp luật bằng việc ban hành luật, nghị định, thông tư, chỉ thị về bảo vệ NTD, các hoạt động tuyên truyền phổ biến pháp luật, thanh tra, giám sát, kiểm soát hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung.

Mặc dù công tác bảo vệ quyền lợi NTD đã đạt được một số thành tựu nhất định, tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số hạn chế chưa làm được:

 Chưa triển khai được chương trình tập huấn trọng điểm công tác bảo vệ

NTD cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

 Công tác tổ chức và xây dựng bộ máy, lực lượng của Phòng Bảo vệ NTD

và Phòng Kiểm soát hợp đồng theo mẫu chưa được quan tâm đúng mức.

 Công tác giải quyết khiếu nại của Hội NTD và của các địa phương còn nhiều bất cập, người tiêu dùng chưa biết và chưa đặt niềm tin vào các cơ

quan ở địa phương.

 Số lượng Hội NTD mang tính chất đặc thù chưa gia tăng.

 Hoạt động bảo vệ NTD chưa thực sự phong phú và hiệu quả, vẫn còn nặng tính hình thức.

 Một số vấn đề đã được luật hóa nhưng chưa có hướng dẫn triển khai cụ

thể.60

60

Trước tình hình thực tế từ công tác quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi

NTD chúng ta cần có một số giải pháp sau đây nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước:

- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ NTD. Cơ quan quản lý nhà

nước tiếp tục rà soát các quy định pháp luật về bảo vệ quyền lợi để ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực

hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, chính sách, pháp luật

về bảo vệ quyền lợi NTD.

- Xây dựng các chương trình, chuyên đề, dự án hoạt động bảo vệ NTD

mang tính thiết thực, triển khai một cách đồng bộ hướng tới xã hội hóa công tác

bảo vệ NTD.

- Nâng cao năng lực, trình độ cho đội ngũ cán bộ thực thi pháp luật về bảo

vệ quyền lợi người tiêu dùng (Cục QLCT, Sở CT địa phương, Hội TC và BVQLNTD).

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, đào tạo, nâng cao

nhận thức cho xã hội, doanh nghiệp và người tiêu dùng.

- Đẩy mạnh công tác tư vấn hướng dẫn cho người tiêu dùng.

- Xây dựng và hoàn thiện cơ chế phối hợp, thúc đẩy sự tham gia của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan, các tổ chức, cá nhân khác trong xã hội

vào công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

- Hỗ trợ Hội Bảo vệ NTD trên toàn quốc thực hiện phản biện xã hội, xây

dựng các đề án nghiên cứu và đa dạng hóa các hoạt động bảo vệ NTD.

- Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động hợp tác quốc tế, tăng cường

các hoạt động hợp tác với các tổ chức quốc tế và các cơ quan bảo vệ người tiêu

dùng các nước trong khu vực và trên thế giới.

Một phần của tài liệu bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hợp đồng mua bán hàng hoá (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)