Từ năm 2010 đến năm 2013, quy mô phát triển cả về lượng lẫn chất với tổng số HSSV của Trường là: 12.483, trong đó:
36
Bảng 2.1. Số lượng sinh viên từ 2010 – 2013
STT Phân loại sinh viên
Số lƣợng sinh viên Năm 2010- 2011 Năm 2011- 2012 Năm 2012- 2013 1 ĐH chính quy 1.261 3.584
2 ĐH chính quy liên thông 555 1.038 3 Cao đẳng chính quy 6.516 7.631 6.600 4 Cao đẳng liên thông 493 724 604 5 Trung cấp chuyên nghiệp 1.205 1.032 657
Tổng 8.214 11.203 12.483
(Nguồn: Phòng đào tạo, Trường Đại học TN & MT Hà Nội, năm 2013)
Những năm gần đây, hàng năm nhà trường tuyển sinh khoảng 13.000 HSSV, trong đó khoảng 3.500 sinh viên ĐH, 7.000 sinh viên Cao đẳng và 600 học sinh Trung cấp. Phạm vi tuyển sinh được mở rộng trong cả nước.
- Ngành nghề đào tạo: Trường đang đào tạo nguồn nhân lực có trình độ
ĐH trở xuống cho tất cả các lĩnh vực thuộc Bộ TN&MT quản lý với trình độ ĐH, Cao đẳng, Trung cấp:
+ Các ngành đào tạo Trung cấp chuyên nghiệp gồm 8 ngành đào tạo; + Các ngành đào tạo Cao đẳng gồm 13 ngành và 23 chuyên ngành đào tạo; + Các ngành đào tạo ĐH gồm 8 ngành và 14 chuyên ngành đào tạo; - Hình thức đào tạo: Hình thức đào tạo đa dạng và phong phú, bao gồm: đào tạo chính qui tại Trường, vừa học vừa làm, liên kết đào tạo, đào tạo theo địa chỉ, đào tạo liên thông từ trình độ Trung cấp lên Cao đẳng, ĐH và liên kết các trường ĐH đào tạo liên thông từ trình độ Cao đẳng lên ĐH.
- Chương trình đào tạo: Nhà trường có đủ chương trình đào tạo và
chương trình chi tiết (kể cả ĐH,Cao đẳng và Trung cấp chuyên nghiệp) của tất cả các ngành, chuyên ngành nêu trên.
37
Các chương trình đào tạo được xây dựng theo chương trình khung, được Bộ GD & ĐT thẩm định và cho mở ngành đào tạo. Nhà trường đã phê duyệt tất cả chương trình đào tạo chi tiết.
Thời gian đào tạo ĐH là 4 năm, Cao đẳng là 3 năm; TCCN là 2 năm; liên thông từ trình độ Trung cấp lên Cao đẳng là 1,5 năm.
Từ năm 2010 trường đã triển khai cấu trúc lại chương trình đào tạo để chuyển sang đào tạo theo hệ thống tín chỉ như kế hoạch của Bộ GD & ĐT định ra cho các trường ĐH (triển khai thực hiện vào năm học 2010 - 2011).
2.1.5. Kết quả của công tác đào tạo
Trưởng thành qua các thời kỳ, Trường ĐHTN & MT Hà Nội đã đạt được những kết quả chủ yếu như sau:
- Là một cơ sở đào tạo đa ngành và đang thực hiện nhiệm vụ đào tạo đầy đủ nhất các ngành thuộc lĩnh vực về TN&MT (từ trình độ ĐH trở xuống) so với các cơ sở đào tạo khác. Là cơ sở duy nhất của Bộ TN&MT được đào tạo trình độ ĐH các ngành về khí tượng, thủy văn, trắc địa, địa chính, môi trường và quản lý đất đai từ năm 2010 đến nay. Những cử nhân ĐH ra trường đã đáp ứng tốt về nguồn nhân lực cho các đơn vị trong và ngoài Bộ TNMT. Từ năm 2010 đến nay, qui mô HSSV tăng lên nhanh, hiện nay là 12.483 HSSV với các hình thức đào tạo được mở rộng.
- Đội ngũ GV được tăng lên cả về số lượng và chất lượng. Số GV có trình độ trên ĐH tăng cao.
- Hệ thống giáo trình, bài giảng, tài liệu tham khảo được Nhà trường quan tâm đầu tư. Từ năm 2010 đến nay, GV của Trường đã biên soạn được 355 giáo trình đaị học, cao đẳng đáp ứng yêu cầu đào tạo và nhiều giáo trình trung cấp cũng như các giáo trình tài liệu phục vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức cho ngành và các địa phương.
- Đến năm 2013, Nhà trường đã có 58 năm truyền thống đào tạo các lĩnh vực TN&MT, trong đó:
38
+ 58 năm đào tạo sơ cấp và công nhân kỹ thuật.
- Về loại hình đào tạo: Đào tạo chính quy tập trung; vừa học vừa làm; liên kết với một số trường ĐH đào tạo liên thông từ trình độ cao đẳng lên ĐH như trường ĐH Thuỷ Lợi,...
- Liên kết đào tạo theo địa chỉ cho các địa phương và các ngành như các tỉnh phía Bắc, Khí tượng cho các Quân chủng Phòng không Không quân; Dự báo khí tượng cho Cục hàng không dân dụng Việt Nam; cao đẳng địa chính cho Tổng đội Thanh niên xung phong Trường Sơn,...
- Với 58 năm xây dựng và phát triển, Nhà trường đã đào tạo được hơn 30.000 kỹ sư cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, sơ cấp và công nhân kỹ thuật các ngành: Khí tượng, thuỷ văn, đo đạc bản đồ, quản lý đất đai, kỹ thuật môi trường, quản lý môi trường, địa chính, tin học. Những cán bộ này đã và đang công tác tại các đơn vị thuộc Bộ, Sở TN&MT và các cơ quan đơn vị của cả nước như: Hàng không dân dụng Việt Nam, Quân chủng Phòng không Không quân, Quân chủng Hải quân, Lâm nghiệp, Giao thông, Thuỷ lợi, Nông nghiệp, Xây dựng, Thuỷ điện, các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an,... Nhà trường cũng đã có nhiều năm đào tạo cán bộ về lĩnh vực TN & MT từ trình độ ĐH trở xuống cho các nước bạn Lào, Campuchia.
- Về NCKH và HTQT, đây là hoạt động được phát triển rất mạnh trong những năm vừa qua tại Trường ĐH TN & MT Hà Nội. Tính từ năm 2002 đến nay đã có 50 đề tài NCKH cấp nhà nước, cấp bộ và cấp cơ sở được nghiệm thu. Nhà trường đã đẩy mạnh hoạt động hợp tác quốc tế về đào tạo với nước ngoài. Ví dụ: Hợp tác với Trung Quốc, Ôxtrâylia về đào tạo lĩnh vực KTTV; tài nguyên nước và môi trường với Hà Lan,…
Cùng với sự phát triển của Ngành TN&MT, trong những năm vừa qua, Trường ĐH TN & MT Hà Nội là cơ sở chính đào tạo nguồn nhân lực về TN&MT có trình độ ĐH cho Bộ TN&MT và cho xã hội. Hiện nay, trường ĐH TN & MT Hà Nội có đủ tiềm năng để đào tạo cán bộ TN&MT có trình độ ĐH đáp ứng yêu cầu đặt ra để phát triển kinh tế đất nước.
39
2.2. Thực trạng đội ngũ GV Trƣờng ĐHTN & MT Hà Nội
Đội ngũ GV là lực lượng quyết định chất lượng giáo dục đào tạo của Nhà trường. Việc đánh giá đúng thực trạng đội ngũ GV trên cơ sở đó giúp cho việc xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ, GV nhằm đáp ứng nhiệm vụ đào tạo đó là yêu cầu khách quan.
Hơn 58 năm xây dựng và trưởng thành, mặc dù còn rất nhiều khó khăn nhưng thường vụ Đảng uỷ, Ban giám hiệu Nhà trường đã luôn tập trung đầu tư xây dựng và phát triển đội ngũ GV - lực lượng quan trọng quyết định đến chất lượng, hiệu quả giáo dục đào tạo của Trường.
2.2.1. Về quy mô
Số lượng GV nhà trường năm học 2012 -2013 là 332 người (cả biên chế và hợp đồng):
Trong đó; GS, PGS, TS: 32 (chiếm 9,3%), ThS: 168 (chiếm 50,6%), CN: 132 (chiếm 39,7%)
Trong năm năm trở lại đây, mặc dù hàng năm nhà trường vẫn tuyển dụng GV nhưng số lượng GV không thay đổi nhiều do số lượng GV nghỉ việc, chuyển công tác hoặc nghỉ hưu gần tương đương.
Bảng 2.2: Thống kê số lượng GV, sinh viên
Năm học 2010-2011 2011-2012 2012-2013 Tổng số GV 221 265 332 Biên chế 187 221 237 Hợp đồng 34 44 95 Tổng số HSSV 8.214 11.203 12.483 Tỉ lệ GV/quy mô HSSV 37.1 42,2 37
(Nguồn: Phòng TCCB, Trường Đại học TN & MT Hà Nội, năm 2013)
Số lượng GV hàng năm khá ổn định do từ năm học 2010 - 2011 đến nay số học sinh, sinh viên tăng nhanh. Xét về tỷ lệ giữa số lượng sinh viên và GV năm học 2012-2013 (theo bảng 2.2): 1GV/37 SV thì về tổng thể tỷ lệ này là
40 chưa phù hợp với yêu cầu của Bộ GD & ĐT.
Thông tư số: 57/2011/TT-BGDĐT ngày 02 tháng 12 năm 2011 quy định về việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh trình độ Tiến sỹ, Thạc sỹ, ĐH, Cao đẳng và Trung cấp chuyên nghiệp thì bình quân tỷ lệ GV/SV Trường ĐHTN & MT là 1/25. Tính theo đầu lớp thì số lượng GV còn thiếu; số lớp đông, trong khi đó nhiều GV đang đi học sau ĐH nên số GV còn lại phải dạy số giờ quy định. Nếu tính theo tỷ lệ số GV và SV hiện có trong năm học 2012-2013 thì Trường ĐHTN & MT Hà Nội còn thiếu: 4.183: 25= 167 GV.
Từ kết quả trên cho thấy, để đảm bảo chất lượng đào tạo, nhà trường phải có kế hoạch, quy hoạch dài hạn nhằm đảm bảo số lượng, và chất lượng đội ngũ GV đáp ứng nhu cầu đổi mới của nhà trường.
2.2.2. Về cơ cấu đội ngũ GV
Bảng 2.3. Cơ cấu về trình độ, chức danh của đội ngũ GV
STT Tên đơn vị Số lƣợng Trình độ đào tạo Tổng số Biên chế Hợp đồng GS Phó GS Tiến sỹ Thạc sỹ Đại học 1 Khoa QLĐĐ 34 20 14 5 20 9 2 Khoa TĐ – BĐ 39 25 14 4 18 17 3 Khoa MT 38 20 18 6 30 2 4 Khoa KTTVTNN 32 20 12 3 2 19 8 5 Khoa KHĐC 24 19 5 3 12 9 6 Khoa KTTNMT 50 30 20 4 23 23 7 Khoa CNTT 33 21 12 1 10 22 8 Khoa LLLCT 25 14 11 0 13 12 9 Khoa GDTX 3 3 0 2 1 10 Khoa Địa chất 6 4 2 2 3 1 11 Bộ môn GDTC& GDQP 18 14 4 3 15 12 Bộ môn KH biển 6 4 2 1 5 0
41
13 Bộ môn BĐKH 7 5 2 1 6 0
14 Bộ môn NN 17 14 3 0 4 13
Tổng số 332 213 119 3 29 168 132 Tỷ lệ (%) 100 63,5 36,4 0,9 8,8 50,6 39,7
(Nguồn: Phòng TCCB, Trường Đại học TN & MT Hà Nội, năm 2013) Bảng 2.4. Cơ cấu về giới tính và độ tuổi của đội ngũ GV
TT Tên đơn vị Số lƣợng Độ tuổi Nữ Nam Tổng số Biên chế Hợp đồng Dƣới 30 30-40 41-50 51- 60 1 Khoa QLĐĐ 34 20 14 10 14 7 3 18 16 2 Khoa TĐ –BĐ 39 25 14 15 14 5 5 22 17 3 Khoa MT 38 20 18 6 15 15 2 22 16 4 Khoa TTVTNN 32 20 12 2 9 17 4 20 12 5 Khoa KHĐC 24 19 5 4 10 7 3 14 10 6 Khoa KTTN&MT 50 30 20 10 30 6 4 30 20 7 Khoa CNTT 33 21 12 5 15 13 0 20 13 8 Khoa LLCT 25 14 11 7 9 9 0 14 11 9 Khoa GDTX 3 3 0 2 1 1 2 10 Khoa Địa chất 6 4 2 1 4 1 3 3 11 Bộ môn GDTC&GDQP 18 14 4 4 9 5 0 8 10 12 Bộ môn KH biển 6 4 2 0 0 4 2 2 4 13 Bộ môn BĐKH 7 5 2 0 2 3 2 2 5 14 Bộ môn NN 17 14 3 7 7 1 2 12 5 Tổng số 332 213 119 70 137 97 28 188 144 Tỷ lệ (%) 100 64,2 35,8 21,2 41,2 29,2 8,4 56,6 43,3
(Nguồn: Phòng TCCB, Trường Đại học TN & MT Hà Nội, năm 2013)
42
được trẻ hóa. Tỷ lệ GV có trình độ tiến sỹ 9,7 %, thạc sỹ chiếm 50,6%. Số lượng GV có trình độ thạc sĩ nhiều nhất ở độ tuổi từ 30 đến 40 và độ tuổi dưới 30. Đây là độ tuổi năng động và có nhiều khả năng thích ứng với sự đổi mới. Về chức danh, toàn trường chỉ có 20 GV có chức danh GV chính, chưa có GV nào có chức danh Giáo sư, 03 GV có chức danh Phó giáo sư.
Về giới tính, tổng số GV nhà trường là 332 người trong đó GV nam là 144 người chiếm 43,3%, GV nữ là 188 người chiếm 56,6%. Đây là tỷ lệ cân đối, là điều kiện thuận lợi cho hoạt động đào tạo của nhà trường.
Bảng 2.5: Thống kê thâm niên công tác của đội ngũ GV
Thâm niên công tác Số lƣợng GV Tỷ lệ (%)
Dưới 5 năm 72 21,5
Từ 5 đến 10 năm 99 29,8
Từ 11 đến 20 năm 103 31
Trên 20 năm 58 17,4
Tổng cộng: 332 100
(Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ, Trường Đại học TN & MT Hà Nội, năm 2013)
Về thâm niên, tỷ lệ GV có thâm niên từ 5 đến 10 năm và trên hai mươi năm chiếm tỷ lệ cao nhất lần lượt là 29,8% và 31%. Tỷ lệ trên cho thấy ĐNGV nhà trường tập hợp khá cân đối giữa những GV lâu năm, giàu kinh nghiệm giảng dạy với ĐNGV trẻ tuy có nhiệt tình, trình độ cao nhưng còn non yếu về kinh nghiệm giảng dạy. Hai lực lượng này bổ sung cho nhau, tạo điều kiện phát huy sự kế thừa trong ĐNGV.
2.2.3. Về chất lượng đội ngũ GV
2.2.3.1. Về phẩm chất chính trị, lối sống, tác phong
Phẩm chất chính trị, lối sống, tác phong là yếu tố rất quan trọng giúp người GV có bản lĩnh vững vàng trước những biến động của lịch sử. Trên cơ sở đó thực hiện giáo dục toàn diện, định hướng xây dựng nhân cách cho sinh viên có hiệu quả. Bên cạnh việc nỗ lực phấn đấu nâng cao trình độ chuyên
43
môn nghiệp vụ, GV phải có bản lĩnh chính trị vững vàng thể hiện trước hết ở trình độ lý luận, thái độ và khả năng nhận thức chính trị. Có bản lĩnh chính trị vững vàng, có lối sống, tác phong lành mạnh sẽ có niềm tin vào tương lai tươi sáng của đất nước, có khả năng xử lý được những “tình huống chính trị” nảy sinh trong hoạt động giáo dục. Thiếu bản lĩnh chính trị vững vàng, không có lối sống tác phong sư phạm khó có thể trở thành nhà giáo dục thực sự.
Công tác bồi dưỡng, rèn luyện chính trị, tư tưởng, lối sống, tác phong cho đội ngũ GV được Đảng ủy và Ban Giám hiệu nhà trường rất coi trọng, luôn luôn quan tâm đến việc phát triển đảng viên mới trong lực lượng cán bộ, GV trẻ. Nhờ vậy, từ năm 2010 trở lại đây số lượng GV là đảng viên đã tăng nhanh. Bên cạnh đó hoạt động của tổ chức Công đoàn cũng có nhiều đóng góp, tác động tốt đến việc rèn luyện chính trị, tư tưởng của đội ngũ GV. Có 175/332 GV là Đảng viên, chiếm tỷ lệ 52,7% trên tổng số GV (trong đó có 17 đảng viên đang ở tuổi đoàn viên).
Bảng 2.6: Thống kê về trình độ lý luận chính trị của GV
Trong tổng số 332 GV
Trình độ Lý luận chính trị Cao cấp Trung cấp Sơ cấp
Có 49 222 61
Tỷ lệ 15 67 18
(Nguồn Phòng Tổ chức cán bộ, Trường Đại học TN & MT Hà Nội, năm 2013)
Về trình độ lý luận chính trị, có 49 người đạt trình độ cao cấp chiếm tỉ lệ 15%, 222 đạt trình độ trung cấp chiếm tỉ lệ 67%, và 61 người đạt trình độ sơ cấp chiếm tỉ lệ 18,%.
2.2.3.2. Về năng lực chuyên môn nghiệp vụ
- Ưu điểm
+ Phần lớn đội ngũ GV đều tốt nghiệp ở các trường ĐH sư phạm, số còn lại được bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm: phương pháp giảng dạy ĐH, vì thế phương pháp giảng dạy của GV tốt, giúp quá trình tiếp thu kiến thức của sinh viên đạt kết quả cao.
44
+ Đội ngũ GV nhà trường trong vài năm gần đây đã có nhiều chuyển biến về phương pháp dạy học theo hướng đổi mới. Đội ngũ GV dần được bổ sung, số lượng và cơ cấu các Khoa tuy chưa đồng đều (theo bảng 2.3) thì tỷ lệ GV có trình độ trên ĐH là 50,6% lực lượng này đã đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ cấp thiết đề ra: đào tạo nguồn nhân lực có trình độ, chuyên môn cho cả nước.
+ Đội ngũ GV nhà trường luôn nỗ lực và nhiệt tình trong các hoạt động dạy học. Phấn đấu để học sinh đạt kết qủa cao nhất trong học tập. Qua những giờ lên lớp, qua những đợt hướng dẫn thực hành, các GV đã giúp cho học sinh, sinh viên không những có được tri thức mà còn được học tập kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn để sau này các em ra trường có thể trưởng thành và vững vàng hơn trong công việc.
+ Việc học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học đã được ĐNGV nhà trường đầu tư nhiều thời gian, công sức và bước đầu đã có hiệu quả tốt. ĐNGV xác định rõ ngoại ngữ và tin học là công cụ rất cần thiết để GV tiếp cận tri thức khoa học tiên tiến, tăng cường hợp tác và giao lưu quốc tế nhằm nâng cao trình độ năng lực giảng dạy và NCKH trong thời kỳ bùng nổ CNTT, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực có trình độ cao. ĐNGV nhà trường rất tích cực trong việc nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học. Hưởng ứng việc sử dụng các phương tiện hiện đại hỗ trợ cho việc dạy học. Các GV đã tham gia các lớp ngoại ngữ, tin học do nhà trường tổ chức cho cán bộ GV. Có một số