Vấn đề phương thức giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ

Một phần của tài liệu bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hợp đồng mua bán hàng hoá (Trang 75 - 77)

5. Bố cục đề tài

3.1.4.2 Vấn đề phương thức giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ

Luật bảo vệ quyền lợi NTD đưa ra các quy định về phương thức giải quyết

tranh chấp giữa NTD và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa bao gồm hình thức thương lượng, hòa giải, trọng tài, tòa án, ở mỗi hình thức giải quyết tranh chấp sẽ

có những ưu điểm và khuyết điểm của nó, khi NTD và tổ chức, cá nhân kinh

doanh áp dụng các hình thức giải quyết tranh chấp thì nhất định sẽ gặp những

thuận lợi và khó khăn nhất định. Trên thực tế khi áp dụng các hình thức giải quyết

tranh chấp các bên cũng nên cân nhắc kỉ trước khi lựa chọn để việc giải quyết

tranh chấp được thực hiện hiệu quả, giúp các bên có thể giải quyết được vấn đề

tranh chấp.

Việc giải quyết tranh chấp bằng hình thức thương lượng trên thực tế đây là hình thức phổ biến nhất và được NTD và tổ chức, cá nhân kinh doanh thường

xuyên áp dụng, do tính đơn giản và dễ thực hiện, không tốn nhiều công sức và thời

58

Đinh Thị Mỹ Loan, 75% khiếu nại của người tiêu dùng được giải quyết, http://www.baomoi.com/75- khieu-nai-cua-nguoi-tieu-dung-duoc-giai-quyet/45/14848419.epi [Ngày truy cập 12/10/2014].

gian của các bên. Tuy nhiên, hiện nay vấn đề giải quyết tranh chấp bằng thương lượng gặp khó khăn ở chỗ là kết quả thương lượng không được đảm bảo thực hiện

bằng biện pháp cưỡng chế hay mang tính chung thẩm, mà kết quả thương lượng được đảm bảo thực hiện bằng thiện chí của hai bên tranh chấp, vì thế sau khi có

kết quả thương lượng nếu một trong hai bên không có thiện chí thực hiện thì xem

như kết quả thương lượng không được đảm bảo thi hành.

Tranh chấp được giải quyết bằng con đường hòa giải có sự tham gia của

bên thứ ba, đây cũng là hình thức giải quyết tranh chấp rất tiện lợi cho cả hai bên về thủ tục giải quyết, cũng như sự chủ động về mặt lựa chọn bên thứ ba để hòa giải, mặc dù vậy trên thực tế khi giải quyết tranh chấp bằng hình thức này thì các bên tranh chấp phải có sự nhất trí trong việc lựa chọn bên thứ ba, bên thứ ba chỉ hướng các bên trong việc giải quyết, quyết định của bên thứ ba không có tính ràng buộc các bên phải thực hiện. Cuối cùng khi có kết quả hòa giải thì các bên có thiện

chí thực hiện thì kết quả mới được thi hành. Hiện tại cũng chưa có quy định cụ thể

về vấn đề bắt buộc các bên phải thực hiện kết quả hòa giải, đây là vấn đề khó khăn

khi thực thi kết quả hòa giải.

Hiện nay việc giải quyết tranh chấp bằng phương thức trọng tài được các tổ

chức, cá nhân kinh doanh áp dụng rộng rải, bỡi lẽ phương thức giải quyết tranh

chấp này có tính linh hoạt, tạo quyền chủ động cho các bên, tính nhanh chóng, tiết

kiệm được thời gian, có thể rút ngắn thủ tục tố tụng trọng tài và đảm bảo bí mật. Ngoài ra phán quyết trọng tài là phán quyết chung thẩm được thi hành theo quy

định của pháp luật, được đảm bảo thi hành theo quy định pháp luật thi hành án dân sự. Tuy nhiên, khi áp dụng phương thức này vẫn còn gặp một số khó khăn nhất định, giải quyết bằng phương thức trọng tài đòi hỏi chi phí tương đối cao, vụ việc

giải quyết càng kéo dài thì phí trọng tài càng cao. NTD cũng gặp nhiều khó khăn

khi giải quyết bằng phương thức này, bởi họ mua hàng hóa nhằm mục đích sử

dụng, họ cũng không muốn dính vào các vụ tranh chấp phức tạp với tổ chức, cá

nhân kinh doanh vừa tốn công sức, tiền bạc mà thiệt hại về hàng hóa thì không lớn, đây cũng là nguyên nhân để tổ chức, cá nhân kinh doanh vi phạm mà NTD không lên tiếng.

Phương thức giải quyết tranh chấp bằng con đường tòa án là phương thức

hữu hiệu nhất để bảo vệ quyền lợi NTD, bỡi lẽ bản án của tòa án được bảo đảm thi

hành bằng biện pháp cưỡng chế của nhà nước. Mặc dù vậy giải quyết bằng phương thức này thì trình tự thủ cũng phức tạp, theo khuôn khổ quy định pháp

không được đảm bảo bởi nhà nước xét sử theo nguyên tắc công khai. Nên trên thực tế thường các bên tranh chấp đã thực hiện các phương thức giải quyết tranh

chấp khác thì các bên mới nhờ đến sự can thiệp của tòa án.

Tóm lại, pháp luật quy định các hình thức giải quyết tranh chấp nhằm giúp

NTD và tổ chức, cá nhân kinh doanh có thể giải quyết tranh chấp một cách hợp lí

và hiệu quả, trên thực tế mỗi phương thức giải quyết có những ưu điểm và hạn chế

nhất định, khi các bên áp dụng các hình thức giải quyết tranh chấp này cần có sự

lựa chọn cho phù hợp với từng nội dung tranh chấp góp phần hạn chế mất thời

gian, công sức của các bên mà lợi ích cho bên bị thiệt hại không dành lại được.

3.2 Một số hạn chế của pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hợp đồng mua bán hàng hoá

Một phần của tài liệu bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hợp đồng mua bán hàng hoá (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)