CHƯƠNG 2: PHƯƠNG THỨC BIỂU HIỆN CÁI TÔI TRỮ TÌNH
31T (Xây hồ bán nguyệt)
(Xây hồ bán nguyệt) 31T Hay: 44T Tầm tầm trời cứ đổ mưa 44T
Đến hôm nay nữa là vừa bốn hôm
31T
(Người hàng xóm)
31T
Rồi những từ: eo óc "Thôn gà eo óc ngoài xa vắng", một thôi đê "Thôn Đoài cách có một thôi đê", cạn ngày "Mẹ bảo" mùa xuân đã cạn ngày", ương ương, dở dở "ương ương, dở dở quá đi thôi", tất tả "nàng thấy bà đi tất tả theo"... cũng được sử dụng để thể hiện được cái tôi chân quê đằm thắm, sâu sắc và tinh tế. Những ngôn ngữ nghệ thuật ấy bao giờ cũng được gắn với một mã cảm xúc nào đó của tâm hồn con người làm cho nó có sức ngân vang hơn trong lòng người.
31T
Nhà thơ cũng sử dụng nhiều tính từ chỉ màu sắc để miêu tả cảnh vật và con người. Nếu như thơ Hàn Mặc Tử nói nhiều đến hương vị thì thơ Nguyễn Bính nói nhiều đến màu sắc. Trong tình yêu thương tha thiết của thi nhân, cảnh vật và con người làng quê như đậm đà hơn, thi vị hơn qua những từ ngữ miêu tả màu sắc ấy; bầu trời trong xanh, đất đỏ, nắng vàng hoe, dậu mồng tơi xanh rờn, bướm vàng, bướm trắng, thắt lưng xanh, má ửng hồng... Có những câu thơ tưởng chừng như đang nhuốm trong những sắc màu:
44T
44T
Xanh rừng xanh núi da trời cũng xanh
44T
Áo chàm cô Mán thanh thanh
44T
Mắt xanh biên biếc một mình tương tư.
31T
(Xanh)
31T
Hay:
44T
Ở chốn này đây nhiều mái gianh
44T
Nhiều hoa tim tím lắm trời xanh
44T
Nhiều bươm bướm trắng nhiều tơ trắng
31T
(Không đề)
31T
Rồi những hình ảnh của những cô em bé "đôi má hồng lên" và hình ảnh:
44T
Có những ông già tóc bạc phơ
44T
Rượu đào nối chén bút đề thơ
44T
Những bà tóc bạc hiền như phật
44T
Sắm sửa hành trang trẩy hội chùa.
31T
(Thơ xuân)
31T
Trong những sắc màu lung linh, thanh thoát, tâm hồn con người cũng cảm thấy bình yên hơn và gắn bó hơn với cuộc sống nông thôn, nơi có bụi lúa, bờ tre, hoa bưởi, hoa cam, bướm trắng, bướm vàng.
31T
Nhưng cũng với những từ ngữ chỉ màu sắc, nhà thơ lại diễn tả rất thành công cuộc sống đầy những đổi thay và con người luôn trong tâm trạng bất an, âu lo ở thành thị:
44T
Người yêu má đỏ môi hồng
44T
Tóc xanh, mắt biếc mà lòng bạc đen
31T
(Lại đi)
31T
Cả màu sắc của thiên nhiên cũng chứa đựng những bất ổn của cuộc sống:
44T
Có một mùa hè hoa phượng thắm
44T
Nở đầv trong lá phượng xanh tươi
44T
Trải dài thảm đỏ con đường trắng
44T
Nàng thấy đi trên thảm một người.
31T
(Mười hai bến nước)
31T
Khi cuộc sống và con người với những thay đổi bất an, nhà thơ thường đặt màu sắc trong thế đối chọi, tương phản "Lòng ai riêng bạc, mắt ai xanh" (Mai tàn), "Tuổi
son nhạt thắm phai đào", "Người ta pháo đỏ rượu hồng - Mà trên đầu chị một vòng hoa tang" (Lỡ bước sang ngang), "Da trời ai nhuộm mà lam - Tình ta ai nhuộm ai làm cho phai" (Vì ai), "Một khi tình rụng như hoa rụng - Máu đỏ lìa tim nhạt sắc hoa (Hoa gạo), "em chưa lấy chồng - Má còn hồng thắm... Em đã lấy chồng, má hồng hết thắm" (Xuân)... Cách sử dụng ngôn ngữ này làm cho câu thơ trở nên lời ít, ý nhiều, cô đọng, xúc tích.
31T
Một đặc điểm nổi bật trong thơ Nguyễn Bính là ông sử dụng nhiều biện pháp ẩn dụ. Biện pháp ẩn dụ trong thơ ông gợi lên cho người đọc những liên tưởng, tưởng
tượng rất gần gũi với đời sống tình cảm của con người. Nhà thơ không đi tìm chất
thơ ở đâu xa mà gạn lọc ở ngay trong cuộc sống bình thường. Ông thường dùng hình
ảnh để nói hộ lòng người, góp phần bộc lộ ra thế giới nội tâm của con người những hình ảnh của ông gợi cho người đọc những liên tưởng sâu sắc, gợi hình, gợi cảm để đi vào lòng người, sắc thái của câu thơ trở thành lung linh hơn trước những hình ảnh gợi hình, gợi cảm đó. Ông dùng hình ảnh trầu cau để nói về ước mơ hợp nhất trong tình yêu:
44T
Nhà em có mội giàn giầu
44T
Nhà tôi có một hàng can liên phòng.
18T
(Tương tư)
31T
Dùng hình ảnh bến, đò, hoa, bướm để nói về tình yêu đôi lứa:
44T
Bao giờ bến mới gặp đò
44T
Hoa khuê các bướm giang hồ gặp nhau?
18T
(Tương tư)
31T
Trong tác phẩm "Lỡ bước sang ngang" nhà thơ để cho cô gái đi lấy chồng trên hình ảnh một dòng sông, một con thuyền đầy bão tố:
44T
Chuyến này chị bước sang ngang
44T
Là tan vỡ giấc mộng vàng từ đây
44T
Rượu hồng em uống cho say
44T
Vui cùng chị một vài giây cuối cùng
44T
Rồi đây sóng gió ngang sông
44T
Đầy thuyền hận, chị lo không tới bờ.
18T
31T
Biện pháp ẩn dụ đã làm cho hình ảnh được nhà thơ sử dụng trở nên có hương, có sắc và có hồn người. Góp phần thể hiện sâu sắc hơn, sống động hơn thế giới nỗi niềm của con người. So sánh cũng là một biện pháp nghệ thuật được sử dụng nhiều
trong thơ Nguyễn Bính:
44T
Hồn tôi như vũng nước đầy
44T
Em như cữ nắng bảy ngày chưa thôi.
31T
(Vũng nước)
31T
Hoặc:
44T
Hồn tôi giếng ngọt trong veo
44T
Trăng thu trong vắt biển chiều trong xanh
44T
Hồn cô cát bụi kinh thành
44T
Đa đoan vó ngựa chung tình bánh xe.
31T
(Tình đời)
18T
Rồi:
44T
Hồn tôi là một lời van
31T
(Người con gái ở lầu hoa)
31T
Cái hay của Nguyễn Bính là đối lập sự tương đồng của tình cặp đối một làm nổi bật tâm trạng, thái độ và tình cảm của chủ thể trữ tình. Ca dao thường sử dụng so sánh đơn, còn so sánh của Nguyễn Bính là so sánh kép. Cách sử dụng như vậy góp phần tạo cho thơ ông lung linh lan tỏa.
31T
Việc so sánh tâm hồn với những sự vật, hiện tượng cụ thể biểu thị cho sự khao khát biểu thị thế giới nội tâm, đào sâu khai thác thế giới nội tâm của nhà thơ.
31T
Bên cạnh đó, thơ Nguyễn Bính còn đối lập ý rất tài tình theo thể tỉ của ca dao. Tác giả thường nói vòng vo trước sau mới đề cập đến vấn đề chính, tạo được sự bất ngờ, thư vị và duyên dáng. Kiểu lập ý này tác giả sử dụng trong khá nhiều bài thơ: Qua nhà, Tương tư, Truyện cổ tích.
31T
Nhân hóa cũng là một biện pháp nghệ thuật, tu từ được sử dụng nhiều trong thơ
Nguyễn Bính. Điều này mở ra một trường nghĩa rộng cho nhà thơ trong việc giãi
bày thế giới tâm hồn phong phú của con người. Nhà thơ đã linh động hóa hình ảnh
của thiên nhiên để thể hiện tâm tư, cảm xúc của con người. Thiên nhiên ở đây cũng
"Bướm lười", "Những cành cây nó cưới nhau", "Mây trắng đang xây mộng viễn hành", "Giời đi đưa dám tang", "Hoa vàng với bướm vàng hôn nhau"...
31T
Thành ngữ dân gian cũng được sử dụng nhiều trong thơ Nguyễn Bính. Tuy nhiên, ở đây, nhà thơ không đưa vào thơ thành ngữ với nguyên dạng của nó mà thường sử dụng lối đan chữ để làm tăng hiệu quả biểu đạt của ngôn ngữ: "Bảy nổi ba chìm", "Trăm cay ngàn đắng", "Má đỏ môi hồng", "Năm tao bảy tuyết", 'Trăm hờn nghìn giận". "Lỡ bước sang ngang" là một bài thơ sử đụng rất nhiều thành ngữ:
44T
Một đi bảy nổi ba chìm
44T
Trăm cay ngàn đắng con tim héo dần
44T
Một lầm hai lỡ keo sơn
44T
Mong gì gắn lại phím đàn ngang cung
44T
Tuổi son nhạt thắm phai đào
44T
Đầy thuyền hận có biết bao nhiêu người
31T
(Lỡ bước sang ngang)
31T
Trong những hoàn cảnh như thế này, lối đan chữ đã làm tăng thêm gấp bội tâm trạng chua cay, hằn học của con người. Nó có sức tạo không khí lạ lùng. Bản chất cuộc đời từ đó cũng như được khắc sâu hơn.
31T
Những đại từ phiếm chỉ của thơ dân gian cũng được hòa hợp vào thơ Nguyễn Bính một cách tự nhiên: 44T Xa xôi ai nhớ mà thương nhớ 44T Mà nhớ, mà thương đến thế này. 31T
(Giờ mưa 31T42Tở31T42THuế)
44T
Người có đôi, ta rất một mình
31T
(Một mình)
44T
Tương tư thức mấy đêm rồi
44T
Biết cho ai, hỏi ai người biết cho,
31T
(Tương tư)
31T
Những đại từ phiếm chỉ tế nhị, khó xác định đối tượng đã làm tăng thêm khả năng khái quát tâm trạng điển hình của nhiều người trong cùng một lúc, tăng khả năng đồng cảm giữa những con người khác nhau.
31T
Như vậy, chất dân gian, ca dao, dân ca trong thơ Nguyễn Bính rất đậm nét. Đó
yếu tố giúp chúng ta khẳng định thêm bản chất ''chân quê" trong thơ ông. Tuy nhiên, Nguyễn Bính không chỉ lớn lên ở nông thôn, theo như Hoài Thanh đã nhận xét thì : "Chính người cũng đã đi tỉnh nhiều lần lắm. Dấu thị thành chẳng những mang trên quần áo, nó còn in vào tận trong hồn"(42, 334).
31T
Chốn thị thành không phải là nơi nhà thơ có thể hòa hợp. Ông dường như không thể nhập cuộc mà chỉ men theo bên ngoài lề cuộc sống, để rồi đời ông là một chuỗi những lỡ làng; lỡ làng trong tình yêu, lỡ làng trong cuộc sống và trong đó có nhữns lỡ làng do chính cách sống bừa bãi, phóng túng của mình gây ra. Sau đó nhiều lúc trong cô đơn nhà thơ cảm thấy hối hận muốn làm một cái gì đó để giúp ít cho đời, nhưng vẫn chưa thể vượt ra khỏi những cương tỏa của xã hội. Có lẽ chính vì vậy mà trong thơ ông chúng ta bắt gặp rất nhiều những từ ngữ: lỡ làng, nhỡ nhàng, dở dang, bẽ bàng, kẻ vô duyên, kẻ lạc loài.
44T
Thiếu một vần thôi đủ dở dang
31T
(Nuôi bướm)
44T
Vàng từ ân ái nhỡ nhàng
44T
Lòng tôi riêng nhớ bạn vàng ngày xưa
31T
(Người hàng xóm)
44T
Lá ơi và gió ơi ! Tôi biết
44T
Tình đã chung đôi đã lỡ làng
44T31T44T(Nhặt nắng)
31T
Có khi chỉ trong một câu lục bát mà nhà thơ dùng đến bốn từ "dở dang":
44T
Dở dang đã dở dang gì
44T
Dở dang 20T44Tcho20T44Tđến thế thì dở dang
31T
(Xây hồ bán nguyệt)
31T
Sự hằn học, chua chát như thấm sâu trong mỗi lời thơ. Đây là những từ ngữ được nhà thơ rút ra từ bản chất cuộc sống của riêng mình.
31T
Trong thơ ông chúng ta cũng thường hay bắt gặp những từ cảm thán hay những lời gọi đáp: Chao ôi, chao ơi, chị ơi, người ơi, hỡi ơi, con ơi!, trời ơi!,...
44T
Chao ơi ! Ba bốn tao ân ái
44T
Cũng đủ tan tành một kiếp trai
31T
(Giờ mưa xứ Huế)
44T
31T
(Hà Nội ba mươi sáu phố phường)
44T
Chao ôi! Lại nói đến ngày xưa
31T
(Chung tình)
44T
Chị ơi! Em bé chị đây mà
31T
(Xây lại cuộc đời)
31T
Trong cuộc hành trình tự lưu đày lắm chua cay này, trạng thái cô đơn của
Nguyễn Bính không hẳn là tình cảm tự dâng lên trong lòng và cố tình tách biệt với ngoại cảnh, "Cái tôi trữ tình" của nhà thơ bao giờ cũng là cái tôi trữ tình tìm kiếm sự giao cam đồng vọng và yêu cầu sự cảm thông. Những từ ngữ được thốt ra từ nỗi lòng sâu thẳm của nhà thơ đã thật sự làm rung cảm, gây xúc động sâu xa đối với độc giả.
31T
Bên cạnh những từ ngữ có giá trị thẩm mỹ cao, thơ Nguyễn Bính cũng không tránh khỏi được việc sử dụng ngôn ngữ một cách ước lệ, đôi khi mòn héo như: Bến đò, quán lạnh, dâu xanh, khiếp giang hồ, thân cát bụi, biên ải, kinh kỳ, tiếng đàn, vó ngựa... Tuy nhiên nhờ tài năng nghệ thuật, chất dân tộc đậm đà trong thơ và nhờ tình yêu thương chân thành của trái tim nhà thơ, người đọc vẫn sẵn sàng chấp nhận để thông cảm và đồng cảm với nỗi niềm của thi phân.
2.4.3. Hình ảnh:
31T
Thế giới vô hình của cái tôi trữ tình nhất thiết phải dựa vào những điểm tựa tạo hình cụ thể để được vật chất hóa và hữu hình hóa. Hình ảnh chính là một trong những yếu tố góp phần tạo dựng cho cái tôi trữ tình một không gian - thời gian thể hiện, một nhịp điệu vận động, một quan hệ đối với thế giới trong một tồn tại cụ thể, cảm tính.
31T
Nguyễn Bính đã thể hiện hồn thơ lai láng của mình hòa quyện với các nhà thơ đương thời để làm nên cái đặc sắc của thơ mới nhưng vẫn tách bạch ra đứng riêng một góc trời đằm thắm êm dịu. Cũng nói về tình yêu nhưng nếu tình yêu trong thơ
Xuân Diệu hay các nhà thơ khác sử dụng lối nói trực diện, nói thẳng để bộc lộ lòng
mình một cách sôi nổi, vội vàng:
44T
Anh nhớ em, anh nhớ hình, anh nhớ ảnh
44T
Anh nhớ em, anh nhớ lắm, em ơi !
31T
31T
Thì tình yêu trong thơ Nguyễn Bính lại được miêu tả một cách chất phác và đậm đà phong vị quê hương qua một hệ thống hình ảnh như đã trở thành ước lệ của làng quê Việt Nam:
44T
Hai thôn chung lại một làng
44T
Cớ sao bên ấy chẳng sang bên này?
44T
Ngày qua ngày lại qua ngày
44T
Lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng
44T
Bảo rằng cách trở đò giang
44T
Không sang là chẳng đường sang đã đành
44T
Nhưng đây cách một đầu đình
44T
Có xa xôi mấy 20T44Tcho 20T44Ttình xa xôi?
31T
(Tương tư)
31T
Ở đó có thôn Đoài, thôn Đông, có hàng cau, giàn giầu, có con đò bến nước là nơi sinh thành và nuôi dưỡng thể thơ lục bát. Thơ Nguyễn Bính thuộc loại giàu tính chất truyền thống, giàu sức lôi cuốn, gần gũi. Đến với thơ Nguyễn Bính, chúng ta như thấy lại những hình ảnh bình thường và rất đỗi thân thương của làng quê Việt
Nam đã in sâu trong ký ức, thấy được cuộc sống nông thôn trong cái hồn thơ mới
mà cũ, cũ mà mới đó. Trong lúc cuộc sống xã hội Việt Nam đang theo xu hướng "Tây hóa" thì thơ Nguyễn Bính vẫn kéo người đọc ngược dòng thời gian trở về với cuộc sống xa xưa của dân tộc. Trong lối sống cổ truyền cố niềm vui của người vợ có người chồng đỗ trạng gắn liền với mảnh vườn, ngôi nhà:
44T
Đêm nay mới thật là đêm
44T
Ai đem giăng giãi lên trên vườn chè.
31T
(Thời trước)
31T
Nguyễn Bính lấy hình ảnh mảnh vườn để biểu tượng cho gia đình, cho quê
hương; Vườn cam, vườn cải, vườn dâu...
44T
Nàng về làm dâu nhà tôi
44T
Vườn dâu có thẹn với đôi tay ngà.
52T
(Nhà tôi)
31T
Những hình ảnh rất quen thuộc, gần gũi với con người được đưa vào thơ Nguyễn Bính như những trường hợp ngẫu nhiên, bình thường, không dụng công nhưng lại thân tình và thắm đẫm tình quê. Từ hình ảnh của dòng sông, bến nước,
con đò, đến khu vườn, bờ ao... Tất cả đều gắn liền với cảm xúc tình cảm của cá nhân:
44T
Từ nay lại tắm ao đào
44TRượu dâu nhà cất, thuốc lào nhà phơi
44T
Giang hồ còn một mình tôi
44T
Quê người đắng khói, quê người cay men.
31T
(Anh về quê cũ)
31T
Thế giới hình ảnh trong thơ Nguyễn Bính là thế giới hình ảnh gần gũi với quê hương làng xóm: Những con bướm trắng, bướm vàng, vườn cải, vườn cam, vườn chanh, vườn bưởi ngào ngạt hương bay, ruộng dâu, bãi đay, vườn chè... Những cô thôn nữ dịu dàng bên khung cửi dệt lụa, chăn tằm, đi trẩy hội chùa với trang phục đằm thắm: Dây lưng đũi, yếm lụa sồi, áo đồng lẫm, quần lĩnh tía, những anh lái đò, cô lái đò sống giữa hương đồng cỏ nội và dưới "Giời cao gió cả giăng như ban ngày". Đó là những hình ảnh của cuộc sống bình thường mặn mà, giản dị nhưng lại
có tác dụng làm rung động lòng người một cách sâu xa đồng thời góp phần diễn tả
thế giới nội tâm thầm kín sâu lắng mà tha thiết trong thơ ông.
31T
Các phương diện nghệ thuật như cái nhìn nghệ thuật về con người, giọng điệu nghệ thuật, không gian và thời gian nghệ thuật cùng với thể thơ, hình ảnh và cách