Trách nhiệm của bên thứ ba trong việc cung cấp thông tin về hàng hóa,

Một phần của tài liệu bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hợp đồng mua bán hàng hoá (Trang 39 - 42)

5. Bố cục đề tài

2.1.2.Trách nhiệm của bên thứ ba trong việc cung cấp thông tin về hàng hóa,

hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng

Việc cung cấp thông tin về hàng hóa cho NTD không chỉ do tổ chức, cá nhân

kinh doanh cung cấp mà tổ chức, cá nhân kinh doanh có thể thông qua bên thứ ba để cung cấp thông tin đến NTD. Chính vấn đề này làm xuất hiện chủ thể thứ ba

trong quan hệ này. Việc cung cấp thông tin có thể thông qua nhiều hình thức như:

21

Khoản 6 Điều 3 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010.

22

triển lãm, quảng cáo trên các phương tiện truyền thông…Thực tiễn cho thấy với sự

xuất hiện của bên thứ ba thì NTD đứng trước hai vấn đề lớn là:

 Việc cung cấp thông tin về hàng hóa của tổ chức, cá nhân kinh doanh cho bên thứ ba có đảm bảo tính chính xác hay không?. Và nếu thông tin

không chính xác thì trách nhiệm thuộc về ai?.

 Vấn đề thứ hai là bên thứ ba khi nhận được thông tin về hàng hóa từ

NTD, họ có cung cấp đầy đủ và chính xác hay không?. Thực tiển công

tác bảo vệ NTD cho thấy, không phải lúc nào các phương tiện thông tin đại chúng, các nhà tổ chức sự kiện cũng cung cấp cho NTD những thông tin đầy đủ và chính xác. Để thu hút sự chú ý, tạo nên sự hấp dẫn

cho NTD, các thông tin quảng cáo cung cấp cho NTD đôi lúc không rỏ

ràng, mập mờ và không đầy đủ. Thậm chí có những thông tin sai thực tế

làm cho NTD nhầm lẫn, dẫn đến thiệt hại cho NTD. Bên cạnh đó còn có

trường hợp các phương tiện thông tin đại chúng, các nhà tổ chức sự kiện đùng đẩy trách nhiệm cho tổ chức, cá nhân kinh doanh.

Trước tình hình NTD đang gặp nguy cơ bị xâm phạm quyền lợi, Luật bảo vệ

quyền lợi NTD 2010 đã đưa ra các quy định về trách nhiệm của bên thứ ba trong

việc cung cấp thông tin về hàng hóa, dịch vụ cho NTD. Trường hợp tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cung cấp thông tin cho người tiêu dùng thông qua bên thứ ba thì bên thứ ba có trách nhiệm:23

Bảo đảm cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ về hàng hóa, dịch vụ được cung

cấp. Bên thứ ba không được cung cấp thông tin gian dối, sai sự thật, thiếu chính

xác về hàng hóa, phải cung cấp đầy đủ và chính xác các thông tin mà tổ chức, cá

nhân kinh doanh cung cấp, nếu cung cấp không chính xác các thông tin thì phải

chịu trách nhiệm đối với các thiệt hại mình gây ra đối với NTD và tổ chức, cá nhân kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Yêu cầu tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cung cấp chứng cứ

chứng minh tính chính xác, đầy đủ của thông tin về hàng hóa, dịch vụ. Việc tổ

chức, cá nhân kinh doanh cung cấp thông tin đôi lúc sẽ không đúng sự thật. Lúc

nào tổ chức, cá nhân kinh doanh cũng muốn hàng hóa của mình có chất lượng tốt, và thu hút được khách hàng. Vì thế khi cung cấp thông tin cho bên thứ ba, khó (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tránh khỏi việc tổ chức, cá nhân kinh doanh cung cấp những thông tin không chính xác về hàng hóa của mình, để bảo đảm cho tính chính xác của thông tin thì bên thứ

ba phải yêu cầu tổ chức, cá nhân kinh doanh cung cấp chứng cứ về thông tin hàng

hóa, như vậy NTD sẽ được tiếp cận với thông tin về hàng hóa một cách chính xác và đầy đủ.

Chịu trách nhiệm liên đới về việc cung cấp thông tin không chính xác hoặc không đầy đủ, trừ trường hợp chứng minh đã thực hiện tất cả biện pháp theo quy định của pháp luật để kiểm tra tính chính xác, đầy đủ của thông tin về hàng hóa, dịch vụ. Việc thực hiện trách nhiệm liên đới được quy định tại điều 298 BLDS

2005.

Tuân thủ các quy định của pháp luật về báo chí, pháp luật về quảng cáo. Hiện

nay pháp luật về báo chí được điều chỉnh bởi luật sửa đổi, bổ sung một số điều của

luật báo chí số: 12/1999/QH10 ngày 12/06/1999 và Nghị định số 51/2002/NĐ-CP

ngày 26/04/2002 quy định chi tiết thi hành luật báo chí, luật sửa đổi bổ sung một

số điều của luật báo chí. Pháp luật về quảng cáo được điều chỉnh bởi Luật quảng

cáo số: 16/2012/QH13 và Nghị định Số: 181/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết thi

hành một số điều của Luật quảng cáo.

Trường hợp tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cung cấp thông tin cho người tiêu dùng thông qua phương tiện truyền thông thì chủ phương tiện

truyền thông, nhà cung cấp dịch vụ truyền thông có trách nhiệm:Thực hiện trách

nhiệm theo các quy định đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ

cung cấp thông tin cho NTD thông qua bên thứ ba. Bên cạnh đó còn thực hiện các

trách nhiệm sau:24

Xây dựng, phát triển giải pháp kỹ thuật ngăn chặn việc phương tiện, dịch

vụ do mình quản lý bị sử dụng vào mục đích quấy rối người tiêu dùng.

Từ chối cho tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ sử dụng phương

tiện, dịch vụ do mình quản lý nếu việc sử dụng có khả năng dẫn đến quấy rối người tiêu dùng.

Ngừng cho tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ sử dụng phương

tiện, dịch vụ do mình quản lý để thực hiện hành vi quấy rối người tiêu dùng theo yêu cầu của người tiêu dùng hoặc yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

24

Một phần của tài liệu bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hợp đồng mua bán hàng hoá (Trang 39 - 42)