Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khi hàng hoá không phù hợp với hợp

Một phần của tài liệu bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hợp đồng mua bán hàng hoá (Trang 47 - 51)

5. Bố cục đề tài

2.3.Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khi hàng hoá không phù hợp với hợp

chức, cá nhân kinh doanh, và can thiệp kịp thời.

Chính phủ quy định chi tiết vấn đề kiểm soát hợp đồng theo mẫu, điều kiện

giao dịch chung cụ thể tại Nghị định số: 99/2011/NĐ-CP quy định chi tiết và

hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ngày 27 tháng 10 năm 2011, tại mục 1 chương III của nghị định quy định chi tiết vấn đề

kiểm soát hợp đồng theo mẫu và điều kiện giao dịch chung bao gồm vấn đề về yêu cầu chung đối với hợp đồng theo mẫu và điều kiện giao dịch chung; trách nhiệm đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung; thẩm quyền tiếp nhận đăng ký; hồ sơ và hình thức đăng ký; xem xét hồ sơ đăng ký; phạm vi xem xét nội

dung hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung; hoàn thành việc đăng ký.30 Nhìn chung chính phủ quy định rất rỏ ràng và chi tiết việc kiểm soát hợp đồng theo mẫu và điều kiện giao dịch chung, góp phần tạo khung pháp lý để bảo

vệ NTD, đồng thời kiểm soát được việc ký kết hợp đồng của tổ chức, cá nhân kinh

doanh với NTD, việc thực hiện hợp đồng theo mẫu và điều kện giao dịch chung

khó tránh khỏi việc tổ chức, cá nhân kinh doanh gây bất lợi cho NTD vì thế việc

pháp luật tiêu dùng quy định vấn đề này góp phần bảo vệ NTD trong việc ký kết

hợp đồng, bên cạnh đó có biện pháp xử lý kịp thời đối với tổ chức, cá nhân kinh

doanh vi phạm, góp phần tạo môi trường công bằng, hài hòa lợi ích giữa NTD và tổ chức, cá nhân kinh doanh.

2.3. Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khi hàng hoá không phù hợp với hợp đồng đồng

Như chúng ta đã biết hàng hóa là đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa, khi NTD giao kết hợp đồng với tổ chức, cá nhân kinh doanh thì có quyền tự

do thỏa thuận về chất lượng, số lượng, chủng loại cũng như mục đích sử dụng, nếu

hàng hóa không phù hợp với thỏa thuận ban đầu thì NTD có quyền yêu cầu tổ

chức, cá nhân kinh doanh phải thực hiện đúng thỏa thuận. Tuy nhiên vẫn có trường hợp giữa NTD và tổ chức, cá nhân kinh doanh không có sự thỏa thuận rỏ

ràng về chất lượng, số lượng, chủng loại…Xuất phát từ những vấn đề trên chúng ta cần tìm hiểu về các quy định của pháp luật hiện hành về hàng hóa không phù hợp với hợp đồng để từ đó đưa ra các giải pháp để bảo vệ quyền lợi NTD.

Theo quy định của BLDS 2005 thì một trong những nguyên tắc trong thực

hiện hợp đồng dân sự là: Thực hiện đúng hợp đồng, đúng đối tượng, chất lượng,

30

Xem Nghị định số 99/2011/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ngày 27/10/2011.

số lượng, chủng loại, thời hạn, phương thức và các thỏa thuận khác. Đây là nguyên tắc làm tiền đề cho quy định về hàng hóa không phù hợp với hợp đồng. Do bản

chất của hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên tham gia nên tinh thần của Luật

luôn tôn trọng sự thỏa thuận giữa các bên, nhưng vẫn phải phù hợp với các quy định của pháp luật. Cụ thể trong hợp đồng mua bán hàng hóa nếu không có sự thỏa

thuận giữa các bên thì Luật vẫn quy định cụ thể về nội dung của hàng hóa không phù hợp với hợp đồng nhằm tạo sự công bằng giữa người bán và người mua.

Tại Luật Thương Mại 2005 có quy định cụ thể về trường hợp hàng hóa không phù hợp với hợp đồng. Việc quy định vấn đề này dựa trên cơ sở tôn trọng

sự thỏa thuận giữa các bên, nếu NTD và tổ chức, cá nhân kinh doanh có sự thỏa

thuận về hàng hóa trong hợp đồng thì sẽ dựa trên cơ sở của thỏa thuận để giải

quyết nếu có hành vi vi phạm xảy ra. Trong trường hợp hợp đồng không có quy định cụ thể thì hàng hóa được coi là không phù hợp với hợp đồng khi hàng hóa thuộc một trong các trường hợp sau:31 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Không phù hợp với mục đích sử dụng thông thường của các loại hàng hóa cùng chủng loại. Tại BLDS 2005 có quy định về chất lượng của vật mua bán,

khi các bên không có thỏa thuận, và pháp luật không có quy định về chất lượng thì chất lượng của vật mua bán được xác định theo mục đích sử dụng và chất lượng

trung bình của vật cùng loại.32 Qua quy định trên cho ta thấy nếu NTD giao kết

hợp đồng mua bán hàng hóa với doanh nghiệp mà hàng hóa không phù hợp với

mục đích sử dụng thông thường của hàng hóa đó thì NTD sẽ được bảo vệ, bởi lẽ hàng hóa đó không phù hợp với hợp đồng, quy định này giúp NTD đòi lại quyền

lợi của mình khi giao kết hợp đồng mà NTD nhận được hàng hóa nhưng không

phù hợp với mục đích sử dụng của mình.

+ Không phù hợp với bất kỳ mục đích cụ thể nào mà bên mua đã cho bên bán biết hoặc bên bán phải biết vào thời điểm giao kết hợp đồng. Khi giao kết hợp đồng với tổ chức, cá nhân kinh doanh, nếu NTD đã nêu rỏ mục đích sử dụng hàng hóa của mình cho bên bán biết hoặc bên bán đã biết về mục đích của NTD vào thời điểm giao kết hợp đồng nhưng bên bán vẫn giao hàng không phù hợp thì xem

như hàng hóa không phù hợp với hợp đồng theo quy định trên.

+ Không bảo đảm chất lượng như chất lượng của mẫu hàng hóa mà bên bán

đã giao cho bên mua. BLDS 2005 có quy định về việc đảm bảo chất lượng vật

mua bán: bên bán phải đảm bảo vật bán phù hợp với sự mô tả trên bao bì, nhãn

31

hiệu hàng hóa hoặc phù hợp với mẫu mã mà bên mua đã lựa chọn.33 Tổ chức, cá

nhân kinh doanh phải đảm bảo hàng hóa cung cấp cho NTD hoàn toàn giống với

mẫu hàng hóa đã giao cho NTD. Nếu giao không đúng với chất lượng ban đầu thì

hàng hóa được xem là không phù hợp với hợp đồng.

+ Không được bảo quản, đóng gói theo cách thức thông thường đối với loại hàng hóa đó hoặc không theo cách thức thích hợp để bảo quản hàng hóa trong

trường hợp không có cách thức bảo quản thông thường. Vấn đề quản lí việc việc

bảo quản hàng hóa được quy định trong pháp luật về chất lượng hàng hóa.

Trách nhiệm của bên bán đối với hàng hóa không phù hợp với hợp đồng

Để bảo vệ quyền lợi cho bên mua khi hàng hóa không phù hợp với hợp đồng, Luật Thương Mại 2005 đưa ra các quy định về trách nhiệm của bên bán trong vấn đề hàng hóa không phù hợp với hợp đồng, vẫn theo nguyên tắc tôn trọng

sự thỏa thuận giữa các bên trong quan hệ mua bán, cụ thể luật quy định, trừ trường

hợp các bên có thoả thuận khác, trách nhiệm đối với hàng hóa không phù hợp với

hợp đồng được quy định như sau:34

1. Bên bán không chịu trách nhiệm về bất kỳ khiếm khuyết nào của hàng hoá nếu vào thời điểm giao kết hợp đồng bên mua đã biết hoặc phải biết về những

khiếm khuyết đó.

2. Trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, trong thời hạn khiếu nại theo quy định của Luật này, bên bán phải chịu trách nhiệm về bất kỳ khiếm khuyết

nào của hàng hoá đã có trước thời điểm chuyển rủi ro cho bên mua, kể cả trường (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hợp khiếm khuyết đó được phát hiện sau thời điểm chuyển rủi ro.

3. Bên bán phải chịu trách nhiệm về khiếm khuyết của hàng hóa phát sinh sau thời điểm chuyển rủi ro nếu khiếm khuyết đó do bên bán vi phạm hợp đồng

BLDS 2005 có quy định về thời điểm chịu rủi ro như sau : Bên bán phải

chụi rủi ro đối với tài sản mua bán cho đến khi tài sản được giao cho bên mua, còn bên mua chịu rủi ro đối với tài sản mua bán kể từ khi nhận tài sản, nếu không có

thỏa thuận khác.35 Tại Luật Thương Mại 2005 cũng quy định về thời điểm chuyển

rủi ro, cụ thể quy định về chuyển rủi ro trong trường hợp có địa điểm giao hàng

xác định, không có địa điểm giao hàng xác định, giao hàng cho người nhận hàng

để giao mà không phải là người vận chuyển, mua bán hàng hóa đang trên đường

33

Khoản 2, Điều 444 Bộ Luật Dân Sự 2005.

34

Điều 40, Luật Thương Mại 2005.

35

vận chuyển...36.Việc xác định thời điểm chuyển rủi ro giúp NTD có thể bảo vệ

quyền lợi của mình khi có vi phạm xảy ra, nó là yếu tố quan trọng để xác định

trách nhiệm thuộc về bên nào trong hợp đồng mua bán hàng hóa.

Bên cạnh đó BLDS 2005 còn quy định vấn đề trách nhiệm của bên bán trong việc giao hàng không đúng chủng loại. Trong trường hợp vật giao không đúng chủng loại thì bên mua có một trong các quyền sau : Nhận và thanh toán theo giá do các bên thỏa thuận ; Yêu cầu giao đúng chủng loại và bồi thường thiệt hại ; Hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.Với quy định này NTD có thể

bảo vệ quyền lợi cho mình khi hàng hóa không phù hợp với mục đích sử dụng so

với hàng hóa cùng chủng loại.37

Ngoài ra Luật thương mại 2005 còn quy định trường hợp NTD có thể từ

chối nhận hàng hóa khi hàng hóa không phù hợp với hợp đồng cụ thể tại khoản 2

điều 39 Luật Thương Mại 2005 «Bên mua có quyền từ chối nhận hàng nếu hàng hóa không phù hợp với hợp đồng theo quy định tại khoản 1 điều này» với quy định

này cho ta thấy rằng BLDS 2005 và Luật Thương Mại 2005 đã đưa ra các quy định nhằm điều chỉnh mối quan hệ mua bán hàng hóa giữa người mua và người

bán tạo sự công bằng giữa hai bên chủ thể, cụ thể người mua là NTD và người bán

là tổ chức, cá nhân kinh doanh. Bên cạnh đó nhằm tạo cơ hội cho tổ chức, cá nhân kinh doanh khắc phục vấn đề hàng hóa không phù hợp với hợp đồng, Luật thương

mại 2005 quy định : Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, nếu hợp đồng chỉ quy định thời hạn giao hàng và không xác định thời điểm giao hàng cụ thể mà bên bán

giao hàng trước khi hết thời hạn giao hàng và giao hàng không phù hợp với hợp đồng thì bên bán vẫn có thể thay thế hàng hóa cho phù hợp với hợp đồng hoặc

khắc phục sự không phù hợp của hợp đồng trong thời hạn còn lại.38

Nhìn chung để đảm bảo cho tổ chức, cá nhân kinh doanh thực hiện đúng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nội dung hợp đồng, đảm bảo hàng hóa khi giao cho NTD đúng với chất lượng, số lượng, chủng loại. Đặc biệt là mục đích sử dụng của NTD, nên việc tìm hiểu các quy định về hàng hóa không phù hợp với hợp đồng nhằm tạo lòng tin cho NTD khi tham gia giao kết hợp đồng mà chưa có sự thỏa thuận rỏ ràng về hàng hóa, bên cạnh đó phát hiện những hành vi xâm phạm quyền lợi NTD thông qua việc thực

hiện không đúng hợp đồng, với những quy định của pháp luật hiện hành ta có thể

thấy rằng việc bảo vệ quyền lợi NTD trong vấn đề hàng hóa không phù hợp với

hợp đồng là vấn đề cần thiết và mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho NTD.

36

Xem từ Điều 57 đến Điều 60 BLDS 2005.

37

Một phần của tài liệu bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hợp đồng mua bán hàng hoá (Trang 47 - 51)