3.2.6. 1. Mục đích của biện pháp
Trong Luật Viên chức (Luật số 58/58/2010/QH12) nêu “Mục đích của đánh giá viên chức để làm căn cứ tiếp tục bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chế độ, chính sách đối với viên chức”.
Cũng vậy, mục đích của việc kiểm tra, đánh giá đội ngũ GV nhằm:
- Đánh giá đúng thực trạng làm cơ sở cho việc sử dụng, đề bạt, khen thưởng, bố trí, sắp xếp lại, tiếp tục đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng để đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ.
- Việc kiểm tra, đánh giá nhằm tạo động lực cho GV tự giác nỗ lực trong lao động, học tập để đạt được kết quả cao hơn.
3.2.6.2. Nội dung và cách thức thực hiện:
Trường ĐHTN & MT Hà Nội cần căn cứ vào sứ mạng, nhiệm vụ cụ thể của trường mình để thiết kế, xây dựng một hệ thống các tiêu chí liên quan đánh giá toàn diện các hoạt động của GV là một vấn đề rất quan trọng và cần làm ngay.
- Đánh giá GV về năng lực giảng dạy - Đánh giá GV về năng lực NCKH
95
*) Năng lực giảng dạy
Một trong những chức năng rất quan trọng của trường ĐHTN & MT Hà Nội là truyền đạt kiến thức. Chức năng này không thể đánh giá tách rời với chức năng NCKH. Một GV giỏi của nhà trường phải là người biết kích thích tính tò mò học hỏi của sinh viên bằng cách hướng sinh viên đến những phát hiện nghiên cứu mới nhất và những tranh luận thuộc về chuyên ngành của họ. Muốn giảng dạy có hiệu quả thì cần phải kết hợp với hoạt đông NCKH. Không thể có một GV tốt mà lại không hề tham gia NCKH. Một GV giỏi không chỉ truyền thụ kiến thức mà đồng thời còn giúp sinh viên phát triển những kỹ năng phát hiện vấn đề và kỹ năng phân tích và qua đó họ có thể phát triển suy nghĩ của riêng mình. Do đó, để đánh giá đầy đủ năng lực của GV trong lĩnh vực giảng dạy Hiệu trưởng nhà trường cần có những tiêu chí đánh giá bao quát toàn bộ những yêu cầu về hoạt động giảng dạy đối với mỗi GV. Các tiêu chí đó là:
- Thành tích trong giảng dạy
+ Những ấn phẩm về giáo dục như phản biện các bài báo của đồng nghiệp, tham gia viết sách về lĩnh vực TN & MT, xây dựng bài giảng qua các băng Video, đĩa CD.
+ Trình bày báo cáo về lĩnh vực TN & MT: Trình bày báo cáo tại các hội nghị do Bộ TN & MT tổ chức, báo cáo viên cho các hội nghị, hội thảo trong trường.
+ Số các giải thưởng về giáo dục được nhận (kể cả giải của trường, Bộ TN & MT, Bộ GD & ĐT)
- Số lượng và chất lượng giảng dạy
+ Luôn có những sáng kiến đổi mới trong giảng dạy thể hiện ở việc áp dụng các kỹ năng giảng dạy mới, sử dụng các phương pháp kiếm tra đánh giá mới phù hợp với trình độ của sinh viên. Tham gia tích cực vào các chương trình bồi dưỡng phát triển chuyên môn, tham gia giảng dạy hệ sau ĐH, tham gia hướng dẫn luận văn, luận án cho học viên cao học, nghiên cứu sinh.
96
+ Tham gia vào việc xây dựng, phát triển các chương trình đào tạo lĩnh vực TN & MT, có ý thức tìm kiếm sự hỗ trợ từ các chuyên gia để không ngừng nâng cao trình độ giảng dạy.
+ Tham gia vào việc đánh giá sinh viên, đặc biệt là việc tham gia vào các hội đồng chấm khóa luận, luận văn hoặc luận án.
- Hiệu quả trong giảng dạy
+ Thiết kế và trình bày bài giảng phù hợp với trình độ kiến thức của của sinh viên cho mỗi môn học.
+ Cung cấp cho sinh viên kiến thức mới, cập nhật. Tạo điều kiện, giúp sinh viên phát triển tính sáng tạo, tư duy phê phán, khả năng độc lập nghiên cứu và giải quyết vấn đề.
+ Tham gia tích cực vào các hoạt động liên quan đến giảng dạy như tư vấn cho sinh viên trong việc lựa chọn ngành học phù hợp, giúp sinh viên xây dựng cho mình mục tiêu, kế hoạch học tập phù hợp.
+ Có khả năng giảng dạy được nhiều môn học ở các mức độ khác nhau. - Tham gia vào đánh giá và phát triển chương trình đào tạo trong lĩnh vực TN & MT, tài liệu học tập
+ Đánh giá và phát triển chương trình đào tạo, chẳng hạn như đánh giá các môn học, phát triển và đổi mới nội dung các bài thực tập, thực hành bao gồm cả việc tham gia vào việc điều chỉnh nội dung môn học cho cập nhật.
+ Đánh giá và phát triển học liệu phục vụ cho giảng dạy, chẳng hạn như các công cụ dùng cho giảng dạy, tài liệu hướng dẫn học tập, hướng dẫn làm việc theo nhóm, đào tạo từ xa, sử dụng các công cụ hỗ trợ của máy tính trong giảng dạy, có đầy đủ các tài liệu học tập bắt buộc.
+ Tự đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, như kỹ năng trình bày, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng sử dụng các phần mền phục vụ cho giảng dạy
97
*) Năng lực NCKH
- Các công trình NCKH được Hội đồng khoa học Trường hoặc Bộ công bố:
+ Số lượng và chất lượng các ấn phẩm được xuất bản trong các tạp chí khoa học (đặc biệt là các tạp chí trong lĩnh vực Môi trường) hoặc các hội nghị khoa học ở trong trường, Bộ liên quan đến các công trình nghiên cứu.
+ Việc phát triển và tìm tòi các kỹ năng và quy trình nghiên cứu mới. + Kết quả nghiên cứu được áp dụng vào thực tiễn, vào giảng dạy (những nội dung nghiên cứu được áp dụng như là những ý tưởng mới hoặc những sáng kiến quan trọng cho công việc).
- Số lượng sách và tài liệu tham khảo về các ngành học liên quan đến TN & MT được xuất bản/sử dụng
+ Sách và các công trình nghiên cứu chuyên khảo.
+ Số lượng các chương viết trong sách và hoặc đánh giá về các bài báo. + Báo cáo về hoạt các hoạt động học thuật/kỹ năng nghiên cứu.
- Tham gia vào các hoạt động NCKH
+ Số lượng các đề tài, dự án, các công trình NCKH tham gia. + Vai trò làm chủ nhiệm các đề tài/dự án NCKH.
+ Hướng dẫn, bồi dưỡng các nhà khoa học trẻ. - Tham gia các hội nghị/hội thảo
+ Tham gia với vai trò là người thuyết trình cho các hội nghị/hội thảo do nhà trường, Bộ TN & MT tổ chức ở trong và ngoài nước.
+ Tham gia giảng dạy và NCKH với các trường ĐH trong nước và nước ngoài.
+ Các giải thưởng về khoa học.
*) Năng lực phục vụ xã hội/cộng đồng:
98
đánh giá GV nói chung và ở Trường ĐH TN & MT Hà Nội nói riêng trong thời gian qua. Chất lượng tham gia vào các hoạt động này của GV nhà trường được xem xét và đánh giá cùng với lĩnh vực giảng dạy và NCKH. Khi đánh giá tổng hợp về những đóng góp của GV trong lĩnh vực phục vụ xã hội/cộng đồng, Hiệu trưởng nhà trường cần đặc biệt nên nhấn mạnh đến hiệu quả: - Tham gia đóng góp để phát triển nhà trường và cộng đồng
+ Tham gia vào các các hoạt động của các tổ chức (Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội cựu chiến binh....) trong nhà trường.
+ Tham gia vào việc truyền thụ kiến thức khoa học về lĩnh vực Môi trường cho cán bộ, nhân viên, sinh viên .... thông qua trả lời các bài phỏng vấn, các bài báo trên phương tiện thông tin truyền thông của Tạp chí Bộ TN & MT.
+ Tham gia đóng góp các chương trình giáo dục đặc biệt cho sinh viên thông quan việc làm tư vấn/cố vấn cho một số hội đồng khoa học/học thuật.
- Tham gia vào các Hội đồng chuyên môn của Nhà trường
+ Tham gia vào Hội đồng xem xét, lựa chọn xét duyệt giải thưởng cấp trường. + Tham gia vào việc tổ chức hội nghị, hội thảo ở trường, ở Bộ.
+ Tham gia vào Hội đồng thẩm định/biên tập các bài báo cho các tạp chí khoa học/hội nghị, hội thảo/đề cương cho các đề tài dự án tài trợ của Bộ.
- Phục vụ xã hôi/cộng đồng
+ Đầu tư thời gian/trí tuệ cho các hoạt động của các tổ chức xã hội ở huyện Từ Liêm hoặc các trường ĐH lân cận: (Mỏ địa chất, ĐH Công nghiệp, ĐH Thương mại ....).
+ Giúp đỡ các nhà khoa học của các trường ĐH ở địa bàn Hà Nội hoặc các tỉnh thành trong nước thực hiện các đề tài, dự án và hướng dẫn các nhà khoa học trẻ của các trường ĐH khác tiếp cận với những thành tựu về giáo dục và khoa học mới.
99
- Đánh giá chất lượng GV Trường ĐH TN & MT Hà Nội qua trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm của GV, năng lực NCKH, năng lực phục vụ công đồng từ đó xếp loại GV để có chính sách bồi dưỡng đào tạo cho thích hợp. Nhất thiết phải có công trình NCKH, bài báo, giờ dạy đổi mới PPDH. Đặc biệt NCKH phải là tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá GV bởi vì một người có NCKH xuất sắc mới có thể giảng dạy tốt được. Chất lượng nghiên cứu và chất lượng giảng dạy luôn có liên quan mật thiết với nhau.
Để việc đánh giá được tốt hiệu trưởng chỉ đạo phòng Thanh tra giáo dục làm tốt việc xây dựng kế hoạch, giao nhiệm vụ cho các khoa, bộ môn, GV. Kiểm tra thường xuyên, đột xuất việc thực hiện kế hoạch. Tiến hành thanh tra một số bài thi của sinh viên để đánh giá tính khách quan trong việc chấm thi của GV. Lấy ý kiến từ phía học sinh - sinh viên, kết hợp với việc tiếp xúc với lãnh đạo bộ môn, khoa và đồng nghiệp của GV để lấy thông tin.
- Lựa chọn cán bộ kiểm tra, thanh tra phải chặt chẽ, họ phải là những người có nghiệp vụ chuyên môn giỏi, sắc sảo, có đạo đức trong sáng, liêm khiết, dám đấu tranh với cái sai, cái tiêu cực. Biết lôi cuốn và phát động quần chúng tham gia đấu tranh, nhạy bén và tinh tường trong phát hiện vấn đề. Nhà trường cần phải có chính sách hỗ trợ đặc biệt về lương, phụ cấp trách nhiệm, để cán bộ kiểm tra thực sự công tâm, trong sáng và liêm khiết không bị mua chuộc lôi kéo làm mất đi hiệu lực của công tác kiểm tra, thanh tra.