Những mặt yếu về công tác quản lý đội ngũGV 6

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý phát triển đội ngũ giảng viên trường đại học tài nguyên và môi trường hà nội (Trang 75 - 76)

Nhìn chung đội ngũ GV cơ bản đều đã có sự nhận thức đúng đắn về yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng và phát triển Nhà trường, phần lớn GV đã có sự thay đổi trong cách nhìn nhận nhưng thực tế sự thay đổi đó trong đội ngũ GV chưa đồng đều thể hiện:

67

cấp Địa chính TW I và trường CĐ Khí tượng Thuỷ văn, nâng cấp thành trường ĐH. Hai trường có thể có phong cách quản lý khác nhau và trong thời gian ngắn khó có thể hòa hợp được, hạn chế sự hợp tác.

- Số lượng đầu vào của sinh viên ở giữa các khoa có sự chênh lệch rõ rệt vì vậy mà cơ cấu đội ngũ cán bộ quản lý và GV giữa các khoa cũng có sự khác biệt.

- Trình độ, kiến thức chuyên môn của một số GV được đào tạo từ trước so với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật hiện nay còn nhiều bất cập, lạc hậu. Số GV có trình độ chuyên môn cao ít, một số GV còn ngại học tập, nghiên cứu để nâng cao trình độ. Một số ít người quan niệm học là để làm lãnh đạo chứ không nghĩ rằng học là để trang bị thêm kiến thức, trình độ học vấn, kỹ năng kỹ xảo nghề nghiệp nhằm góp phần vào việc nâng cao chất lượng đào tạo của Trường.

- Năng lực đội ngũ GV tuy đã đáp ứng được yêu cầu trong giai đoạn hiện tại nhưng tương lai về sau nếu không có sự phấn đấu liên tục thì sẽ có nguy cơ tụt hậu và khả năng đáp ứng được những yêu cầu mới lại xuất hiện.

- Có sự chênh lệch số lượng GV trong các khoa, các tổ bộ môn. Có khoa, tổ thì thừa GV nhưng ngược lại có khoa, tổ lại thiếu đội ngũ GV trẻ kế cận, bổ sung.

2.6. Nguyên nhân của thực trạng

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý phát triển đội ngũ giảng viên trường đại học tài nguyên và môi trường hà nội (Trang 75 - 76)