Đảm bảo tính khả thi của các biện pháp

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý phát triển đội ngũ giảng viên trường đại học tài nguyên và môi trường hà nội (Trang 79)

Yêu cầu này đòi hỏi các biện pháp được đề xuất có khả năng áp dụng vào thực tiễn mô ̣t cách thuâ ̣n lợi, trở thành hiê ̣n thực và đem la ̣i hiê ̣u quả cao trong quản lý nhằm phát triển đội ngũ GV . Để đa ̣t được điều này, khi xây dựng các biê ̣n pháp phải đảm bảo tính khoa ho ̣c trong quy trình với các bước tiến hành cụ thể, chính xác. Các biện pháp phải được kiểmchứng, khảo nghiệm một cách có căn cứ khách quan và có khả năng thực hiện cao. Các biện pháp phải được thực hiê ̣n mô ̣t cách rô ̣ng rãi và được điều chỉnh để ngày càng hoàn thiê ̣n.

3.2. Một số biện pháp quản lý phát triển đội ngũ GV Trƣờng ĐHTN & MT Hà Nội

71

3.2.1.1. Mục đích của biện pháp

- Xây dựng đội ngũ GV đảm bảo đủ về số lượng, loại hình; đồng bộ và hợp lý về cơ cấu; nâng cao trình độ chuyên môn – nghiệp vụ, đạo đức cho đội ngũ GV là nhiệm vụ của các cấp quản lý nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của Nhà trường và của giáo dục ĐH.

- Bố trí sắp xếp đội ngũ GV hợp lý trong từng thời gian.

- Tạo ra sự chủ động có tầm chiến lược trong công tác phát triển ĐNGV. - Có kế hoạch chuẩn hóa đội ngũ GV theo qui định của Bộ, Ngành.

3.2.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện

Những căn cứ để xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ GV của Trường ĐH TN & MT:

- Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020 ban hành theo Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ.

- Quy hoạch phát triển nhân lực ngành Giáo dục giai đoạn 2011-2020 Phê duyệt kèm theo Quyết định số 6639/QĐ-BGDĐT ngày 29/12/2011 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.

- Kế hoạch phát triển của Nhà trường trong giai đoạn 2015-2020. Nội dung của biện pháp bao gồm:

(i) Tổ chức điều chỉnh và thực hiện quy hoạch về số lượng, cơ cấu ĐNGV:

- Về số lượng GV: Với quy mô đào tạo ngày càng phát triển, số lượng sinh viên ngày càng tăng, nên Trường ĐHTN & MT Hà Nội cần phải phát triển đội ngũ GV cơ hữu vững mạnh hơn nữa. Để đến năm 2020 thực hiện được công tác này Trường cần có chính sách và kế hoạch tuyển dụng những người có trình độ chuyên môn cao và có năng lực tổ chức tốt. Đối với Nhà trường, để thu hút nhân tài, ngoài các chính sách đãi ngộ vật chất và tinh thần

thì bảo vệ và nâng cao uy tín nhà trường, uy tín trong đào tạo là sức hút mạnh

nhất đội ngũ các nhà giáo, các nhà quản lý tâm huyết với sự nghiệp giáo dục. Mở rộng quan hệ hợp tác với các cơ sở đào tạo, nghiên cứu, các trường ĐH trong nước và quốc tế để thu hút được nhiều cộng tác viên giỏi.

72

Bồi dưỡng, đào tạo các sinh viên giỏi để trở thành cán bộ giảng dạy, cán bộ nghiên cứu bổ sung thường xuyên cho nhà trường, làm cho đội ngũ cán bộ trong trường là sự kết hợp hài hoà giữa các cán bộ giảng dạy có kinh nghiệm lâu năm với cán bộ giảng dạy trẻ nhiệt tình và năng động.

Quy hoạch số lượng GV đến năm 2020 được dựa trên cơ sở (Bảng 3.1): - Dự báo số lượng SV đến năm 2020;

- Định mức số SV/GV theo quy định hiện hành

Bảng 3.1: Quy hoạch phát triển đội ngũ GV của Trường ĐHTN & MT Hà Nội 2014- 2020

STT Năm học Dự báo tổng số SV Định mức SV/GV Dự báo số lƣợng GV 1 2014 - 2015 13.087 25 523 2 2015 - 2016 14.375 25 575 3 2016 - 2017 15.662 25 626 4 2017 - 2018 16.950 25 678 5 2018 - 2019 18.237 25 729 6 2019 - 2020 19.525 25 781

Dự báo tới năm 2020, quy mô đào tạo của Trường là: 19.525 sinh viên. Theo định mức hiện hành 25 sinh viên cần 1 GV, vậy số lượng GV dự báo tới năm 2020 là: 781 người.

- Về cơ cấu đội ngũ GV:

Mục tiêu: Điều chỉnh và xây dựng cơ cấu đội ngũ GV nhà trường theo hướng đồng bộ, cân đối, hợp lý.

- Về lứa tuổi: Tiến hành bổ sung, thay thế GV, đảm bảo sự kế thừa hợp lý về độ tuổi giữa các thế hệ GV, tăng cường tuyển GV trẻ. Phấn đấu đến năm 2020, tỷ lệ GV trẻ dưới 30 tuổi của nhà trường đạt 40-50%.

73

- Về giới tính: Chú trọng tuyển chọn GV nam để nâng cao tỷ lệ GV nam của trường lên khoảng 40-50%.

Bảng 3.2. Quy hoạch về cơ cấu giới tính và độ tuổi của đội ngũ GV tính đến năm 2020

TT Tên đơn vị Số lƣợng Độ tuổi Giới tính Dƣới 30 30- 40 41- 50 51- 60 Nam Nữ

1 Khoa Quản lý đất đai 66 33 14 16 3 33 33 2 Khoa TĐ - BĐ 71 36 19 11 5 36 35 3 Khoa MT 70 35 18 15 2 35 35 4 Khoa KTTVTNN 64 32 14 13 5 32 32 5 Khoa KHĐC 56 28 15 10 3 28 28 6 Khoa KTTN &MT 82 41 25 10 6 41 41 7 Khoa CNTT 65 33 15 13 4 33 32 8 Khoa LLCT 57 29 14 10 4 28 29 9 Khoa GDTX 35 18 10 5 2 18 17 10 Khoa Địa chất 38 19 10 6 3 19 19 11 Khoa GDTC& GDQP 50 25 15 7 3 25 25 12 Khoa KH biển 38 19 10 6 3 19 19 13 Khoa BĐKH 39 20 10 7 2 19 20 14 Khoa NN 50 25 15 7 3 25 25 Tổng số 781 393 204 136 48 391 390 Tỷ lệ (%) 100 50,3 26,1 17,4 61,4 50,1 49,9

(ii) Tổ chức điều chỉnh và thực hiện quy hoạch về chất lượng

- Về chính trị

Tăng cường phát triển đảng trong GV trẻ, chú ý tới sự cân đối tỷ lệ đảng viên trong các khoa, bộ môn. Phấn đấu đến năm 2020, nhà trường có tỷ lệ

74

đảng viên trong GV là 70%; quan tâm đến việc tuyển GV trẻ để nâng cao tỷ lệ Đoàn viên trong đội ngũ GV là 50%.

- Về phẩm chất

Đổi mới về nội dung, hình thức và các biện pháp thực hiện công tác giáo dục tư tưởng chính trị, có biện pháp thử thách, bồi dưỡng, rèn luyện phẩm chất và bản lĩnh chính trị, đạo đức cho GV.

- Về trình độ chuyên môn

+ Có biện pháp đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ GV; tăng chỉ tiêu đào tạo Thạc sỹ, tiến sỹ. Phấn đấu đến năm 2020, tỷ lệ GV có trình độ trên ĐH đạt 100%.

+ Nhà trường cần tiến hành lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV một cách tổng thể; xây dựng kế hoạch cụ thể về nâng cao trình độ cho ĐNGV; đặt ra quy định cụ thể cho việc tự học, tự nghiên cứu của GV như: yêu cầu 100% GV có trình độ C về tin học; 100% GV có kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng được khoa, bộ môn thông qua, trong đó phải có dự kiến kết quả sẽ đạt được. Khoa, bộ môn và nhà trường sẽ kiểm tra kết quả này và đối chiếu với kế hoạch đã đặt ra của mỗi GV.

+ Yêu cầu về học tập nâng cao trình độ đối với ĐN cán bộ nói chung và của GV nói riêng cần được trở thành tiêu chí thi đua, khen thưởng và đánh giá cán bộ, công chức hàng năm.

+ Tạo điều kiện cho GV có đủ tiêu chuẩn và trình độ tham gia thi tuyển và đi học nghiên cứu sinh ở nước ngoài theo Dự án và tổ chức tài trợ.

+ Quan tâm đến cơ chế đãi ngộ, sử dụng, bố trí công việc, đề bạt sau khi GV đã hoàn thành việc học tập, nâng cao trình độ.

75

Bảng 3.3: Kế hoạch phát triển đội ngũ GV có trình độ sau ĐH của Trường ĐHTN & MT Hà Nội từ năm 2014 đến năm 2020

Năm

Tổng số GV (Cả biên chế và hợp

đồng)

GV có trình độ giảng dạy sau ĐH

TS ThS SL % SL % 2014 397 90 22,7 307 77,3 2015 426 106 24,5 320 75,0 2016 465 132 28,4 333 71,6 2017 504 159 31,5 345 68,5 2018 562 198 35,2 364 64,8 2019 697 270 38,7 427 61,3 2020 781 320 41,0 461 59,0

Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ cán bộ giảng dạy có trình độ sau ĐH Nhận xét chung

Về chất lượng của đội ngũ GV từ năm 2015 đến năm 2020 qua số liệu 0 10 20 30 40 50 60 70 80

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

76

thống kê, số lượng GV có trình độ Tiến sỹ, dự kiến sẽ tăng từ 22,7% đến 41,0%. Số lượng GV có trình độ Thạc sỹ, dự kiến sẽ giảm từ 77,3 % đến 59%. Đây là một kế hoạch cần được hết sức quan tâm và động viên của các cấp lãnh đạo trong nhà trường, đặc biệt là khích lệ ý thức tự bồi dưỡng của các GV. Hoàn thiện và chuẩn hóa đội ngũ GV không chỉ với mục đich nâng cao chất lượng giảng dạy mà còn là cơ sở để Nhà trường có thể mở rộng loại hình đào tạo sau ĐH, khẳng định hơn nữa vai trò chính trị trong xã hội. Tuy nhiên, để làm được điều này sẽ có nhiều khó khăn trước mắt cần được sự qua tâm của các cấp lãnh đạo đặc biệt là về chế độ và chính sách để GV yên tâm vừa tham gia học tập bồi dưỡng vừa giảng dạy đảm bảo chất lượng.

- Về năng lực

+ Nâng cao nhận thức cho GV về đổi mới phương pháp giảng dạy ở ĐH, gắn giảng dạy ở nhà trường với thực tiễn. Phấn đấu mỗi năm học có 20-30% GV đạt danh hiệu chiến sỹ thi đua cấp cơ sở, cấp Bộ.

+ Tổ chức các buổi hội thảo, các buổi tọa đàm, thảo luận về đổi mới phương pháp; khuyến khích GV viết bài, trao đổi kinh nghiệm; yêu cầu GV tăng cường xây dựng các giờ dạy có vân dụng đổi mới phương pháp, tạo điều kiện cho GV được dự giờ và rút kinh nghiệm lẫn nhau.

+ Tổ chức cho GV tham gia các Hội thảo, Hội nghị bồi dưỡng chuyên đề, tập huấn chuyên môn; các hội thi GV dạy giỏi các cấp do Bộ, Ngành và các trường ĐH tổ chức.

3.2.2. Biện pháp về tuyển dụng GV

3.2.2.1. Mục đích của biện pháp

Mục đích của tuyển dụng là có được đội ngũ GV đủ về số lượng, chủng loại, mạnh về chuyên môn, nghiệp vụ, vững vàng về tư tưởng, có đạo đức, có sức khoẻ để sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ GV.

3.2.2.2. Nội dung và cách thức thực hiên

Từ các tiêu chuẩn đã nêu ở trên, việc tuyển dụng GV cần đảm bảo nguyên tắc dân chủ và công khai, tổ chức thực hiện đúng trình tự các bước thi

77

tuyển theo quy định của pháp luật. Người được tuyển dụng phải thực hiện chế độ tập sự. Hết thời gian tập sự, lãnh đạo nhà trường thực hiện việc đánh giá về phẩm chất đạo đức, năng lực và kết quả công việc của người đó; nếu đạt yêu cầu thì ra quyết định tuyển dụng chính thức. Các ứng viên cần phải có sự cam kết công tác lâu dài tại trường. Hiệu trưởng phải đưa ra những quy định thời hạn sau khi được tuyển dụng họ phải tiếp tục đi học nâng cao trình độ.

Từ các căn cứ nêu trên cùng với đặc thù, điều kiện riêng của Trường, đưa ra các tiêu chuẩn cơ bản của GV Trường ĐHTN & MT như sau:

1) Có phẩm chất chính trị và đạo đức tốt, nắm vững đường lối, chủ trương của Đảng, có hiểu biết đầy đủ về chính sách, pháp luật của Nhà nước, có uy tín với đồng nghiệp, có tinh thần trách nhiệm cao, có đạo đức và lối sống lành mạnh;

2) Sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, giỏi đúng ngành, ưu tiên tuyển chọn GV có học vị tiến sĩ và nghiên cứu sinh các chuyên ngành TN & MT về trường giảng dạy. Có khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ giảng dạy và NCKH phục vụ chuyên môn của Nhà trường.

3) Có thái độ ham học hỏi, cầu tiến bộ, có tinh thần phấn đấu nâng cao trình độ chuyên, nghiệp vụ, biết năng động, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm;

4) Có trình độ lý luận chính trị, quản lý giáo dục vững vàng, có trình độ nhất định về ngoại ngữ và công nghệ thông tin;

5) Có khả năng NCKH, biết tham gia vào thực tế trong lĩnh vực tri thức mà mình giảng dạy;

6) Có đủ sức khỏe để hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao cũng như tích cực tham gia vào các hoạt động ngoại khoá khác.

Trường ĐH TN & MT Hà Nội đã thực hiện chế độ thi tuyển và bổ nhiệm GV. Tuy nhiên, nội dung thi tuyển chưa phù hợp với nhiệm vụ giảng dạy của GV nên cần được cải tiến. Mặt khác, việc làm này có tác dụng sàng lọc GV mới, loại những người yếu kém về chuyên môn và năng lực sư phạm ngay

78

từ khâu tuyển chọn. Công tác tuyển chọn GV được coi là khâu quan trọng nhằm thu hút, phát hiện người có đủ đức, đủ tài, đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu giảng dạy ở các vị trí còn thiếu trong đội ngũ GV của nhà trường.

Trong quá trình tuyển chọn cần đánh giá tổng thể, hài hoà giữa tư tưởng, chính trị với phong cách, đức với tài, tính chất của trình độ chuyên môn và năng lực sư phạm. Khả năng NCKH với năng lực sử dụng ngoại ngữ và tin học vào tổ chức dạy học. Công khai các tiêu chuẩn tuyển chọn và kết quả đánh giá nhằm làm cho mọi người đều được bình đẳng trong việc thể hiện năng lực của mình theo các tiêu chí đã đề ra cũng nhưtránh việc thiên vị, tiêu cực trong tuyển chọn. Các bước diễn ra của quy trình tuyển chọn gồm những công việc sau:

1) Phòng Tổ chức cán bộ tiến hành xác định vị trí, số lượng cần tuyển dụng, tham mưu trình Hiệu trưởng lập kế hoạch tuyển dụng, báo cáo Bộ TN & MT;

2) Quyết định thành lập Hội đồng tuyển dụng:

Hiệu trưởng quyết định thành lập Hội đồng tuyển dụng (thi tuyển hoặc xét tuyển), Hội đồng tuyển dụng viên chức có từ 05 đến 07 thành viên, gồm:

- Chủ tịch Hội đồng: (Phó Hiệu trưởng phụ trách bộ phận tổ chức cán bộ) - Phó chủ tịch Hội đồng: (Phó Hiệu trưởng phụ trách bộ phận đào tạo) - Các uỷ viên: Lãnh đạo các bộ phận chuyên môn, và phòng tổ chức cán bộ (trong đó có 01 uỷ viên kiêm thư ký hội đồng).

3) Thông báo tuyển dụng:

Trước 30 ngày tổ chức tuyển dụng, Phòng Tổ chức cán bộ phải thông báo công khai về tiêu chuẩn, điều kiện, số lượng, chức danh cần tuyển, nội dung của hồ sơ dự tuyển trên các phương tiện thông tin đại chúng để mọi người biết và đăng ký.

4) Tổ chức tiếp nhận hồ sơ đăng ký tuyển dụng:

Trên cơ sở thông báo kể hoạch tuyển dụng, tiến độ thời gian ấn định, Phòng Tổ chức cán bộ tổ chức tiếp nhận hồ sơ, hướng dẫn thí sinh đăng ký dự tuyển, làm đơn đăng ký dự tuyển vào đơn vị sự nghiệp cụ thể.

79

Sau khi hết thời gian tiếp nhận hồ sơ đăng ký dự tuyển, Phòng Tổ chức cán bộ tổng hợp hồ sơ, danh sách đăng ký dự tuyển theo từng đơn vị, nhóm chuyên ngành tuyển dụng trình Chủ tịch Hội đồng tuyển dụng, báo cáo Bộ TN & MT về số lượng hồ sơ tham gia dự tuyển.

6) Thông qua danh sách trúng tuyển (nếu xét tuyển).

Căn cứ vào thể lệ, tiêu chuẩn và điều kiện dự tuyển trên cơ sở hồ sơ đăng ký và danh sách tổng hợp, Hội đồng tuyển dụng tổ chức xét tuyển và xác định người trúng tuyển; Thông báo kết quả, danh sách thí sinh xét tuyển, điểm xét tuyển, danh sách thí sinh trúng tuyển.

7) Công bố danh sách những người đủ điều kiện và tiêu chuẩn dự tuyển, tổ chức thi tuyển chính thức các môn chuyên môn, quản lý hành chính nhà nước, ngoại ngữ và tin học theo đúng quy chế của Nhà nước về tuyển công chức.

8) Về công nhận thí sinh trúng tuyển (kể cả xét tuyển và thi tuyển).

Căn cứ yêu cầu về trình độ đào tạo ngạch tuyển dụng cụ thể, Hiệu trưởng có thể thông báo công khai tuyển dụng ngạch cần tuyển trình độ đào tạo khác

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý phát triển đội ngũ giảng viên trường đại học tài nguyên và môi trường hà nội (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)