1.7.2.1. Quan điểm, chủ trương về quản lý GV
Với quan điểm coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, Đảng, Nhà nước ta đã có rất nhiều chủ trương chính sách quan tâm, ưu đãi đối với sự nghiệp GD-
28
ĐT của nước nhà. Điều đó thể hiện qua các nghị quyết, chỉ thị, quyết định,...về phát triển nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Đây là căn cứ để các cấp quản lý giáo dục quán triệt và cụ thể hóa bằng các văn bản hướng dẫn thực hiện. Đây cũng là cơ sở để các nhà quản lý giáo dục hoạch định chiến lược, xây dựng kế hoạch về phát triển đội ngũ GV cho phù hợp với yêu cầu phát triển của nhà trường trong từng thời kỳ.
1.7.2.2. Các điều kiện đảm bảo
Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật ngày càng hiện đại, sự đòi hỏi chất lượng giáo dục ngày càng cao, để đạt tới mục tiêu thì công tác quản lý đội ngũ GV cũng không thể tách rời các điều kiện đảm bảo về nội dung chương trình và phương pháp đào tạo; về cơ sở vật chất, trang thiết bị, hệ thống thông tin phục vụ cho việc triển khai kế hoạch; về các nguồn lực được huy động để thực hiện các giải pháp quản lý đội ngũ GV,... Đây không phải là những yếu tố quyết định trực tiếp đến hiệu quả quản lý ĐNGV nhưng nó những điều kiện hỗ trợ, luôn tác động qua lại bổ sung cho nhau góp phần nâng cao hiệu quả quản lý
Nhà quản lý cần nhận thức đầy đủ về vai trò của từng yếu tố, phối kết hợp linh hoạt giữa các yếu tố chủ quan và khách quan nhằm đạt kết quả tối đa nhất trong quá trình quản lý.
Tiểu kết chƣơng 1
Quản lý phát triển GD & ĐT có tác dụng quan trọng trong việc thực hiện các chính sách quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Đất nước. Trong quản lý phát triển GD & ĐT thì quản lý xây dựng phát triển đội ngũ GV là một trong những nội dung hết sức quan trọng. Quản lý phát triển đội ngũ GV có liên quan chặt chẽ với quản lý phát triển của ngành GD & ĐT, các ngành có liên quan và đặc biệt là sự chi phối của nhiều yếu tố liên quan như tự nhiên, kinh tế - xã hội, văn hoá, các ngành nghề,... Mục đích của việc xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ GV là nhằm phát triển đội ngũ GV đảm
29
bảo đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu và chuẩn nghề nghiệp. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng GD & ĐT của Đất nước nói chung và đối với giáo dục ĐH nói riêng.
Quản lý đội ngũ GV cần phải thực hiện theo quy chế, quy định thống nhất, trên cơ sở pháp luật Nhà nước, theo sự hướng dẫn chỉ đạo của Bộ, Ngành chủ quản. Vì vậy, quản lý phát triển đội ngũ GV vừa là nhiệm vụ trước mắt, vừa mang tính chiến lược lâu dài, nhằm thực hiện thành công sự nghiệp phát triển GD & ĐT.
Những nghiên cứu ở chương 1 sẽ là cơ sở cho việc triển khai nghiên cứu về thực trạng việc quy hoạch phát triển đội ngũ GV của trường Đại học TN & MT Hà Nội ở chương 2 sau đây;
30
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ VÀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC
TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG HÀ NỘI
2.1. Khái quát tình hình phát triển của Trƣờng ĐHTN & MT Hà Nội
2.1.1. Sơ lược quá trình phát triển của Trường ĐHTN & MT Hà Nội
Trường ĐHTN & MT Hà Nội, có tên giao dịch bằng tiếng Anh là Ha Noi University for Natural Resources and Environment (HUNRE) được thành lập theo Quyết định số 1583/QĐ-TTg, ngày 23/8/2010 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở nâng cấp Trường Cao đẳng TN & MT Hà Nội; mà trước đó Trường Cao đẳng TN & MT Hà Nội được thành lập trên cơ sở hợp nhất Trường Cao đẳng Khí tượng Thuỷ văn Hà Nội và Trường Trung học Địa chính Trung ương I theo Quyết định số 2798/QĐ-BGD&ĐT ngày 01/6/2005 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. Cụ thể:
- Trường Cao đẳng Khí tượng Thuỷ văn Hà Nội được thành lập theo quyết định số 721/2001/QĐ-BGD&ĐT ngày 19/02/2001 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT trên cơ sở sáp nhập các Trường Sơ học Khí tượng (1955 - 1960), Trường trung cấp Khí tượng (1961 - 1966), Trường Cán bộ Khí tượng (1967 - 1976), Trường Cán bộ Khí tượng Thủy văn (1976 - 1994) và Trường Cán bộ Khí tượng Thuỷ văn Hà Nội (1994 - 2001).
- Trường Trung học Địa chính Trung ương I được đổi tên từ Trường Trung học Địa chính I (Quyết định số 179/2001/QĐ-TCĐC, ngày 06/06/2001 của Tổng cục Địa chính), tiền thân là Trường Trung cấp Đo đạc và Bản đồ thành lập năm 1971.
Bộ trưởng Bộ TN & MT đã ban hành “Quy chế tổ chức và hoạt động
của Trường ĐHTN & MT Hà Nội” (kèm Quyết định số 1924/2010/QĐ-
BTNMT, ngày 13/10/2010 của Bộ trưởng Bộ TN & MT). Trường đóng trên 3 địa điểm:
31
- Cơ sở 1 (trụ sở trường) tại thị trấn Cầu Diễn - huyện Từ Liêm – Hà Nội, diện tích khuôn viên là 2,543 ha.
- Cơ sở 2, tại xã Đông Ngạc - huyện Từ Liêm - Hà Nội, diện tích khuôn viên là 0,286 ha.
- Cơ sở 3, tại xã Thanh Lâm - huyện Mê Linh - tỉnh Vĩnh Phúc, diện tích khuôn viên là 4,260 ha.
2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ
Trường ĐHTN & MT Hà Nội là cơ sở giáo dục ĐH công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, trực thuộc Bộ TN & MT, chịu sự quản lý nhà nước về GD&ĐT của Bộ GD&ĐT, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng. Trường có chức năng và nhiệm vụ:
- Đối với hoạt động đào tạo
+ Đào tạo các ngành, nghề được cơ quan có thẩm quyền cho phép ở trình độ trung cấp, cao đẳng, ĐH và sau ĐH;
+ Liên kết, hợp tác đào tạo trong và ngoài nước; nghiên cứu và thực nghiệm khoa học; thực hiện các dịch vụ KH&CN và các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật;
+ Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức theo phân công của Bộ trưởng Bộ TN & MT.
+ Tổ chức xây dựng chương trình đào tạo cho các ngành đào tạo của trường trên cơ sở chương trình khung do Bộ GD&ĐT ban hành.
+ Thường xuyên phát triển chương trình đào tạo theo hướng đa dạng hóa, chuẩn hóa, hiện đại hóa; tạo điều kiện để nhanh chóng tiếp thu có chọn lọc chương trình đào tạo tiên tiến, phù hợp với yêu cầu của đất nước, phục vụ thiết thực cho sự phát triển KT-XH nói chung, của từng ngành, lĩnh vực, vùng, địa phương, tổ chức nói riêng.
32
trình chuyển đổi và quy định về liên thông giữa các trình độ, hình thức tổ chức đào tạo; áp dụng quy trình đào tạo linh hoạt; từng bước chuyển quy trình đào tạo theo niên chế sang học chế tín chỉ, thực hiện chế độ học và thi lấy chứng chỉ theo từng học phần tạo thuận lợi cho người học tích lũy kiến thức.
+ Tổ chức biên soạn, duyệt và thẩm định các giáo trình theo chuyên ngành và các tài liệu giảng dạy, học tập của trường; xây dựng hệ thống giáo trình tài liệu, trang thiết bị dạy và học đáp ứng được yêu cầu đổi mới toàn diện về nội dung, phương pháp dạy - học, phát huy tính tích cực chủ động, năng lực tự học, tự nghiên cứu của người học.
+ Tổ chức đánh giá các chương trình đào tạo của các ngành học, môn học theo quy định chung để có những điều chỉnh cần thiết.
- Đối với hoạt động khoa học và công nghệ
+ Nghiên cứu KH&CN, ứng dụng và chuyển giao công nghệ theo yêu cầu của Nhà nước, của các tổ chức xã hội, của các doanh nghiệp và các cá nhân trong và ngoài nước; yêu cầu phát triển và nâng cao chất lượng công tác đào tạo của Trường.
+ Thực hiện các dịch vụ khoa học công nghệ, các dự án sản xuất, thử nghiệm theo các hợp đồng kinh tế với các cơ quan, tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước.
+ Tham gia tư vấn xây dựng chính sách và đề xuất các giải pháp thực hiện chính sách phát triển KT-XH cho các cơ quan nhà nước, các tổ chức và doanh nghiệp ở các cấp khác nhau.
+ Kết hợp chặt chẽ giữa công tác NCKH, sản xuất và dịch vụ khoa học công nghệ với công tác đào tạo để nâng cao chất lượng đào tạo, áp dụng vào thực tiễn sản xuất và đời sống.
+ Xây dựng kế hoạch hàng năm, trung hạn và dài hạn về hoạt động KH&CN. Chủ động đăng ký tham gia tuyển chọn, đấu thầu, ký kết hợp đồng
33
hoặc các hình thức khác theo quy định của pháp luật, tự xác định các nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp trường để xây dựng kế hoạch hoạt động KH&CN.
+ Tổ chức thực hiện các hoạt động KH&CN với nước ngoài và các tổ chức quốc tế phải tuân theo pháp luật và các quy định hiện hành của nhà nước về khoa học công nghệ.
+ Xây dựng các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp và nhân lực đủ mạnh để thực hiện các hoạt động KH&CN có chất lượng cao, khối lượng và doanh thu ngày càng lớn và hiệu quả cao. (Nhà trường có 02 Trung tâm: Trung tâm hợp tác đào tạo, Trung tâm Tư vấn và Dịch vụ Tài nguyên Môi trường là 2 Trung tâm có con dấu riêng, có tài khoản riêng, tự thu, tự chi trong mọi hoạt động).
+ Tổ chức các hoạt động NCKH và phát triển công nghệ cho người học. + Tổ chức và tham gia các hội nghị, hội chợ, thi giải thưởng về khoa học công nghệ trong và ngoài nước; thực hiện các hoạt động về sở hữu trí tuệ, bản quyền, thương hiệu sản phẩm về khoa học công nghệ theo quy định của pháp luật.
+ Xây dựng, quản lý và cung cấp các nguồn thông tin khoa học công nghệ của trường; tham gia vào hệ thống thông tin – thư viện chung của hệ thống các trường ĐH.
+ Xuất bản và phát hành các tập san, tạp chí, các tài liệu, ấn phẩm khoa học công nghệ theo quy định của pháp luật.
+ Xây dựng, quản lý và không ngừng tăng cường các phòng thí nghiệm, trang thiết bị cho hoạt động KH&CN; tham gia vào việc liên kết, chia sẻ với các phòng thí nghiệm và cơ sở vật chất của các cơ quan, đơn vị khác, với các phòng thí nghiệp trọng điểm quốc gia trong hoạt động KH&CN.
2.1.3. Cơ cấu tổ chức và nhân sự
Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội là trường Đại học trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, chịu sự quản lý về chuyên môn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
34
chế tổ chức và hoạt động của Trường do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành. Cơ cấu tổ chức đó gồm:
- Hội đồng trường; - Ban Giám hiệu;
- Các phòng chức năng quản lý gồm: + Phòng Tổ chức Cán bộ
+ Phòng Kế hoạch Tài chính
+ Phòng Khoa học công nghệ và Hợp tác quốc tế + Phòng Đào tạo
+ Phòng Khảo thí – Đảm bảo chất lượng giáo dục + Phòng Công tác học sinh sinh viên
+ Phòng Thanh tra giáo dục + Phòng Quản trị Thiết bị
- Các khoa và bộ môn trực thuộc gồm: + Khoa Môi trường
+ Khoa Khí tượng Thủy văn và Tài nguyên Nước + Khoa Quản lý Đất đai
+ Khoa Công nghệ Thông tin + Khoa Trắc địa Bản đồ + Khoa Địa chất
+ Khoa Kinh tế Tài nguyên và Môi trường + Khoa khoa học Đại cương
+ Khoa Lý luận Chính trị + Khoa Giáo dục thường xuyên
+ Bộ môn Giáo dục Thể chất Giáo dục Quốc phòng + Bộ môn Ngoại ngữ
+ Bộ môn Khoa học biển + Bộ môn Biến đổi khí hậu - Các trung tâm trực thuộc:
35
+ Trung tâm Tư vấn Dịch vụ Tài nguyên và Môi trường + Trung tâm hợp tác đào tạo
+ Trung tâm Thông tin Thư viện
+ Trung tâm Đào tạo Bồi dưỡng Cán bộ công chức
- Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội có hệ thống các tổ chức chính trị, đoàn thể theo quy định trong Luật Giáo dục đại học và trong Điều lệ trường đại học.
Trong những năm qua, đội ngũ cán bộ, giảng viên của Trường không ngừng được tăng cường về số lượng và chất lượng. Số lượng cán bộ, giảng viên tăng nhanh qua các năm, trong đó tăng chủ yếu là giảng viên. Cụ thể, năm 2010, khi mới nâng cấp lên đại học đội ngũ cán bộ, giảng viên của trường chỉ có 253 người, trong đó có 197 giảng viên. Đến năm 2013, đội ngũ cán bộ, giảng viên của trường đã là 460 người, trong đó đội ngũ giảng viên là 332 người. Cùng với sự nỗ lực phấn đấu của cán bộ, giảng viên, bên cạnh các chính sách chung của Nhà nước, trường luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi để thực hiện tốt công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ, do đó cán bộ giảng viên có nhiều cơ hội tham gia các khoá đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm; nhất là đội ngũ giảng viên có trình độ tiến sỹ, học hàm phó giáo sư, giáo sư. Vì vậy, chất lượng đội ngũ của trường trong một thời gian ngắn đã tăng lên nhanh chóng. Khi mới nâng cấp lên đại học (năm 2010) trường chỉ có 15 tiến sỹ, đến đầu năm 2013 trường đã có hơn 32 cán bộ giảng viên có trình độ tiến sĩ. Tuy nhiên, hiện nay đội ngũ giảng viên còn thiếu, nhất là đội ngũ giảng viên đầu đàn, so với yêu cầu mở rộng quy mô đào tạo, đội ngũ giảng viên đầu ngành ít, chất lượng đội ngũ so với yêu cầu còn nhiều hạn chế.
2.1.4. Tình hình đào tạo của trường từ năm 2010 đến năm 2013
Từ năm 2010 đến năm 2013, quy mô phát triển cả về lượng lẫn chất với tổng số HSSV của Trường là: 12.483, trong đó:
36
Bảng 2.1. Số lượng sinh viên từ 2010 – 2013
STT Phân loại sinh viên
Số lƣợng sinh viên Năm 2010- 2011 Năm 2011- 2012 Năm 2012- 2013 1 ĐH chính quy 1.261 3.584
2 ĐH chính quy liên thông 555 1.038 3 Cao đẳng chính quy 6.516 7.631 6.600 4 Cao đẳng liên thông 493 724 604 5 Trung cấp chuyên nghiệp 1.205 1.032 657
Tổng 8.214 11.203 12.483
(Nguồn: Phòng đào tạo, Trường Đại học TN & MT Hà Nội, năm 2013)
Những năm gần đây, hàng năm nhà trường tuyển sinh khoảng 13.000 HSSV, trong đó khoảng 3.500 sinh viên ĐH, 7.000 sinh viên Cao đẳng và 600 học sinh Trung cấp. Phạm vi tuyển sinh được mở rộng trong cả nước.
- Ngành nghề đào tạo: Trường đang đào tạo nguồn nhân lực có trình độ
ĐH trở xuống cho tất cả các lĩnh vực thuộc Bộ TN&MT quản lý với trình độ ĐH, Cao đẳng, Trung cấp:
+ Các ngành đào tạo Trung cấp chuyên nghiệp gồm 8 ngành đào tạo; + Các ngành đào tạo Cao đẳng gồm 13 ngành và 23 chuyên ngành đào tạo; + Các ngành đào tạo ĐH gồm 8 ngành và 14 chuyên ngành đào tạo; - Hình thức đào tạo: Hình thức đào tạo đa dạng và phong phú, bao gồm: đào tạo chính qui tại Trường, vừa học vừa làm, liên kết đào tạo, đào tạo theo địa chỉ, đào tạo liên thông từ trình độ Trung cấp lên Cao đẳng, ĐH và liên kết các trường ĐH đào tạo liên thông từ trình độ Cao đẳng lên ĐH.
- Chương trình đào tạo: Nhà trường có đủ chương trình đào tạo và
chương trình chi tiết (kể cả ĐH,Cao đẳng và Trung cấp chuyên nghiệp) của tất cả các ngành, chuyên ngành nêu trên.
37
Các chương trình đào tạo được xây dựng theo chương trình khung, được Bộ GD & ĐT thẩm định và cho mở ngành đào tạo. Nhà trường đã phê duyệt tất cả chương trình đào tạo chi tiết.
Thời gian đào tạo ĐH là 4 năm, Cao đẳng là 3 năm; TCCN là 2 năm; liên thông từ trình độ Trung cấp lên Cao đẳng là 1,5 năm.
Từ năm 2010 trường đã triển khai cấu trúc lại chương trình đào tạo để