31T
Thơ Nguyễn Bính nhẹ nhàng, man mác nhưng trong từng chữ, từng dòng thơ, người ta cảm nhận được nỗi lòng đang trĩu nặng suy tư của nhà thơ. Âu lo trước cuộc sống hiện tại nhà thơ tìm về quá khứ đốt cháy lòng mình trong nỗi khát khao tìm lại cuộc sống xưa thuần khiết êm đềm. Trong Thi nhân Việt Nam - Hoài Thanh đã nói về thơ Nguyễn Bính: 31T44T"Nguyễn Bính vẫn còn giữ được bản chất nhà quê nhiều lắm. Và trong thơ Nguyễn Bính đã đánh thức người nhà quê ẩn náu trong lòng ta" 31T44T[Hoài Thanh (42, 343)]. Sự phân thân của cái tôi trữ tình để làm con sóng vỗ giữa đôi bờ hiện tại và quá khứ là cảm hứng chủ đạo trong suốt cuộc đời thơ của Nguyễn Bính. Những năm tháng gắn bó với cuộc sống nông thôn và những cuộc phiêu lưu nơi chốn thị thành giúp nhà thơ hiểu rõ hơn giá trị của cuộc sống và thân phận của con người.
Tâm hồn thơ Nguyễn Bính đã được gọt giũa từ những nếm trải thấm thía... Cuộc
sống là đề tài vô tận và nhà thơ đã cần mẫn chắt lọc những hương vị của cuộc đời để tạo thành những giọt mật mang hương vị riêng của mình. Có thể nói, trong thơ Nguyễn Bính hình ảnh nhân vật trữ tình chán nản với hiện tại và trở về quá khứ có một tần số xuất hiện rất nhiều:
44T
Đương đêm trời đổ mưa rào,
44T
Nằm đây mơ dáng lầu cao kinh thành,
44T
Mây hồ trắng nước hồ xanh,
44T
Ngày xưa hai đứa chúng mình có nhau.
52T
31T
Khi hiện tại không thỏa lòng thì quá khứ sống lại bao giờ cũng đẹp hơn. Hướng tâm hồn trở về quá khứ, Nguyên Bính đã đưa con người trở về với cảm giác mênh mông, êm dịu. Nó góp phần làm giảm đi cái không khí ngột ngạt, oi bức của cuộc sống hiện tại. Cuộc sống của con người với tình yêu và những kỷ niệm trong thơ Nguyễn Bính gắn liền với cảnh vật làng quê: Một mái đình cong cong cổ kính, một cây đa, bến nước, con đò quê...
44T
Năm xưa chở chiếc thuyền này
44T
Cho cô sang bãi tước đay chiều chiều,
31T
(Giấc mơ anh lái đò)
31T
Niềm hoài niệm của thi nhân nằm trong cấu trúc cảm hứng: Cắm con đò trên
bến vắng ở dòng sông hiện tại người lái đò mơ lại giấc mơ xưa rồi thả mình trong giấc mơ ấy:
44T
Tưng bừng vua mở khoa thi
44T
Tôi đỗ quan Trạng vinh quy về làng
44T
"Võng anh đi trước võng nàng
44T
Cả hai chiếc võng cùng sang một đò”.
31T
(Giấc mơ anh lái đò)
31T
Nhưng ước mơ vẫn chỉ là mơ ước, hiện tại là cái mà con người không thể chối bỏ. Người lái đò đành phải bán con thuyền bản mệnh của mình đi:
44T
Lang thang tôi dạm bán thuyền
44T
Có người trả chín quan tiền lại thôi.
31T
(Giấc mơ anh lái đò)
31T
Trong khi Thế Lữ mơ màng chốn bồng lai tiên cảnh có cung tần mỹ nữ múa lượn trong tiếng đàn, tiếng sáo, có suối trong giếng ngọc:
44T
Tiên nga xõa tóc bên nguồn
44T
Hàng tùng rủ rỉ trên cồn đìu hiu
44T
Mây hồng ngừng lại sau đèo
44T
Mình cây nắng nhuộm bóng chiều không đi.
31T
(Tiếng sáo thiên thai - Thế Lữ)
31T
Và Xuân Diệu ngập chìm trong tình yêu cuồng nhiệt, khát vọng tình yêu cũng là khát vọng sống của thi nhân:
44T
44T
Trong vườn thơm ngát của hồn tôi.
31T
(Nguyên đán-Xuân Diệu)
31T
Chế Lan Viên dẫn dắt người đọc vào thế giới ma quái "đầy sọ người, xương máu cùng yêu ma" đồng thời với mội nỗi lòng xót xa về quá khứ huy hoàng của một đất nước bây giờ chỉ còn lại: "những tháp gầy mòn", "những đền đổ nát", "những
tượng chàm lở lói rỉ rên than"... Còn Nguyễn Bính trong phong cách ca dao ở cả tư
duy lẫn cảm xúc, ở cả ý, tình điệu, nhà thơ đã làm những cuộc hành trình trở về quá
khứ với "những ước mơ quan trạng, những tâm tình bao dung, lặng lẽ của người mẹ, người chị, người vợ, cô lái đò, cô hái dâu..." {Đỗ Lai Thúy(20, 48)}
31T
Với cái tôi trữ tình luôn lắng sâu, đậm đà, tha thiết với quê hương, trong thơ ông, chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy rất nhiều từ ngữ chỉ thời gian xuất hiện với tần số cao như: Vườn xưa, ngày xưa, thời trước, bữa ấy...
44T
Cô hồi tưởng lại ba xuân trước