Khảo sát về tính cần thiết và khả thi củacác biện pháp đề xuất

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý phát triển đội ngũ giảng viên trường đại học tài nguyên và môi trường hà nội (Trang 114 - 125)

Để đánh giá mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất, chúng tôi đã tiến hành khảo sát bằng phương pháp điều tra qua phiếu trưng cầu ý kiến giành cho Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, lãnh đạo các đơn vị, GV, Tổng số người được xin ý kiến: 320 người; trong đó:

Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng: 04 người Lãnh đạo các đơn vị: 56 người GV đang giảng dạy tại trường: 260 người

Chúng tôi đã phát phiếu hỏi và đề nghị cho ý kiến, và tổng hợp kết quả theo bảng 3.4.

Bảng 3.4: Khảo sát mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

TT Tên Biện pháp

Mức độ cần thiết Tính khả thi Rất cần

thiết Cần thiết cần thiết Không Khả thi Ít khả thi khả thi Không SL % SL % SL % SL % SL % SL % 1 BP1 273 85,3 47 14,7 0 0 287 89,6 33 10,4 0 0 2 BP2 281 87,8 37 11,6 02 0,6 276 86,2 44 13,8 0 0 3 BP3 278 86,7 42 13,3 0 0 270 84,5 50 15,5 0 0 4 BP4 262 81,9 54 16,8 04 1,3 256 80 64 20 0 0 5 BP5 259 80,9 61 19,1 0 0 277 86,6 43 13,4 0 0 6 BP6 277 86,6 43 13,4 0 0 260 81,3 60 18,8 0 0 7 BP7 296 92,5 24 7,5 0 0 272 85 48 15 0 0

106

Theo bảng 3.4, chúng ta thấy: Các biện pháp phát triển đội ngũ GV Trường ĐHTN & MT Hà Nội mà tác giả đề xuất được đại đa số phiếu ủng hộ, tán thành, được đánh giá là có tính khả thi và có khả năng trở thành hiện thực nếu được áp dụng.

Nhận xét: Khi trường được nâng cấp, thì vấn đề quy hoạch phát triển đội ngũ GV là rất cần thiết và có tính khả thi với tỷ lệ (%) cao. Đánh giá đúng vai trò chủ đạo và quan trọng của đội ngũ GV đối với ngành giáo dục ĐH nói chung và đối với sự phát triển của bản thân Nhà trường nói riêng. Có thể thấy rằng, các giải pháp đề xuất trong luận văn là tương đối phù hợp với tình hình và đặc điểm của trường trong giai đoạn hiện nay. Tất cả các giải pháp này đều được đánh giá là cần thiết và khả thi.

Theo tác giả, muốn giải quyết được những mặt còn bất cập và tồn tại trong việc quy hoạch phát triển đội ngũ thì cần phải thực hiện đồng bộ và triệt để các biện pháp, giải pháp trên. Tác giả hy vọng các biện pháp này sẽ góp phần tích cực vào việc quy hoạch phát triển đội ngũ GV trong Trường, nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ và hiệu quả công tác GD & ĐT của Nhà trường trong thời gian tới, đặc biệt là trong giai đoạn 2015 - 2020.

Tiểu kết chƣơng 3

Để đề ra được những biện pháp phát triển đội ngũ GV của Trường đến năm 2020 phải dựa trên cơ sở lý luận và phân tích thực trạng đội ngũ GV, thực trạng quy hoạch phát triển đội ngũ GV Nhà trường trong những năm qua để thấy và hiểu rõ được những mặt mạnh, mặt yếu, những thuận lợi và khó khăn để tìm cách phát huy những mặt mạnh, khắc phục và hạn chế những mặt yếu, những mặt còn tồn tại gây cản trở đến sự phát triển của Trường.

Việc xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ GV Nhà trường cần phải được tiến hành đồng bộ trên các mặt như: Số lượng, chất lượng và cơ cấu đội ngũ phải phù hợp với sự phát triển chung của đội ngũ GV. Trên cơ sở đó mới đề ra được các biện pháp xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ GV nhằm đáp ứng được yêu cầu và nhiệm vụ trước mắt cũng như lâu dài của Trường.

107

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Công tác quy hoạch dự báo đã trở thành công việc thường xuyên. Nó chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống xã hội ở mọi lĩnh vực khác nhau, cụ thể như trong các lĩnh vực: khoa học, kinh tế, công nghệ, văn hoá,...

Phát triển giáo dục là một bộ phận của phát triển KT - XH, là công việc không thể thiếu trong công tác quản lý giáo dục hiện nay. Công tác phát triển giáo dục nói chung và phát triển ĐNGV nói riêng luôn chiếm vị trí quan trọng đặc biệt trong định hướng và phát triển của Trường. Nó giúp các nhà quản lý giáo dục hoạch định được phương hướng và kế hoạch phát triển giáo dục trong tương lai. Giáo dục và đào tạo là một bộ phận quan trọng trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, của Dân tộc, là động lực phát triển kinh tế xã hội. Trong đào tạo giáo dục nói chung và giáo dục Đại học nói riêng, ĐNGV là nhân tố quan trọng quyết định đến chất lượng giáo dục ĐH. Vì vậy, muốn phát triển giáo dục ĐH thì trước hết phải có những biện pháp thích hợp trong quản lý phát triển đội ngũ GV. Với điều kiện cụ thể, Luận văn đã đề xuất hệ thống các biện pháp:

1) Biện pháp quy hoạch đội ngũ GV 2) Biện pháp tuyển dụng đội ngũ GV 3) Biện pháp sử dụng đội ngũ GV

4) Biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy và NCKH 5) Biện pháp công tác đào tạo bồi dưỡng.

6) Biện pháp kiểm tra, đánh giá đội ngũ GV

7) Biện pháp Thực hiện và hoàn thiện chế độ chính sách đối với GV. Các biện pháp này có quan hệ, hỗ trợ lẫn nhau và cần được thực hiện một cách đồng bộ.

Qua khảo sát, các biện pháp cũng được đánh giá là cần thiết và khả thi.

2. Khuyến nghị

108

- Xây dựng kế hoạch và chiến lược quy hoạch phát triển đội ngũ giảng viên một cách tổng thể, đồng thời xây dựng môi trường pháp lý đảm bảo tăng cường tính tự chủ, sáng tạo của ĐNGV trong các trường Đại học trên cả nước. - Phối hợp với Bộ TNMT tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của các cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp, các ngành về công tác xây dựng quy hoạch phát triển ĐNGV.

- Thống nhất xây dựng và ban hành các tiêu chí đánh giá về phẩm chất năng lực của ĐNGV cụ thể để làm căn cứ cho việc đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, bố trí, sắp xếp, luân chuyển, bổ nhiệm,... và quy hoạch phát triển ĐNGV.

- Xây dựng cơ chế đánh giá đúng chất lượng, tiềm năng, sự cống hiến, đổi mới chính sách đãi ngộ đối với ĐNGV trong các trường ĐH.

- Phối hợp với Bộ Tài chính để có chính sách thống nhất về chế độ hỗ trợ và khuyến khích cho cán bộ quản lý, GV đi học sau đại học, nâng cao học hàm, học vị nhằm tạo động lực cho họ nâng cao nghiệp vụ, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo.

2.2. Đối với Bộ Tài nguyên và Môi trường

- Phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng và ban hành các tiêu chí, các phẩm chất, năng lực,... để đánh giá phẩm chất năng lực của ĐNGV.

- Đảng uỷ Bộ cùng phối hợp với Đảng bộ Trường tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo các đoàn thể đội ngũ cán bộ quản lý, GV trong trường xây dựng và phát triển đội ngũ về tư tưởng vững vàng, bồi dưỡng và tự bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ.

- Tăng cường, điều động và hỗ trợ thêm nhân lực, vật lực từ các Viện, Phòng, Ban nghiên cứu trực thuộc về giúp cho Trường khi cần.

- Kêu gọi vốn đầu tư trong và ngoài nước và tài trợ cho Trường xây dựng, nâng cấp thêm cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phục vụ cho việc đào tạo.

2.3. Đối với Nhà trường

109

thể trong từng giai đoạn để quy hoach phát triển đội ngũ giảng viên nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ cho quá trình đào tạo.

- Coi trọng và đánh giá đúng vị trí, vai trò công tác quy hoạch phát triển ĐNGV. Giám sát chỉ đạo chặt chẽ công tác bồi dưỡng ĐNGV.

- Cải tiến công tác thi đua khen thưởng, xây dựng các tiêu chuẩn trong việc kiểm tra và đánh giá chất lượng ĐNGV.

- Có chế độ khuyến khích cán bộ giảng dạy hơn nữa trong việc tự học, nghiên cứu để nâng cao trình độ chuyên môn.

2.4. Đối với Khoa, Tổ bộ môn

- Căn cứ vào kế hoạch chung của Nhà trường để xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho đơn vị mình một cách cụ thể và thiết thực.

- Tăng cường công tác tư vấn, hướng dẫn và khuyến khích cán bộ giảng dạy xây dựng và thực hiện kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng, tự nghiên cứu để nâng cao trình độ.

- Khuyến khích sự sáng tạo, cải tiến trong phương pháp giảng dạy và cách thức truyền đạt tới học viên hiệu quả nhất.

2.5. Đối với bản thân người giảng viên

- Bản thân người giảng viên cần phải xác định xây dựng và phát triển Trường là nhiệm vụ sống còn đối với mọi thành viên trong Nhà trường chứ không phải chỉ riêng các cấp lãnh đạo. Vì vậy, mỗi người giảng viên cần phải có ý thức tự giác, phấn đấu, năng động, sáng tạo trong công tác.

- Nhận rõ được vinh dự và trách nhiệm của mình trong công tác giáo dục và đào tạo, không ngừng học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ về mọi mặt. Là người quan trọng trực tiếp quyết định đến chất lượng giáo dục đào tạo, quyết định đến chất lượng đầu ra cho Nhà trường, cho toàn Ngành và cho Xã hội.

110

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đặng Quốc Bảo,Quản lý nhà trường, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 2011 2. Đặng Quốc Bảo,Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Nguyễn Quang Kính, Phạm Đỗ Nhật Tiến, Cẩm nang nâng cao năng lực và phẩm

chất đội ngũ giáo viên, Nhà xuất bản CTQG, Hà Nội, 2007.

3. Bộ Giáo dục và đào tạo, Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT về việc ban

hành Quy đinh về đạo đức nhà giáo, ngày 16 tháng 4 năm 2008.

4. Bộ Giáo dục và đào tạo, Quyết định số 64/2008/QĐ-BGDĐT ban hành

Quy đinh chế độ làm việc đối với giảng viên, ngày 28 tháng 11 năm 2008.

5. Bộ Giáo dục và đào tạo, Quyết định số 6639/QĐ-BGDĐT về việc phê duyệt Quy hoach phát triển nguồn nhân lực ngành GD & ĐT giai đoạn

2011-2020, ngày 29 tháng 12 năm 2011.

6. Bộ Giáo dục và đào tạo, Thông tư số 22/2011/TT-BGDĐT về việc Quy định về hoạt động khoa học và công nghệ trong các cơ sở giáo dục đại học, ngày 30 tháng 5 năm 2011.

7. Bộ Giáo dục và đào tạo, Thông tư số 57/2011/TT-BGDĐT Quy định về việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh trình độ Tiến sỹ,thạc sỹ, đại học, cao

đẳng và trung cấp chuyên nghiệp, ngày 02 tháng 12 năm 2011.

8. Bộ Nội vụ, Thông tư số 15/2012/TT-BNV của Bộ Nội vụ hướng dẫn về tuyển dụng, ký kết hợp đồng làm việc và đền bù chi phí đào tạo, bồi

dưỡng với viên chức, ngày 25 tháng 12 năm 2012.

9. Bộ Nội vụ, Thông tư số 16/2012/TT-BNV về Quy chế thi tuyển, xét tuyển viên chức, thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức và nội

quy kỳ thi tuyển, thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức,

ngày 28 tháng 12 năm 2012.

10. Bộ tài chính, Thông tư số 71/2006/TT-BTC về việc hướng dẫn thực

hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP, ngày 25/4/2006.

111

chế hoạtđộng của Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, ngày

13 tháng 10 năm 2010.

12. Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, Thông tư số 25/2011/TT-BTNMT về Quy chế

quản lý đề tài, dự án khoa học và công nghệ, ngày 07 tháng 7 năm 2011.

13. Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, Quyết định số 2135/QĐ- TĐHHN về Quy

chế đánh giá công chức, viên chức hàng năm, ngày 06 tháng 12 năm 2012.

14. Chính phủ, Nghị định 43/2006/NĐ-CP về Quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính

đối với đơn vị sự nghiệp công lập, ngày 25 tháng 4 năm 2006.

15. Chính phủ, Nghị định số: 29/2012/NĐ-CP về tuyển dụng, sử dụng và

quản lý viên chức, ngày 12 tháng 4 năm 2012.

16. Chính phủ, Quyết định số 711/QĐ-TTg về việc phê duyệtChiến lược phát

triển giáo dục 2011-202, ngày 13 tháng 6 năm 2012.

17. Chính phủ, Quyết định số 58/2012/QĐ-TTg về việc ban hành Điều lệ

trường đại học, ngày 22 tháng 9 năm 2010.

18 . Nguyễn Đức Chính, Đo lường và đánh giá trong giáo dục và dạy học, Tập bài giảng cao học, Khoa Sư Phạm- Đại học Quốc gia Hà Nội, 2008 19. Nguyễn Đức Chính, Thiết kế và đánh giá chương trình giáo dục, Tập bài

giảng cao học, Khoa Sư Phạm - Đại học Quốc gia Hà Nội.

20. Đảng Cộng sản Việt Nam, Chỉ thị số: 40-CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban bí thư về xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, 2004.

21. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2011.

22. Vũ Cao Đàm, Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2012.

23. Lê Ngọc Hùng, Xã hội học giáo dục, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009.

112

và thực tiễn. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012

25. Quốc hội Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật Thi đua khen

thưởng, Luật số: 15/2003/QH11.

26. Quốc hội Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật Giáo dục 2005. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

27. Quốc hội Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật Viên chức, Luật số 58/2010/QH12, ngày 15 tháng 11 năm 2010.

28. Quốc hội Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,Luật Giáo dục đại học, Luật số 08/2012/QH13, ngày 18 tháng 6 năm 2012.

29. Trƣờng Đại học Tài nguyên và Môi trƣờng Hà Nội, Quyết định số 2198/QĐ-

TĐHHN về Quy chế quản lý hoạt động NCKH & CN, ngày 01 tháng 11 năm

2011.

30. Trƣờng Đại học Tài nguyên và Môi trƣờng Hà Nội, Quyết định số

113

PHỤ LỤC 1 PHIẾU XIN Ý KIẾN

(Về thực trạng quản lý phát triển đội ngũ giảng viên trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội hiện nay)

Để phục vụ cho công tác nghiên cứu phát triển đội ngũ giảng viên trường Đại học tài Nguyên và Môi trường Hà Nội đến năm 2020, xin đồng chí hãy vui lòng cho biết ý kiến của đồng chí về những vấn đề cụ thể sau đây

(Nếu đồng ý với ý kiến nào thì đánh dấu "x" vào ô vuông hoặc cột tương ứng, nếu không thì bỏ trống)

1. Công tác quy hoạch đội ngũ giảng viên - Làm rất tốt

- Làm tốt

- Làm bình thường - Làm chưa tốt

2. Tuyển chọn đội ngũ giảng viên - Làm rất tốt

- Làm tốt

- Làm bình thường - Làm chưa tốt

3. Sử dụng đội ngũ giảng viên - Làm rất tốt

- Làm tốt

- Làm bình thường - Làm chưa tốt

4. Quản lý hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học - Làm rất tốt

114

- Làm tốt

- Làm bình thường - Làm chưa tốt

5. Công tác đào tạo, bồi dưỡng - Làm rất tốt

- Làm tốt

- Làm bình thường - Làm chưa tốt

6. Kiểm tra, đánh giá đội ngũ giảng viên - Làm rất tốt

- Làm tốt

- Làm bình thường - Làm chưa tốt

7. Thực hiện và hoàn thiện các chế độ chính sách đối với giảng viên - Làm rất tốt

- Làm tốt

- Làm bình thường - Làm chưa tốt

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý phát triển đội ngũ giảng viên trường đại học tài nguyên và môi trường hà nội (Trang 114 - 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)