Công tác tuyển dụng, sửdụng ĐNGV

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý phát triển đội ngũ giảng viên trường đại học tài nguyên và môi trường hà nội (Trang 56 - 66)

2.3.2.1. Công tác tuyển dụng ĐNGV *) Về số lượng

Bảng 2.9: Thống kế số lượng GV được tuyển dụng qua các năm học

TT Năm tuyển dụng Số lƣợng Trong đó

TS, TSKH Thạc sĩ ĐH

1 2010 – 2011 20 5 15 0

2 2011 – 2012 34 8 26 0

3 2012 – 2013 57 6 51 0

(Nguồn Phòng TCCB, Trường Đại học TN & MT Hà Nội, năm 2013)

48

tiếp nhận, tuyển dụng và hợp đồng 111 GV. Đội ngũ GV được tuyển dụng đa phần là trẻ tuổi, có trình độ trên ĐH. Đa số GV mới được tuyển dụng còn thiếu kinh nghiệm trong giảng dạy, số ít chưa được đào tạo về nghiệp vụ sư phạm nên gặp không ít khó khăn trong quá trình giảng dạy.

Do thiếu GV nên việc dụng GV chủ chủ yếu thông qua xét tuyển, hầu hết các GV được tuyển dụng về trường chỉ xét duyệt thông qua hồ sơ. 100% GV được tuyển dụng về trường, khi hết thời gian tập sự đều được bổ nhiệm chính thức vào ngạch GV.

*) Quy trình tuyển dụng

Trường ĐHTN & MT Hà Nội là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ TN & MT, chịu sự quản lý Nhà nước về GD & ĐT của Bộ GD & ĐT vì vậy công tác tuyển dụng phải có sự thông qua và đồng ý của Bộ TN & MT. Các văn bản làm căn cứ tuyển dụng bao gồm:

- Luật Viên chức số: 58/2010/QH12 của Quốc Hội

- Nghị định số: 29/2012/NĐ-CP, ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức.

- Thông tư 15/2012/TT-BNV, ngày 25 tháng 12 năm 2012 của Bộ Nội vụ Về việc hướng dẫn về tuyển dụng, ký kết hợp đồng làm việc và đền bù chi phí đào tạo, bồi dưỡng với viên chức.

- Thông tư số: 16/2012/TT-BNV, ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Bộ Nội vụ về Ban hành Quy chế thi tuyển, xét tuyển viên chức; Quy chế thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức và Nội quy kỳ thi tuyển, thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức.

Trên cơ sở đó nhà trường đã thực hiện quy trình tuyển dụng viên chức như sau:

- Hiệu trưởng căn cứ vào số biên chế được duyệt xây dựng phương án tuyển dụng gửi về Bộ TN & MT;

- Bộ TN & MT phê duyệt phương án tuyển dụng của nhà trường; - Nhà trường thông báo về việc tuyển dụng viên chức theo quy định;

49

- Phòng Tổ chức cán bộ trực tiếp phát hành và thu nhận hồ sơ đăng ký tuyển dụng;

- Nhà trường thành lập Hội đồng và tiến hành thi tuyển viên chức; + Hình thức, nội dung thi tuyển: Thi 4 môn:

1) Môn kiến thức chung: thi viết một bài về hệ thống chính trị, tổ chức bộ máy của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội; quản lý hành chính nhà nước; chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về ngành, lĩnh vực tuyển dụng.

2) Môn nghiệp vụ chuyên ngành: thi viết một bài và một bài thi thực hành. 3) Môn ngoại ngữ (tiếng Anh): Thi viết một bài.

Miễn thi Ngoại ngữ trong trường hợp môn nghiệp vụ chuyên ngành không phải là ngoại ngữ và nếu có một trong các điều kiện sau: có bằng tốt nghiệp ĐH, sau ĐH về ngoại ngữ; có bằng tốt nghiệp ĐH, sau ĐH ở nước ngoài hoặc tốt nghiệp ĐH, sau ĐH tại cơ sở đào tạo bằng tiếng nước ngoài tại Việt Nam.

4) Môn tin học văn phòng: Thi thực hành một bài.

Miễn thi môn tin học văn phòng trong trường hợp có bằng tốt nghiệp từ trung cấp chuyên ngành công nghệ thông tin trở lên.

- Nhà trường gửi báo cáo kết quả xét tuyển viên chức về Bộ TN & MT và đề nghị Bộ xem xét công nhận kết quả;

- Hiệu trưởng ra quyết định về việc tuyển dụng viên chức; thực hiện việc ký kết hợp đồng lao động theo Thông tư 15/2012/TT-BNV, ngày 25 tháng 12 năm 2012 của Bộ Nội;

- Phân công viên chức về các đơn vị thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng các đơn vị phòng – khoa, đồng thời phân công người hướng dẫn thực hiện thử việc đối với viên chức; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đánh giá kết quả thử việc và ra quyết định về việc bổ nhiệm chính thức vào ngạch viên chức.

50

Quy trình tuyển dụng vẫn còn tồn tại cơ chế xin cho, tính cục bộ, tình cảm cá nhân,… làm giảm tính minh bạch trong quá trình tuyển dụng. Mặt khác, quyền tự chủ trong tuyển dụng của nhà trường còn bị hạn chế và chỉ tiêu biên chế bị ràng buộc bởi tỷ lệ sinh viên/GV … nên dễ mất thời cơ tuyển dụng; khi có nguồn để tuyển dụng thì không có chỉ tiêu, khi có chỉ tiêu thì không còn nguồn để tuyển dụng. Việc thực hiện quy trình tuyển dụng chưa thực sự được bàn bạc thật dân chủ trong ban lãnh đạo nhà trường.

*) Tiêu chí tuyển dụng

Năm 2012 Nhà trường tuyển dụng 57 viên chức (trong đó xét tuyển 06 viên chức có bằng Tiến sỹ, thi tuyển 51 viên chức.

Các tiêu chí tuyển dụng của nhà trường chủ yếu căn cứ theo Điều 22 của Luật Viên chức số 58/2010/QH12 ngày 15 tháng 11 năm 2010 của Quốc hội và Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức, cụ thể:

- Người có đủ các điều kiện sau đây không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo được đăng ký dự tuyển viên chức:

1) Có quốc tịch Việt Nam và cư trú tại Việt Nam; 2) Đủ 18 tuổi trở lên;

3) Có đơn đăng ký dự tuyển; 4) Có lý lịch rõ ràng;

5) Có văn bằng, chứng chỉ phù hợp với vị trí việc làm; 6) Đủ sức khoẻ để thực hiện nhiệm vụ;

7) Các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí dự tuyển (bảng 2.10). - Những người sau đây không được đăng ký dự tuyển viên chức: 1) Mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;

2) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành bản án, quyết định về hình sự của Tòa án; đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng.

51

Mặc dù vậy, trong quá trình xét tuyển vẫn tồn tại tính chủ quan, ưu ái cá nhân nên nhiều khi một số tiêu chí tuyển dụng bị bỏ qua vì vậy tính công bằng trong tuyển dụng đôi lúc vẫn còn hạn chế.

Bảng 2.10: Số lượng và yêu cầu năng lực trong tuyển dụng của năm 2012

TT Đơn vị sử dụng viên chức Số lƣợng Vị trí tuyển dụng

Yêu cầu cụ thể của vị trí dự tuyển

1 Khoa KTTN & MT Bộ môn Quản trị kinh doanh 03 GV

Tốt nghiệp ĐH chính quy, loại giỏi hoặc thạc sỹ trở lên, các chuyên ngành: Quản trị kinh doanh; Marketing; Có chứng chỉ ngoại ngữ và tin học trình độ B trở lên.

Bộ môn

Kế toán 03 GV

Tốt nghiệp ĐH chính quy, loại giỏi hoặc thạc sỹ trở lên, các chuyên ngành: Kế toán; Kiểm toán; có chứng chỉ ngoại ngữ và tin học trình độ B trở lên.

Bộ môn Kinh tế

học 04 GV

Tốt nghiệp ĐH chính quy, loại giỏi hoặc thạc sỹ trở lên, chuyên ngành: Kinh tế quốc tế; Có chứng chỉ ngoại ngữ và tin học trình độ B trở lên. 2 Khoa KTTV & TNN Bộ môn Thủy văn 04 GV

Tốt nghiệp ĐH chính quy, loại giỏi hoặc thạc sỹ trở lên, chuyên ngành:

Thủy văn; Có chứng chỉ ngoại ngữ và tin học trình độ B trở lên. Bộ môn Biến đổi khí hậu và phát triển bền vững 03 GV

Tốt nghiệp ĐH chính quy, loại giỏi hoặc thạc sỹ trở lên, các chuyên ngành: Khí tượng, Thủy văn; Môi trường; Có chứng chỉ ngoại ngữ và tin học trình độ B trở lên

3 Khoa Quản lý đất đai Bộ môn Quy hoạch sử dụng đất 03 GV

Tốt nghiệp ĐH chính quy, loại giỏi hoặc thạc sỹ trở lên, các chuyên ngành: Khoa học đất; Quản lý đất đai; Có chứng chỉ ngoại ngữ và tin học trình độ B trở lên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

52 TT Đơn vị sử dụng viên chức Số lƣợng Vị trí tuyển dụng

Yêu cầu cụ thể của vị trí dự tuyển

Bộ môn Đăng ký và thống kê đất đai

03 GV

Tốt nghiệp ĐH chính quy, loại giỏi hoặc thạc sỹ trở lên, các chuyên ngành: Quản lý đất đai; Địa chính; Có chứng chỉ ngoại ngữ và tin học trình độ B trở lên.

4 Khoa Môi trường Bộ môn Quản lý Môi trường 04 GV

Tốt nghiệp ĐH chính quy, loại giỏi hoặc thạc sỹ trở lên, các chuyên ngành:Quản lý môi trường, Phát triển bền vững, có chứng chỉ ngoại ngữ và tin học trình độ B trở lên. Bộ môn Độc học và Quan trắc Môi trường 03 GV

Tốt nghiệp ĐH chính quy, loại giỏi hoặc thạc sỹ trở lên, các chuyên ngành: Hóa học môi trường; Hóa học phân tích; có chứng chỉ ngoại ngữ và tin học trình độ B trở lên. Bộ môn Công nghệ Môi trường 02 GV

Tốt nghiệp ĐH chính quy, loại giỏi hoặc thạc sỹ trở lên, chuyên ngành:Kỹ thuật Môi trường; Có chứng chỉ ngoại ngữ và tin học trình độ B trở lên. 5 Khoa Trắc địa – Bản đồ Bộ môn Trắc địa cao cấp công trình 03 GV

Tốt nghiệp ĐH chính quy, loại giỏi hoặc thạc sỹ trở lên, chuyên ngành: Trắc địa; Có chứng chỉ ngoại ngữ và tin học trình độ B trở lên. Bộ môn Trắc địa cơ sở 02 GV

Tốt nghiệp ĐH chính quy, loại giỏi hoặc thạc sỹ trở lên, chuyên ngành: Trắc địa; Có chứng chỉ ngoại ngữ và tin học trình độ B trở lên. 6 Khoa Công nghệ thông tin Bộ môn Khoa học máy tính và ứng dụng 02 GV

Tốt nghiệp ĐH chính quy, loại giỏi hoặc thạc sỹ trở lên, các chuyên ngành: Công nghệ thông tin; Khoa học máy tính; Tin học ứng dụng; Có chứng chỉ ngoại ngữ trình độ B trở lên.

53 TT Đơn vị sử dụng viên chức Số lƣợng Vị trí tuyển dụng

Yêu cầu cụ thể của vị trí dự tuyển

Bộ môn Kỹ thuật máy tính

03 GV

Tốt nghiệp ĐH chính quy, loại giỏi hoặc thạc sỹ trở lên, các chuyên ngành: Công nghệ thông tin; Khoa học máy tính; Tin học ứng dụng; có chứng chỉ ngoại ngữ trình độ B trở lên. 7 Khoa Lý luận chính trị Bộ môn Mác – Lê Nin 03 GV

Tốt nghiệp ĐH chính quy, loại giỏi hoặc thạc sỹ trở lên, chuyên ngành: Triết học; Có chứng chỉ ngoại ngữ và tin học trình độ B trở lên. Bộ môn đường lối CM của ĐCSVN 03 GV

Tốt nghiệp ĐH chính quy, loại giỏi hoặc thạc sỹ trở lên, các chuyên ngành: Lịch sử hoặc lịch sử Đảng; Có chứng chỉ ngoại ngữ và tin học trình độ B trở lên.

8 Khoa Địa chất 03 GV

Tốt nghiệp ĐH chính quy, loại giỏi hoặc thạc sỹ trở lên, chuyên ngành: Địa chất; Có chứng chỉ ngoại ngữ và tin học trình độ B trở lên.

Tổng cộng 51

(Nguồn Phòng Tổ chức cán bộ, Trường Đại học TN & MT Hà Nội, năm 2013) *) Tính cân đối giữa các bộ môn trong tuyển dụng GV

Trong những năm gần đây công tác tuyển dụng đã chưa làm tốt việc đảm bảo tính hợp lý giữa các bộ môn trong tuyển dụng do chưa làm tốt công tác rà soát, sắp xếp biên chế cũng như chưa theo sát tình hình đào đạo và xu hướng phát triển của nhà trường. Do nhu cầu đào tạo các ngành phát triển mạnh nên số lượng giáo viên còn thiếu rất nhiều. Theo bảng 2.10 thì năm học 2011- 2012 Nhà trường không có biên chế tuyển dụng GV ở các ngành: Kỹ thuật KSÔN Môi trường, Trắc địa biển, Quản lý nhà đất, Quản lý TN nước, Quản trị Marketing. Đây là những ngành học mới, nhà trường không có GV ở các chuyên ngành này nên đã hợp đồng thỉnh giảng với nhiều GV có trình độ cao từ các trường ĐH tại thành phố Hà Nội nhưng cũng không tránh khỏi bị động,

54

dẫn đến trường hợp GV dạy quá tải. Một số ngành như Kế toán, Kinh tế học thừa GV nhưng vẫn có biên chế. Tình trạng thiếu thừa cục bộ gây ra sự lãng phí lao động và mất cân đối. Điều này yêu cầu công tác tuyển dụng cũng như sử dụng phải có sự linh hoạt và khoa học để khắc phục tình trạng trên.

Công tác tuyển dụng tuy còn nhiều bất cập nhưng số lượng GV được tuyển dụng những năm gần đây hầu hết là có trình độ thạc sĩ hoặc đang học thạc sĩ ngày càng cao. Mặt khác, các GV trẻ được tuyển dụng với đầy nhiệt huyết và tinh thần học tập nâng cao trình độ nên chất lượng đội ngũ GV nhà trường cũng được cải thiện khá tốt. Chính vì vậy có thể nói, công tác tuyển dụng đã đáp ứng phần nào việc nâng cao chất lượng ĐNGV nhà trường.

2.3.2.2. Công tác sử dụng ĐNGV

- Việc thực hiện chế độ thử việc đối với GV mới tuyển dụng:

Từ thực tế công tác, tác giả có thể khẳng định rằng nhà trường đã thực hiện chế độ thử việc đối với tất cả GV mới được tuyển dụng (trừ một số trường hợp đặc biệt được miễn theo quy định của Nhà nước). Khi có quyết định tuyển dụng chính thức, GV tập sự được phân công người hướng dẫn thử việc. Sau thời gian một năm, GV hướng dẫn có trách nhiệm nhận xét để GV tập sự hoàn tất thủ tục để được bổ nhiệm chính thức vào ngạch viên chức. Công tác thử việc còn nặng tính thủ tục để hợp lý hóa vấn đề chứ chưa có một cơ chế kiểm tra, giám sát, đánh giá, sàng lọc để đánh giá đúng năng lực, phẩm chất của người GV tập sự đủ điều kiện vào ngạch GV. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Bố trí sử dụng theo chuyên môn được đào tạo:

Hầu hết GV được bố trí đúng chuyên môn được đào tạo. Theo bảng 2.10 thì năm học 2011-2012 GV ở các ngành Kỹ thuật KSÔN Môi trường, Khoa học biển, Biến đổi khí hậu…. chưa có chỉ tiêu biên chế, chưa có sẵn nguồn nên nhà trường đã bố trí GV một số ngành gần sang giảng dạy. Việc bố trí này tuy giải quyết được lượng giáo viên dư nhưng chưa đảm bảo chất lượng đào tạo. Vì vậy trong thời gian tới nhà trường cần đổi mới các biện pháp quản lý sử dụng

55

GV, đảm bảo bố trí đúng người, đúng việc, đánh giá đúng năng lực của GV cũng như thống nhất được sự quản lý giữa các đơn vị trong nhà trường.

- Việc đảm bảo tính kế thừa giữa các thế hệ GV:

ĐNGV nhà trường có một lớp GV đến tuổi nghỉ hưu trong khi lớp kế cận chưa được bổ sung, bồi dưỡng. Nhà trường đã tăng cường tuyển dụng, ký hợp đồng để bù đắp cho lực lượng GV công tác lâu năm chuẩn bị về hưu. Tuy nhiên cùng với việc tuyển dụng là việc nhà trường mở rộng đào tạo đa dạng các ngành, chính vì vậy, ở một số bộ môn vẫn còn nguy cơ hụt hẫng về đội ngũ, trong khi việc tuyển dụng GV để đảm bảo sự kế thừa gặp nhiều khó khăn nhiều lý do: do cơ chế định biên và còn thiếu tự chủ trong việc tự chủ trong việc tuyển dụng. Mặc dù nhà trường đã xác định trong thời gian tiếp theo một GV sẽ về hưu nhưng không thể tuyển dụng nếu không có biên chế. Chỉ khi nào GV đó về hưu mới có thể tuyển dụng GV mới. Vì thế, khi đội ngũ GV có nhiều kinh nghiệm về hưu, thì GV trẻ chưa kịp trưởng thành, tạo nên một khoảng trống lớn trong công tác đào tạo.

Bảng 2.11: Thống kê số lượng GV về hưu từ năm 2010 đến năm 2015

Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015

Số lƣợng 5 7 5 5 3 7

(Nguồn Phòng Tổ chức cán bộ, Trường Đại học TN & MT Hà Nội, năm 2013)

- Việc thực hiện định mức giờ chuẩn đối với GV:

Nhà trường căn cứ Quyết định số 64/2008/QĐ-BGDĐT ngày 28 tháng 11 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ GD & ĐT ban hành chế độ làm việc đối với GV và Quyết định số 636/QĐ-TĐHHN ngày 20 tháng 3 năm 2013 của Trường ĐHTN & MT Hà Nội về việc ban hành Quy chế chi tiêu nội bộ năm 2013 để thực hiện đúng và đủ chế độ giờ chuẩn đối với GV.

Bên cạnh đó, vấn đề giải quyết giờ chuẩn cho GV không có tiết dạy cũng

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý phát triển đội ngũ giảng viên trường đại học tài nguyên và môi trường hà nội (Trang 56 - 66)