Công tác kiểm tra,đánh giá ĐNGV

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý phát triển đội ngũ giảng viên trường đại học tài nguyên và môi trường hà nội (Trang 69 - 72)

61

Kiểm tra, đánh giá là một trong những chức năng quan trọng của công tác lãnh đạo quản lý, là việc làm thường xuyên và là trách nhiệm của nhà quản lý trường học, nó là khâu tất yếu trong công tác quản lý. Thông qua kiểm tra, đánh giá giúp các nhà quản lý hiểu rõ và đánh giá đúng năng lực của ĐNGV.

Đánh giá GV giúp họ không ngừng nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực và hiệu quả công tác của họ; ngoài ra còn làm căn cứ để tuyển chọn, bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo, bồi dưỡng và thực hiện các chế độ chính sách. Kiểm tra đánh giá đúng sẽ làm cho ĐNGV phấn khởi tin tưởng.

Việc kiểm tra đánh giá thường xuyên đã phát huy được mặt mạnh của ĐNGV để khuyến khích nhân rộng điển hình làm nòng cốt trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy của nhà trường, đồng thời phát hiện những sai lệch, yếu kém của ĐNGV để kịp thời uốn nắn, điều chỉnh.

Tuy nhiên một số GV chưa nhận thức được ý nghĩa của hoạt động kiểm tra, đánh giá với chính bản thân họ; chưa tin tưởng ở sự công bằng, vô tư, khách quan, khoa học của công tác kiểm tra, đánh giá; đội ngũ cán bộ, quản lý nhà trường từ cấp phòng, khoa trở lên chưa được bồi dưỡng những kỹ năng cơ bản về kiểm tra, đánh giá ĐNGV; hình thức kiểm tra, đánh giá chưa được mở rộng và dân chủ trong đánh giá; năm là khuyến khích đội ngũ GV tự kiểm tra, đánh giá bản thân.

Việc quản lý, đánh giá cán bộ, GV của Nhà trường được thực hiện theo Luật số 58/2010/QH12-Luật viên chức và Nghị định số 29/2012/NĐ- CP về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức. Ngoài ra, căn cứ quyết định số 2135/QĐ-BTNMT ngày 06 tháng 12 năm 2012 của Bộ TN & MT, những năm qua việc đánh giá GV đã đạt được những kết quả nhất định, đánh giá toàn diện, sát thực hơn. Kết quả đánh giá của năm 2012 được thể hiện ở bảng 2.14.

62

Bảng 2.14: Tổng hợp kết quả đánh giá cán bộ, viên chức năm 2012

STT Các tổ chức trực thuộc đơn vị Tổng số cán bộ hiện có Số dự bỏ phiếu Kết quả xếp loại Hoàn thành XSNV Hoàn thành tốt NV Hoàn thành NV Không hoàn thành NV 1 Khoa QL ĐĐ 34 34 3 30 1 0 2 Khoa TĐ - BĐ 39 39 4 28 7 3 Khoa MT 38 38 5 31 2 4 Khoa KTTVTNN 32 32 4 22 6 5 Khoa KHĐC 24 24 2 19 3 6 Khoa KTTNMT 50 50 6 35 7 2 7 Khoa CNTT 33 33 1 32 8 Khoa LLCT 25 25 1 24 9 Khoa GDTX 3 3 3 10 Khoa Địa chất 6 6 6 11 Bộ môn GDTC &GDQP 18 18 17 1 12 Bộ môn KH biển 6 6 1 5 13 Bộ môn BĐKH 7 7 2 5 14 Bộ môn NN 17 17 0 17 15 Tổng số 332 332 29 274 27 % 100 100 8,73 82,5 8,1 0,6

(Nguồn Phòng Tổ chức cán bộ, Trường Đại học TN & MT Hà Nội, năm 2013)

Số liệu thống kê ở bảng 2.14 cho thấy: công tác đánh giá, xếp loại GV đã được chú ý, phân loại được phẩm chất năng lực của giáo viên. Tỷ lệ xuất sắc chiếm 8,73%; hầu hết được xếp loại hoàn thành tốt nhiệm vụ (82,5%); còn một số (gần bằng số xuất sắc) hoàn thành nhiệm vụ (8,1%) và có 2 GV (ở khoa KTTNMT) chưa hoàn thành nhiệm vụ.

Việc đánh giá đúng, kịp thời, công bằng, khách quan năng lực, cống hiến của họ đã tạo động lực tốt để động viên, khuyến khích đội ngũ GV phấn khởi,

63

toàn tâm toàn ý, phấn đấu thi đua dạy tốt, học tốt vì học sinh, vì nhà trường. Đánh giá đúng làm căn cứ cho việc thực hiện các chế độ chính sách đối với GV, trong đó có chế độ thi đua khen thưởng.

Song trong việc đánh giá còn có tồn tại:

- Việc đánh giá chưa xây dựng được bộ tiêu chuẩn, tiêu chí để dánh giá, chưa sát tình hình thực tế, chưa được cụ thể hoá thêm để phù hợp với điều kiện của các khoa trong trường; khi đánh giá còn biểu hiện chủ quan, nể nang, chưa công bằng, mang tính cảm tính và chủ quan trong đánh giá.

- Kết quả đánh giá chưa phản ánh chính xác năng lực và công hiến nên còn tâm lý căng thẳng, bức xúc.

Số liệu trên cho ta thấy tương đối về chất lượng đội ngũ GV qua đánh giá theo công chức, viên chức, cần có công cụ đánh giá thích hợp hơn đối với hoạt động dạy học và NCKH của GV.

Hàng năm nhà trường tiến hành đánh giá GV theo mẫu đánh giá công chức của Bộ TN & MT, kết quả đánh giá được thể hiện ở bảng 2.14. Các nội dung, tiêu chí đánh giá trong phiếu không đảm bảo được các yêu cầu đánh giá đối với GV nên hiệu quả đánh giá không cao.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý phát triển đội ngũ giảng viên trường đại học tài nguyên và môi trường hà nội (Trang 69 - 72)