Theo pháp luật Việt Nam hiện hành

Một phần của tài liệu bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hợp đồng mua bán hàng hoá (Trang 27 - 28)

5. Bố cục đề tài

1.4.2Theo pháp luật Việt Nam hiện hành

Xuất phát từ tình hình phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam, vấn đề bảo vệ

quyền lợi NTD đang được Đảng và Nhà nước ta quan tâm. Quốc hội đã ban hành luật bảo vệ quyền lợi NTD, trong đó có nêu lên các quyền cơ bản của NTD. Nhằm mang đến cho người tiêu dùng một hành lang pháp lý để họ có thể tự bảo vệ mình cũng như đảm bảo sự công bằng trong quan hệ trao đổi mua bán giữa tổ chức, cá

nhân kinh doanh. Luật bảo vệ quyền lợi NTD Việt Nam đã tiếp thu tinh thần các

quyền của NTD trên thế giới. Cụ thể tại Điều 8 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu

dùng quy định người tiêu dùng Việt Nam có tám quyền sau 13:

 Được bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp

khác khi tham gia giao dịch, sử dụng hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân

kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cung cấp.

 Được cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ về tổ chức, cá nhân kinh doanh

hàng hóa, dịch vụ; nội dung giao dịch hàng hóa, dịch vụ; nguồn gốc, xuất

xứ hàng hóa; được cung cấp hóa đơn, chứng từ, tài liệu liên quan đến giao

13

dịch và thông tin cần thiết khác về hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng đã mua, sử dụng.

 Lựa chọn hàng hóa, dịch vụ, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ

theo nhu cầu, điều kiện thực tế của mình; quyết định tham gia hoặc không

tham gia giao dịch và các nội dung thỏa thuận khi tham gia giao dịch với tổ

chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

 Góp ý kiến với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ về giá cả,

chất lượng hàng hóa, dịch vụ, phong cách phục vụ, phương thức giao dịch

và nội dung khác liên quan đến giao dịch giữa người tiêu dùng và tổ chức,

cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

 Tham gia xây dựng và thực thi chính sách, pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

 Yêu cầu bồi thường thiệt hại khi hàng hóa, dịch vụ không đúng tiêu chuẩn,

quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng, số lượng, tính năng, công dụng, giá cả hoặc

nội dung khác mà tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đã công bố, niêm yết, quảng cáo hoặc cam kết.

 Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hoặc đề nghị tổ chức xã hội khởi kiện để bảo

vệ quyền lợi của mình theo quy định của pháp luật.

 Được tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn kiến thức về tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ. Như vậy, ở Luật Bảo vệ quyền lợi NTD năm 2010 thì quyền của NTD được qui định cụ thể hơn, rỏ ràng hơn so với Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi NTD năm 1999, điều này giúp cho NTD nhận thức rỏ hơn về quyền của mình, đồng thời cũng là công cụ để bảo vệ NTD trước những hành vi vi phạm của các nhà sản xuất, kinh

doanh. Nhìn chung việc qui định cụ thể những quyền của NTD đã tạo phần nào sự an tâm và tin tưởng của NTD trong thời kì hội nhập kinh tế như hiện nay. Các quyền này sẽ là nền tảng để NTD có thể tham gia giao kết hợp đồng với tổ chức, cá nhân kinh doanh đồng thời khuyến khích NTD tham gia vào hoạt động bảo vệ

quyền lợi của mình, góp phần cho sự phát triển bền vững nền kinh tế thị trường. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hợp đồng mua bán hàng hoá (Trang 27 - 28)