5. Bố cục đề tài
1.5.2 Tác động tiêu cực
Bên cạnh những tác động tích cực thì hợp đồng mua bán hàng hóa cũng
mang lại một số tác động tiêu cực cho NTD. Xuất phát từ mục đích kinh doanh để
tìm kiếm lợi nhuận của doanh nghiệp và khả năng giao kết hợp đồng của NTD còn hạn chế nên khi tham gia giao kết hợp đồng NTD sẽ không tránh khỏi những thiệt
hại.
Khi tham gia giao kết hợp đồng với doanh nghiệp, NTD luôn muốn hàng hóa mình mua được có chất lượng đúng theo trong hợp đồng thế nhưng không
phải doanh nghiệp nào cũng ý thức được vấn đề này. Một số doanh nghiệp đã lợi
dụng sự kém hiểu biết của NTD để cung cấp hàng hóa không đúng với nội dung
của hợp đồng làm cho NTD phải chịu nhiều thiệt hại về tính mạng, sức khỏe.
Thông qua hợp đồng doanh nghiệp đã mang đến cho NTD nhiều tổn thất, lợi dụng
lòng tin và sự kém hiểu biết doanh nghiệp đã ràng buộc NTD vào một hợp đồng
mà ở đó họ luôn có nguy cơ bị xâm phạm quyền lợi.
Hợp đồng mua bán hàng hóa tạo sự thúc đẩy cho sự phát triển của doanh
nghiệp thế nhưng nó cũng tạo ra một môi trường cạnh tranh không lành mạnh giữa
các doanh nghiệp. Vì doanh nghiệp luôn tìm cách để làm cho hàng hóa của mình
được NTD chú ý đến, trong một thị trường thì có rất nhiều doanh nghiệp cùng sản
xuất một loại hàng hóa, vì thế việc lựa chọn hàng hóa của NTD sẽ tác động đến
hành vi kinh doanh của doanh nghiệp. Một số doanh nghiệp vì chạy theo lợi nhuận đã có những hành vi kinh doanh trái pháp luật, làm thiệt hại đến NTD, tạo ra mặt
trái của thị trường. Trong môi trường cạnh tranh như thế thì hợp đồng mua bán
hàng hóa trở thành mối đe dọa đến quyền và lợi ích hợp pháp của NTD.
Bên cạnh đó sự hiểu biết của NTD về hợp đồng mua bán hàng hóa còn hạn
chế, vì thế khi tham gia giao kết với doanh nghiệp đôi lúc còn phụ thuộc quá nhiều
vào sự sắp xếp, ràng buộc của doanh nghiệp. Đây cũng là mặt tiêu cực mà NTD phải gánh chịu khi tham gia giao kết hợp đồng với doanh nghiệp.