Những nguyên tắc cơ bản trong bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo pháp

Một phần của tài liệu bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hợp đồng mua bán hàng hoá (Trang 34 - 37)

5. Bố cục đề tài

1.7Những nguyên tắc cơ bản trong bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo pháp

pháp luật Việt Nam

Nguyên tắc là những quy định mang tính chất chỉ đạo, để thông qua đó triển

khai thành những quy định cụ thể nhằm hướng tới một mục tiêu nào đó nhưng vẫn đảm bảo được tính pháp lý của Nhà Nước, tính thực tế của xã hội. Trong lĩnh vực

lập pháp để xây dựng Pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD nói chung và nguyên tắc

bảo vệ NTD nói riêng, Việt Nam luôn tiếp thu những điểm tiến bộ của pháp luật

thế giới, cụ thể là bản hướng dẫn của Liên Hợp Quốc về bảo vệ quyền lợi NTD. Theo đó, Chính Phủ Việt Nam giành ưu tiên cho việc bảo vệ NTD phù hợp với

hoàn cảnh kinh tế- xã hội và môi trường của mình, với nhu cầu của người dân và

quan tâm đến hệ quả và lợi ích của các nguyên tắc đưa ra. Dựa trên tinh thần vừa

tiếp thu nguyên tắc pháp luật tiêu dùng thế giới vừa áp dụng nguyên tắc chung của

Pháp luật Việt Nam, Luật bảo vệ NTD Việt Nam đã đưa các nguyên tắc bảo vệ

NTD nhằm bảo vệ họ và tạo sự phát triển bền vững của xã hội.

Theo quy định của BLDS 2005 đã nêu lên các nguyên tắc cơ bản điều chỉnh

các mối quan hệ dân sự. Đó là các nguyên tắc như: tự do, tự nguyện cam kết, thỏa

thuận, nguyên tắc bình đẵng, thiện chí, trung thực, nguyên tắc tôn trọng lợi ích Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác….đây được

xem là nền tảng để xây dựng các nguyên tắc trong pháp luật bảo vệ NTD. Bởi lẽ

hợp đồng mua bán hàng hóa giữa NTD và tổ chức, cá nhân kinh doanh mang bản

chất hợp đồng mua bán tài sản, cũng chịu sự điều chỉnh của pháp luật dân sự.15

Trong luật thương mại 2005 cũng có đưa ra nguyên tắc bảo vệ lợi ích chính đáng của NTD: thương nhân thực hiện hoạt động thương mại có nghĩa vụ thông tin đầy đủ, trung thực cho NTD về hàng hóa và dịch vụ mà mình kinh doanh và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin đó.16 Đây cũng là nguyên tắc bảo vệ NTD nhưng được ghi nhận tại luật thương mại song nó vẫn điều

chỉnh đối với chủ thể tham gia quan hệ bảo vệ NTD.

Đến khi luật bảo vệ quyền lợi NTD 2010 ra đời, đã ghi nhận 4 nguyên tắc

bảo vệ quyền lợi NTD đây là những tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt trong quá trình thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD. Nội dung của 4 nguyên tắc như sau:17

Bảo vệ quyền lợi NTD là trách nhiệm chung của Nhà nước và toàn xã hội. Như chúng ta đã biết bảo vệ NTD giúp cho xã hội phát triển bền vững. Để quyền

15

Xem từ Điều 4 đến Điều 10 Bộ Luật Dân Sự năm 2005.

16

lợi NTD được bảo vệ thì không phải chỉ một cá nhân, tổ chức mới có trách nhiệm

mà nó là trách nhiệm của Nhà nước và toàn xã hội. Bởi lẽ khi xây dựng pháp luật

bảo vệ quyền lợi NTD nhà nước ta muốn bảo vệ quyền lợi cho họ. Thế nhưng nếu Nhà nước không quan tâm đến vấn đề thực thi pháp luật cũng như trách nhiệm

trong việc xử lý khi có vi phạm xảy ra thì quyền của NTD sẽ không được đảm

bảo. Bên cạnh đó nếu chỉ có cá nhân NTD mới quan tâm tới vấn đề bảo vệ mình thì sẽ không thể kiểm soát được các hành vi xâm phạm quyền lợi của họ. Toàn xã hội phải cùng nhau nêu cao tinh thần trách nhiệm bảo vệ NTD có như thế thì công tác bảo vệ NTD mới thực sự có hiệu quả. Tóm lại, Nhà nước và toàn xã hội phải (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

cùng tham gia bảo vệ quyền lợi NTD, cùng đóng góp vào sự phát triển chung của

xã hội.

Quyền lợi của NTD được tôn trọng và bảo vệ theo quy định của pháp luật.

Khi pháp luật bảo vệ NTD ra đời mục đích là để bảo vệ NTD cũng như tạo sự

công bằng trong xã hội. Các quyền lợi của NTD được ghi nhận trong quy định

pháp luật. Thế nhưng nếu như các quyền lợi này không được tôn trọng và nếu có

hành vi xâm phạm đến quyền lợi này thì sẽ bị xử lý theo pháp luật. Bên cạnh đó khi đưa ra các quy định về bảo vệ NTD Nhà nước và toàn xã hội phải cùng nhau bảo vệ các quyền lợi này. Nhìn chung, quyền lợi NTD luôn phải được tôn trọng và bảo vệ có như thế thì pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD mới thực sự trở thành công cụ pháp lý để bảo vệ NTD.

Bảo vệ quyền lợi NTD phải được thực hiện kịp thời, công bằng, minh bạch, đúng pháp luật. Tính kịp thời có nghĩa là khi quyền lợi NTD bị xâm phạm thì phải được xử lý đúng thời điểm, phù hợp với tình hình thực tế, không được trì trệ, kéo

dài gây thiệt hại cho NTD. Tính công bằng được thể hiện rằng, các chủ thể khi

tham gia vào quan hệ pháp luật bảo vệ NTD thì đều bình đẵng với nhau. Giữa

NTD và tổ chức, cá nhân kinh doanh đều phải tuân theo quy định của pháp luật. Tính minh bạch và đúng pháp luật có nghĩa là khi thực thi pháp luật bảo vệ NTD

thì thì phải rỏ ràng không được che giấu và có hành vi trái pháp luật. Nhìn chung nguyên tắc đúng pháp luật là một nguyên tắc quan trọng nó bao hàm các nguyên tắc khác, vì để các nguyên tắc được thực thi thì phải tuân thủ đúng các quy định

pháp luật.

Hoạt động bảo vệ quyền lợi NTD không được xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch

vụ và tổ chức khác. Pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD với mục đích tạo sự công

nhiên, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa cũng phải được tôn trọng và bảo vệ theo quy định pháp luật. Tinh thần của nguyên tắc này là đảm bảo cho quyền lợi

của NTD được thực hiện đúng pháp luật đồng thời không được xâm phạm tới lợi

ích chung của Nhà nước và toàn xã hội.

Nhìn chung luật bảo vệ quyền lợi NTD đã đưa ra các nguyên tắc nhằm bảo

vệ lợi ích chính đáng cho NTD, đây được xem là tư tưởng chỉ đạo cho các quy định của pháp luật bảo vệ NTD. Bên cạnh đó pháp Luật dân sự, cũng như Luật thương mại vẫn có nêu các nguyên tắc nhằm bảo vệ NTD. Có thể thấy rằng quyền

lợi của NTD luôn được pháp luật tôn trọng và bảo vệ, vì thế Nhà nước và toàn xã hội cùng nhau tham gia bảo vệ NTD vì mục tiêu chung cho sự phát triển bền vững

CHƯƠNG 2

NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG HỢP ĐỒNG MUA BÁN

HÀNG HÓA

Như chúng ta đã tìm hiểu việc bảo vệ quyền lợi NTD trong hợp đồng mua

bán hàng hóa là rất cần thiết, đầu tiên chúng ta cần nắm rỏ các nguyên tắc cơ bản

bảo vệ quyền lợi NTD, để có cái nhìn chung về việc bảo vệ NTD ở nước ta, sau đó

chúng ta sẽ phân tích những quy định của pháp luật hiện hành về bảo vệ NTD

trong hợp đồng mua bán hàng hóa, liên quan đến quá trình thực hiện hợp đồng,

chất lượng hàng hóa cũng như quy định về giải quyết tranh chấp. Từ đó chúng ta đưa ra các giải pháp cụ thể để bảo vệ NTD trong vấn đề này. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hợp đồng mua bán hàng hoá (Trang 34 - 37)