Thực trạng vấn đề cung cấp thông tin hàng hóa cho người tiêu dùng

Một phần của tài liệu bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hợp đồng mua bán hàng hoá (Trang 68 - 69)

5. Bố cục đề tài

3.1.1 Thực trạng vấn đề cung cấp thông tin hàng hóa cho người tiêu dùng

Tại điều 12 và điều 13 của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 quy định cụ thể về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ,

trách nhiệm của bên thứ ba trong vấn đề cung cấp thông tin về hàng hóa cho NTD,51 việc Luật quy định cụ thể vấn đề này giúp NTD có thể nắm bắt thông tin

về hàng hóa, giúp họ có thể lựa chọn và mua hàng hóa phù hợp với nhu cầu và mục đích của mình. Thế nhưng trên thực tế vấn đề cung cấp thông tin về hàng hóa của tổ chức, cá nhân kinh doanh còn rất nhiều bất cập chủ yếu xoay quanh vấn đề

tổ chức, cá nhân kinh doanh không làm tròn trách nhiệm của mình gây ra nhiều

thiệt hại cho NTD.

Việc cung cấp thông tin về hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung

hiện nay còn nhiều bất cặp, tổ chức cá nhân kinh doanh thường lợi dụng sự kém

hiểu biết của NTD để đưa ra các thông tin theo hướng có lợi cho mình và thường

NTD lại là bên chịu nhiều thiệt thòi. Vấn đề nhãn hàng hóa hiện nay NTD cũng đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc lựa chọn hàng hóa, tổ chức, cá nhân kinh doanh khi đưa ra thông tin về nhãn hàng hóa thì NTD rất hài lòng nhưng khi mua

hàng hóa về thì chất lượng không như nhãn hàng hóa đã ghi hoặc nhãn hàng hóa là giả mạo.

Việc cung cấp thông tin trong nhiều trường hợp không chỉ được thực hiện

bởi một hình thức nhất định và do tổ chức, cá nhân kinh doanh tiến hành, mà còn có thể được cung cấp bằng nhiều hình thức như thông qua triển lãm, quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, các nhà tổ chức sự kiện và có nhiều chủ

thể tham gia các hoạt động này. Thực tiển công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cho thấy, không phải lúc nào các phương tiện thông tin đại chúng, các nhà tổ

chức sự kiện cũng cung cấp cho NTD những thông tin đầy đủ và chính xác. Để thu

hút sự chú ý và tạo nên sự hấp dẫn cho NTD, các thông tin quảng cáo trong nhiều trường hợp là không rỏ ràng, mập mờ và không đầy đủ. Thậm chí, trong nhiều trường hợp quảng cáo còn cố tình đưa ra những thông tin không chính xác, gây

nhầm lẫn nhằm thu hút sự quan tâm của NTD.Ví dụ: quảng cáo về điều hòa nhiệt độ diệt 99,9% virus, trong thực tế thì loại điều hòa này chỉ có thể tiêu diệt một vài loại virus nhất định và trong một số điều kiện nhất định hay quảng cáo về tủ lạnh

tiết kiệm điện chỉ đúng trong điều kiện phòng thí nghiệm và theo một số cách thức

vận hành nhất định, hay quảng cáo về bột giặt chỉ cần nhúng quần áo vào là đồ sáng như mới,….

Trong những trường hợp trên, thông thường các phương tiện thông tin đại

chúng, các nhà tổ chức sự kiện luôn từ chối trách nhiệm của mình đối với nội dung

thông tin mà họ đã cung cấp, đùng đẩy trách nhiệm cho các tổ chức, cá nhân kinh

doanh hàng hóa, dịch vụ. Điều này dẫn đến sự tùy tiện trong việc đăng tải những

thông tin về hàng hóa đối với NTD mà không có bất kỳ sự kiểm chứng hay phải

chịu bất kì trách nhiệm nào.

Một phần của tài liệu bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hợp đồng mua bán hàng hoá (Trang 68 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)