Về chất lượng đội ngũGV

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý phát triển đội ngũ giảng viên trường đại học tài nguyên và môi trường hà nội (Trang 51)

2.2.3.1. Về phẩm chất chính trị, lối sống, tác phong

Phẩm chất chính trị, lối sống, tác phong là yếu tố rất quan trọng giúp người GV có bản lĩnh vững vàng trước những biến động của lịch sử. Trên cơ sở đó thực hiện giáo dục toàn diện, định hướng xây dựng nhân cách cho sinh viên có hiệu quả. Bên cạnh việc nỗ lực phấn đấu nâng cao trình độ chuyên

43

môn nghiệp vụ, GV phải có bản lĩnh chính trị vững vàng thể hiện trước hết ở trình độ lý luận, thái độ và khả năng nhận thức chính trị. Có bản lĩnh chính trị vững vàng, có lối sống, tác phong lành mạnh sẽ có niềm tin vào tương lai tươi sáng của đất nước, có khả năng xử lý được những “tình huống chính trị” nảy sinh trong hoạt động giáo dục. Thiếu bản lĩnh chính trị vững vàng, không có lối sống tác phong sư phạm khó có thể trở thành nhà giáo dục thực sự.

Công tác bồi dưỡng, rèn luyện chính trị, tư tưởng, lối sống, tác phong cho đội ngũ GV được Đảng ủy và Ban Giám hiệu nhà trường rất coi trọng, luôn luôn quan tâm đến việc phát triển đảng viên mới trong lực lượng cán bộ, GV trẻ. Nhờ vậy, từ năm 2010 trở lại đây số lượng GV là đảng viên đã tăng nhanh. Bên cạnh đó hoạt động của tổ chức Công đoàn cũng có nhiều đóng góp, tác động tốt đến việc rèn luyện chính trị, tư tưởng của đội ngũ GV. Có 175/332 GV là Đảng viên, chiếm tỷ lệ 52,7% trên tổng số GV (trong đó có 17 đảng viên đang ở tuổi đoàn viên).

Bảng 2.6: Thống kê về trình độ lý luận chính trị của GV

Trong tổng số 332 GV

Trình độ Lý luận chính trị Cao cấp Trung cấp Sơ cấp

49 222 61

Tỷ lệ 15 67 18

(Nguồn Phòng Tổ chức cán bộ, Trường Đại học TN & MT Hà Nội, năm 2013)

Về trình độ lý luận chính trị, có 49 người đạt trình độ cao cấp chiếm tỉ lệ 15%, 222 đạt trình độ trung cấp chiếm tỉ lệ 67%, và 61 người đạt trình độ sơ cấp chiếm tỉ lệ 18,%.

2.2.3.2. Về năng lực chuyên môn nghiệp vụ

- Ưu điểm

+ Phần lớn đội ngũ GV đều tốt nghiệp ở các trường ĐH sư phạm, số còn lại được bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm: phương pháp giảng dạy ĐH, vì thế phương pháp giảng dạy của GV tốt, giúp quá trình tiếp thu kiến thức của sinh viên đạt kết quả cao.

44

+ Đội ngũ GV nhà trường trong vài năm gần đây đã có nhiều chuyển biến về phương pháp dạy học theo hướng đổi mới. Đội ngũ GV dần được bổ sung, số lượng và cơ cấu các Khoa tuy chưa đồng đều (theo bảng 2.3) thì tỷ lệ GV có trình độ trên ĐH là 50,6% lực lượng này đã đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ cấp thiết đề ra: đào tạo nguồn nhân lực có trình độ, chuyên môn cho cả nước.

+ Đội ngũ GV nhà trường luôn nỗ lực và nhiệt tình trong các hoạt động dạy học. Phấn đấu để học sinh đạt kết qủa cao nhất trong học tập. Qua những giờ lên lớp, qua những đợt hướng dẫn thực hành, các GV đã giúp cho học sinh, sinh viên không những có được tri thức mà còn được học tập kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn để sau này các em ra trường có thể trưởng thành và vững vàng hơn trong công việc.

+ Việc học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học đã được ĐNGV nhà trường đầu tư nhiều thời gian, công sức và bước đầu đã có hiệu quả tốt. ĐNGV xác định rõ ngoại ngữ và tin học là công cụ rất cần thiết để GV tiếp cận tri thức khoa học tiên tiến, tăng cường hợp tác và giao lưu quốc tế nhằm nâng cao trình độ năng lực giảng dạy và NCKH trong thời kỳ bùng nổ CNTT, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực có trình độ cao. ĐNGV nhà trường rất tích cực trong việc nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học. Hưởng ứng việc sử dụng các phương tiện hiện đại hỗ trợ cho việc dạy học. Các GV đã tham gia các lớp ngoại ngữ, tin học do nhà trường tổ chức cho cán bộ GV. Có một số GV tuy không có chứng chỉ tin học nhưng với tinh thần tự học tập, học hỏi nên khả năng sự dụng máy vi tính và sửa chữa nhỏ rất tốt. Điều này cũng góp phần cải thiện phần nào chất lượng đội ngũ. Tuy nhiên mặt tích cực này chủ yếu tập trung vào ĐNGV trẻ với nhiều điều kiện thuận lợi về khả năng học tập, tiếp thu cái mới.

45

Bảng 2.7. Tổng hợp trình độ ngoại ngữ, tin học của GV trường ĐHTN & MT Hà Nội Trình độ Ngành học ĐH Trình độ C Trình độ B Trình độ A Số lƣợng Tỉ lệ (%) Số lƣợng Tỉ lệ (%) Số lƣợng Tỉ lệ (%) Số lƣợng Tỉ lệ (%) Ngoại ngữ 50 15 250 75,3 32 9,6 0 0 Tin học 47 14,1 118 35,5 167 50,3 0 0

(Nguồn Phòng TCCB, Trường Đại học TN & MT Hà Nội, năm 2013)

- Tồn tại

+ Những ngành đào tạo mới vẫn còn tồn tại những bất cập ở một số môn học như chưa có GV, chưa có giáo trình và đề cương môn học, nhà trường phải phân công GV ở ngành khác giảng dạy, GV phải tự tìm tài liệu, tự xây dựng nội dung chương trình giảng dạy. Có nghĩa là GV trực tiếp giảng dạy đảm nhận từ “A đến Z” chưa có sự kiểm tra, đánh giá xem nội dung giảng dạy có đảm bảo hay không, GV đó có thể đạt tốt môn đó hay không? ... Mặt khác, việc thực hiện kế hoạch và chương trình giảng dạy đôi lúc còn xáo trộn và chưa kịp tiến độ, do tình trạng thiếu GV ở một số ngành gây ra khó khăn cho công việc sắp xếp bố trí chuyên môn của GV.

+ Đội ngũ GV còn nhiều khó khăn, hạn chế trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy và trong công tác chủ nhiệm lớp.

+ Năng lực biên soạn chương trình, giáo trình, tài liệu giảng dạy còn rất yếu, toàn bộ giáo trình giảng dạy phần lớn do nhà trường cung cấp. Về chương trình dạy học, như đã đề cập ở trên, một số ngành học mới, do yêu cầu cấp thiết GV phải tự biên soạn chương trình, tự thu thập tài liệu về giảng dạy nhưng những chương trình, những tài liệu đó chỉ mang tính chất cá nhân chưa có sự kiểm định, cũng như chưa qua một hội đồng khoa học nào. Năm học 2012 -2013, Nhà trường đã phát động và khuyến khích GV biên soạn được 35 cuốn giáo trình ĐH thuộc các Khoa: Công nghệ thông tin, Địa chất, Khí tượng thủy văn, KTTN & MT, Môi trường, Quản lý đất đai, Trắc địa –

46

Bản đồ. Số GV có khả năng biên soạn giáo trình rất ít. Điều này thể hiện sức ì trong thế hệ GV lâu năm nhiều kinh nghiệm nhưng còn chậm đổi mới, thế hệ GV trẻ đi học nhiều, thời gian dạy nhiều không có nhiều thời gian đầu tư cho nghiên cứu, biên soạn tài liệu giảng dạy.

+ Năng lực NCKH và các hoạt động khoa học công nghệ khác của đội ngũ GV nhà trường còn hạn chế, đối với nhiều GV, công tác NCKH còn mang tính đối phó. Năm học 2011-2012 toàn trường chỉ có 02 đề tài NCKH cấp Bộ, 05 đề tài NCKH cấp cơ sở. Mặc dù đề tài NCKH cấp cơ sở không sử dụng ngân sách Nhà nước được tính vào khối lượng giảng dạy là 155 tiết nhưng số lượng GV tham gia NCKH cũng rất ít (19 đề tài). Chính vì vậy, trong thời gian tới nhà trường cần có những điều chỉnh, có kế hoạch phân công, định hướng về nghiên cứu. Khuyến khích các nhóm nghiên cứu trong đó kết hợp được những người có kinh nghiệm NCKH với những người mà khả năng NCKH còn non trẻ, tạo cơ hội tập dượt, học hỏi lẫn nhau, nhằm nâng cao chât lượng NCKH của ĐNGV nhà trường.

Bảng 2.8: Thống kế số lượng đề tài NCKH của ĐNGV qua các năm học

STT Nội dung Năm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2010 Năm 2011 Năm 2012 1 Đề tài cấp Bộ 01 1 2 2 Đề tài cấp cơ sở sử dụng NSNN 03 10 5 3 Đề tài cấp cơ sở không sử dụng NSNN 09 10 19

4 Đề tài sinh viên 09 6 42

(Nguồn: Phòng KHCN & HTQT, Trường Đại học TN & MT Hà Nội, năm 2013 )

2.3. Thực trạng công tác quản lý phát triển đội ngũ GV Trƣờng ĐHTN & MT Hà Nội

2.3.1. Công tác quy hoạch ĐNGV

+ Ưu điểm

Nhà trường đã lập kế hoạch phát triển hàng năm. Căn cứ quy mô phát triển, thực trạng nhà trường để xây dựng nhu cầu về nhân sự, xác định nhu cầu về số

47 lượng, cơ cấu bộ môn, chất lượng đội ngũ.

Trên cơ sở phân tích thực trạng để xây dựng kế hoạch sử dụng, cử đi đào tạo, bồi dưỡng để phát triển đội ngũ; kế hoạch được thông báo công khai, có sự tham gia xây dựng của các tổ khoa, bộ môn. Hàng năm, kế hoạch phát triển cho năm học sau được xây dựng vào cuối năm và trình Bộ TN & MT và nhận quyết định phê duyệt của Bộ TN & MT vào tháng 3 năm sau.

+ Hạn chế

Các cấp quản lý chưa chỉ đạo, hướng dẫn các Khoa, Bộ môn xây dựng được quy hoạch phát triển nhà trường nói chung và quy hoạch đội ngũ GV trong 5 năm, 10 năm.

Đến tháng 9/2013 Nhà trường mới chỉ đạo xây dựng bản quy hoạch phát triển GD&ĐT giai đoạn 2016-2021.

Chưa xây dựng được kế hoạch phát triển đội ngũ mà chủ yếu chỉ là một nội dung trong kế hoạch phát triển giáo dục hàng năm.

Chưa dự báo được về sự biến động của đội ngũ (chuyển đi, nghỉ hưu, nghỉ chế độ thai sản...).

Chỉ tiêu kế hoạch Bộ giao không kịp thời.

2.3.2. Công tác tuyển dụng, sử dụng ĐNGV

2.3.2.1. Công tác tuyển dụng ĐNGV *) Về số lượng

Bảng 2.9: Thống kế số lượng GV được tuyển dụng qua các năm học

TT Năm tuyển dụng Số lƣợng Trong đó

TS, TSKH Thạc sĩ ĐH

1 2010 – 2011 20 5 15 0

2 2011 – 2012 34 8 26 0

3 2012 – 2013 57 6 51 0

(Nguồn Phòng TCCB, Trường Đại học TN & MT Hà Nội, năm 2013)

48

tiếp nhận, tuyển dụng và hợp đồng 111 GV. Đội ngũ GV được tuyển dụng đa phần là trẻ tuổi, có trình độ trên ĐH. Đa số GV mới được tuyển dụng còn thiếu kinh nghiệm trong giảng dạy, số ít chưa được đào tạo về nghiệp vụ sư phạm nên gặp không ít khó khăn trong quá trình giảng dạy.

Do thiếu GV nên việc dụng GV chủ chủ yếu thông qua xét tuyển, hầu hết các GV được tuyển dụng về trường chỉ xét duyệt thông qua hồ sơ. 100% GV được tuyển dụng về trường, khi hết thời gian tập sự đều được bổ nhiệm chính thức vào ngạch GV.

*) Quy trình tuyển dụng

Trường ĐHTN & MT Hà Nội là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ TN & MT, chịu sự quản lý Nhà nước về GD & ĐT của Bộ GD & ĐT vì vậy công tác tuyển dụng phải có sự thông qua và đồng ý của Bộ TN & MT. Các văn bản làm căn cứ tuyển dụng bao gồm:

- Luật Viên chức số: 58/2010/QH12 của Quốc Hội (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nghị định số: 29/2012/NĐ-CP, ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức.

- Thông tư 15/2012/TT-BNV, ngày 25 tháng 12 năm 2012 của Bộ Nội vụ Về việc hướng dẫn về tuyển dụng, ký kết hợp đồng làm việc và đền bù chi phí đào tạo, bồi dưỡng với viên chức.

- Thông tư số: 16/2012/TT-BNV, ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Bộ Nội vụ về Ban hành Quy chế thi tuyển, xét tuyển viên chức; Quy chế thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức và Nội quy kỳ thi tuyển, thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức.

Trên cơ sở đó nhà trường đã thực hiện quy trình tuyển dụng viên chức như sau:

- Hiệu trưởng căn cứ vào số biên chế được duyệt xây dựng phương án tuyển dụng gửi về Bộ TN & MT;

- Bộ TN & MT phê duyệt phương án tuyển dụng của nhà trường; - Nhà trường thông báo về việc tuyển dụng viên chức theo quy định;

49

- Phòng Tổ chức cán bộ trực tiếp phát hành và thu nhận hồ sơ đăng ký tuyển dụng;

- Nhà trường thành lập Hội đồng và tiến hành thi tuyển viên chức; + Hình thức, nội dung thi tuyển: Thi 4 môn:

1) Môn kiến thức chung: thi viết một bài về hệ thống chính trị, tổ chức bộ máy của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội; quản lý hành chính nhà nước; chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về ngành, lĩnh vực tuyển dụng.

2) Môn nghiệp vụ chuyên ngành: thi viết một bài và một bài thi thực hành. 3) Môn ngoại ngữ (tiếng Anh): Thi viết một bài.

Miễn thi Ngoại ngữ trong trường hợp môn nghiệp vụ chuyên ngành không phải là ngoại ngữ và nếu có một trong các điều kiện sau: có bằng tốt nghiệp ĐH, sau ĐH về ngoại ngữ; có bằng tốt nghiệp ĐH, sau ĐH ở nước ngoài hoặc tốt nghiệp ĐH, sau ĐH tại cơ sở đào tạo bằng tiếng nước ngoài tại Việt Nam.

4) Môn tin học văn phòng: Thi thực hành một bài.

Miễn thi môn tin học văn phòng trong trường hợp có bằng tốt nghiệp từ trung cấp chuyên ngành công nghệ thông tin trở lên.

- Nhà trường gửi báo cáo kết quả xét tuyển viên chức về Bộ TN & MT và đề nghị Bộ xem xét công nhận kết quả;

- Hiệu trưởng ra quyết định về việc tuyển dụng viên chức; thực hiện việc ký kết hợp đồng lao động theo Thông tư 15/2012/TT-BNV, ngày 25 tháng 12 năm 2012 của Bộ Nội;

- Phân công viên chức về các đơn vị thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng các đơn vị phòng – khoa, đồng thời phân công người hướng dẫn thực hiện thử việc đối với viên chức;

- Đánh giá kết quả thử việc và ra quyết định về việc bổ nhiệm chính thức vào ngạch viên chức.

50

Quy trình tuyển dụng vẫn còn tồn tại cơ chế xin cho, tính cục bộ, tình cảm cá nhân,… làm giảm tính minh bạch trong quá trình tuyển dụng. Mặt khác, quyền tự chủ trong tuyển dụng của nhà trường còn bị hạn chế và chỉ tiêu biên chế bị ràng buộc bởi tỷ lệ sinh viên/GV … nên dễ mất thời cơ tuyển dụng; khi có nguồn để tuyển dụng thì không có chỉ tiêu, khi có chỉ tiêu thì không còn nguồn để tuyển dụng. Việc thực hiện quy trình tuyển dụng chưa thực sự được bàn bạc thật dân chủ trong ban lãnh đạo nhà trường.

*) Tiêu chí tuyển dụng

Năm 2012 Nhà trường tuyển dụng 57 viên chức (trong đó xét tuyển 06 viên chức có bằng Tiến sỹ, thi tuyển 51 viên chức.

Các tiêu chí tuyển dụng của nhà trường chủ yếu căn cứ theo Điều 22 của Luật Viên chức số 58/2010/QH12 ngày 15 tháng 11 năm 2010 của Quốc hội và Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức, cụ thể:

- Người có đủ các điều kiện sau đây không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo được đăng ký dự tuyển viên chức:

1) Có quốc tịch Việt Nam và cư trú tại Việt Nam; 2) Đủ 18 tuổi trở lên;

3) Có đơn đăng ký dự tuyển; 4) Có lý lịch rõ ràng;

5) Có văn bằng, chứng chỉ phù hợp với vị trí việc làm; 6) Đủ sức khoẻ để thực hiện nhiệm vụ;

7) Các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí dự tuyển (bảng 2.10). - Những người sau đây không được đăng ký dự tuyển viên chức: 1) Mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;

2) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành bản án, quyết định về hình sự của Tòa án; đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng.

51 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mặc dù vậy, trong quá trình xét tuyển vẫn tồn tại tính chủ quan, ưu ái cá nhân nên nhiều khi một số tiêu chí tuyển dụng bị bỏ qua vì vậy tính công bằng trong tuyển dụng đôi lúc vẫn còn hạn chế.

Bảng 2.10: Số lượng và yêu cầu năng lực trong tuyển dụng của năm 2012

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý phát triển đội ngũ giảng viên trường đại học tài nguyên và môi trường hà nội (Trang 51)