Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khi quyền lợi bị xâm hại trong hoạt động

Một phần của tài liệu bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hợp đồng mua bán hàng hoá (Trang 56)

5. Bố cục đề tài

2.5Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khi quyền lợi bị xâm hại trong hoạt động

Như chúng ta đã biết trong quan hệ trao đổi mua bán hàng hóa giữa NTD và tổ

chức, cá nhân thì NTD là chủ thể đóng vai trò là bên “yếu thế”, do sự khác biệt về

mục đích tham gia mua bán hàng hóa, NTD mua hàng hóa nhằm sử dụng, trong khi đó tổ chức, cá nhân kinh doanh vì mục đích thương mại, một bên chủ thể hiểu

rỏ về hàng hóa và bên còn lại thì thiếu sự hiểu biết về hàng hóa, bên cạnh đó trong

bối cảnh hội nhập của nền kinh tế thì thị trường hàng hóa ngày càng có sự cạnh

tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp, cũng như vì lợi nhuận mà các doanh nghiệp quên đi quyền lợi của NTD. Từ bản chất của mối quan hệ mua bán hàng hóa và sức cạnh tranh trên thị trường nên khi NTD tham gia giao kết hợp đồng với tổ

chức, cá nhân kinh doanh không thể tránh khỏi quyền lợi của mình bị xâm hại, trước tình hình thực tế trên thì Luật bảo vệ quyền lợi NTD đưa ra các quy định về

giải quyết yêu cầu của NTD nhằm đảm bảo rằng khi có vi phạm xảy ra thì cơ quan

có thẩm quyền sẽ can thiệp góp phần bảo vệ họ khi họ đã bị tổ chức, cá nhân kinh

doanh xâm hại quyền lợi, bên cạnh đó Pháp luật tiêu dùng còn quy định về các

hình thức tranh chấp giữa NTD và tổ chức, cá nhân kinh doanh nhằm bảo vệ NTD

và tạo sự công bằng trong mối quan hệ giữa các bên. Việc tìm hiểu các quy định

của pháp luật về vấn đề giải quyết yêu cầu cũngnhư các hình thức giải quyết tranh

chấp sẽ giúp NTD dành lại quyền lợi cho mình, đồng thời giúp các bên giải quyết

tranh chấp tạo sự cân bằng về lợi ích giữa các bên cũng như có những chế tài hợp lý đối với các hành vi vi phạm.

Một phần của tài liệu bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hợp đồng mua bán hàng hoá (Trang 56)