Cái tôi yêu thương và chia sẻ: 1 Đối với người thân:

Một phần của tài liệu cái tôi trữ tình trong thơ nguyễn bính (Trang 47 - 55)

Thôn Vân 44T49T có biếc có 44T49T hồng

1.3. Cái tôi yêu thương và chia sẻ: 1 Đối với người thân:

1.3.1. Đối với người thân:

31T

"Tôi là thi sĩ của yêu thương” đó là một câu thơ của Nguyễn Bính. Câu thơ ấy thể hiện được trọn vẹn tâm hồn thơ của ông.

31T

Nguyễn Bính, nhà thơ, càng nhiều đau thương nếm trải càng mặn nồng với yêu thương. Thơ Nguyễn Bính, bằng tất cả các trạng thái tâm lý: Khắc khoải, âu lo, trăn trở... để quan sát sự biến đổi của hiện tượng" hương đồng gió nội bay đi ít nhiều", "cây đàn sum họp đứt muôn dây", sự vật: "chùa xưa rêu phủ...", "Vườn cái hoa vàng hết...", "Hà Nội cơ hồ loạn tiếng ve"... và sau đó hội tụ lại tạo thành một giá trị bất biến của thơ ông: "Yêu thương", góp phần khắc họa đậm nét con người tâm linh của ông. Giá trị này chính là nguyên nhân, điều kiện, kết quả của cái nhìn nghệ thuật qua mối xung đột giữa văn hóa nông thôn và văn hóa thành thị. Trong tất cả các nhà thơ mới thì Nguyễn Bính có lẽ là nhà thơ duy nhất có những bài thơ viết về tình cảm, nỗi niềm của mình đối với những 31T41Tngười 31T41Tthân, và điều này, nói theo cách nói của Hoài Việt thì cũng không nằm ngoài "Trường nghệ thuật" của thơ Nguyễn Bính: "Tâm hồn Nguyễn Bính giống như một cây đàn muôn điệu. Thoáng một chút gió là rung lên. Nhưng đây là thoáng gió quê hương, những thoáng gió thổi từ đồng nội tới" [ (48, 62)].

31T

Tuy nhiên, cũng cần phải khẳng định thêm rằng cái tôi trong thơ Nguyễn Bính

trong quá trình phân thân, lưỡng giá và rơi vào tâm trạng bất an nơi cuộc sống thành

thị đã ý thức được sâu sắc hơn những giá trị văn hóa, trong đó có giá trị tình cảm của cộng đồng. Chính quá trình cọ sát này đã làm cho tình yêu thương trong thơ Nguyễn Bính nồng nàn hơn, ngọt ngào hơn. Người ta nói về thơ Nguyễn Bính khi

nói về sự xót xa, nỗi đau trước sự phôi phai của một "Hồn xưa đất nước", như một tình yêu đất nước thầm kín. Nhưng phải chăng tất cả đều bắt đầu từ tình cảm và sự ý thức trách nhiệm của thi nhân đối với những người thân và cộng đồng. Trong những năm tháng tha phương lạc loài nơi đất khách, có lần, nhà thơ đã viết thư gửi về cho những đấng sinh thành với cách nói của đứa con thấy mình có tội:

44T

Con đi quạnh cửa quạnh nhà

44T

Cha giã đập lúa, mẹ già giũ rơm

42T

Cha dậm gạo, mẹ vần cơm

44T

Có con con vắng ai làm thay cho.

36T

(Thư gửi thầy 31T36Tmẹ)

31T

An ủi cha mẹ mà nỗi đau cứ dâng lên đến tận gan ruột:

44T

Con đi mười mấy năm trời

44T

Một thân bé bỏng nửa đời gió sương

44T

Thầy đừng nhớ mẹ đừng thương

44T

Câm như đồng kẽm ngang đường bỏ đi

36T

(Thư gửi thầy 31T36Tmẹ)

31T

"Dan díu với nợ giang hồ" nghĩ rằng "Một mai những tưởng cơ đồ làm nên"' nhưng rồi những năm tháng chìm nổi, thấy mình chưa làm gì được để báo đáp cho cha mẹ. Đau cho mình nhà thơ càng thấy thương cha, cảm thấy mình có tội với cha. Lời xin lỗi của thi nhân đâu phải chỉ phơi trải nỗi lòng mà còn ẩn cả niềm đau thân phận:

44T

Nghìn lại cha già lượng thứ cho

44T

Trót thân con vướng nợ giang hồ.

31T

Tình người trong thơ Nguyễn Bính chính là những tình cảm dịu ngọt bao dung của người mẹ, quảng đại của người cha, yêu thương của người em gái, tần tảo một nắng hai sương của người vợ. Những tấm chân tình bình dị ấy đã làm ấm lòng nhà thơ trong những ngày tha hương chật vật với miếng cơm manh áo - Và tình yêu thương của ông là tình yêu của cái tôi day dứt, trăn trở về trách nhiệm để rồi sau đó thấy không làm gì được đã tự dằn vặt, ân hận...

31T

Hướng về quê hương, Nguyễn Bính hướng về người thân và những mảnh đời thôn dã bình dị. Cái tôi nhà thơ ở những mảng thơ này là cái tôi âu lo, ngậm ngùi và trăn trở. Nỗi niềm ấy như thấm vào trong những cảnh vật, từng con người làng quê.

Cái tôi của nhà thơ không còn là "khách" đứng ở ngoài để chiêm nghiệm nữa mà hòa hợp vào thật sâu bên trong, khai thác hết chiều sâu của từng cảnh ngộ với tất cả sự yêu thương và thông cảm. Một duyên phận lỡ làng, một khát vọng tan vỡ... tất cả

31T44T

ở đó 31T44Tđều có sự hòa quyện giữa hiện thực và tình người. Hồn thơ âu lo, ngậm ngùi,

trăn trở của nhà thơ còn bắt nguồn từ nỗi nhớ, niềm thương trong những ngày chia xa với gia đình, với người thân, với bạn bè và sự thức tỉnh vì đã "Bỏ lại vườn cam bỏ mái gianh" mà đi "dan díu nợ kinh thành". Cái tôi của nhà thơ vì thế mang tính nhân bản cao và mang dư vị ngọt ngào có tác động thẩm mỹ sâu sắc đối với người đọc.

31T

Nguyễn Bính có lẽ cũng là nhà thơ mới duy nhất viết về hình ảnh và tấm lòng người mẹ. Không được đôi tay dịu dàng của mẹ chăm sóc từ thuở còn thơ, nhà thơ hiểu sâu sắc thế nào là mất mát, cho nên hình ảnh của mẹ trong thơ ông bao giờ cũng là hình ảnh rất đẹp mang phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam: Thầm lặng hy

sinh, vất vả cả cuộc đời vì chồng vì con:

44T

Tết đến mẹ tôi vất vả nhiều

44T

Mẹ tôi lo liệu đủ trăm chiều

44T

Gạch tường hoa người quét lại

44T

Vẽ cây trừ quỷ, giồng cây nêu.

...

44T

Xong ba ngày tết mẹ tôi lại

44T

Đầu tắt mặt tối nuôi chồng con

44T

Rồi một đôi khi người dậm gạo Chuyện trò kể lại tuổi chân son.

52T

(Tết của mẹ tôi)

31T

Qua tâm tưởng của ông, hình ảnh người mẹ dịu hiền hiện lên thật cảm động. Bằng cái tôi trữ tình nội cảm, sử dụng chất giọng kể trong rất nhiều bài thơ để giải bày tâm sự, tình cảm dịu dàng tha thiết trong thơ Nguyễn Bính đã có sức âm vang rất lớn đối với người đọc.

31T

Giọng thơ ngậm ngùi là một trong những yếu tố giúp nhà thơ chuyển tải những tâm tư tình cảm của mình. Nếu như trong những chuyến đi đày ở thành thị, hồn thơ của ông hằn sâu nỗi ngậm ngùi chua chát thì trong những lời thơ gửi cho cha độ hằn

sâu ấy càng trở nên đậm đặc hơn khi nhà thơ nghĩ đến hình ảnh người cha đang mong mỏi tin con:

44T

Cha già ngừng chén biếng ngâm thơ

44T

Đưa mắt nhìn theo hút dặm mờ

44T

Xe ngựa người về trong cát bụi

44T

Con mình không một lá thư đưa.

31T

Cái tôi của nhà thơ trong những bài thơ thể hiện tình cảm của mình đối với người thân mang nét đẹp của truyền thống đạo lý từ hàng ngàn năm nay của ý thức cộng đồng.

31T

Trong cuộc đời, Nguyễn Bính xem việc bỏ quê hương ra đi "dan díu nợ kinh

thành" là việc ngoài ý muốn, là chuyện "lỡ bước sang ngang". Trong tâm trạng của

cô gái có tình duyên lỡ làng, nhân vật trữ tình nghĩ về mẹ, về em ở nơi có mảnh vườn thân thương:

44T

Em ơi! Em ở lại nhà

44T

Vườn dâu em đốn mẹ già em thương

44T

Mẹ già một nắng hai sương

44T

Chị đi một bước trăm đường xót xa

...

44T

Ở nhà em nhà mẹ thương

44T

Ba gian trống một mảnh vườn xác xơ.

52T

(Lỡ bước sang ngang)

31T

Cái tôi trữ tình của nhà thơ là cái tôi tâm trạng, cái tôi ấy nhập thân trong nhiều vai khác nhau để bộc lộ tâm tư ở nhiều góc cạnh và bình diện khác nhau. Cái tôi ấy có khi tách hẳn mình ra để chua chát quan sát cuộc sống ở thành thị. Nhưng có khi lại nhập vào vai một nhân vật trữ tình nào đó đứng ở vị thế cộng đồng. Sự

hóa thân của nhà thơ trong nhiều nhân vật khác nhau: Khí thì ở vị trí "tôi" lúc thì

"chị", "em", "mẹ"... đã thể hiện được sự khám phá phong phú đa dạng của nhà thơ khi đi vào các khía cạnh của lãnh địa tâm hồn - tâm linh đầy bí ẩn của con người. Một sự phản ánh chính xác, phù hợp với tình huống, hoàn cảnh là biểu hiện của một sự cảm nhận tinh tế và hiểu biết sâu sắc. Chúng ta hãy lắng nghe trong nỗi lòng của

người mẹ, cái tôi trữ tình nói với người con gái đang sắp sửa từ giã gia đình để đi về

44T

Gái lớn ai không phải lấy chồng

44T

Can gì mà khóc, nín đi không!

44T

Nín đi, mặc áo ra chào họ

44T

Rõ quý con tôi! Các chị trông!

44T

Ương ương dở dở quá đi thôi

44T

Cô có còn thương đến chúng tôi

44T

Thì đứng lên nào! Lau nước mắt

44T

Mình cô làm khổ mấy mươi người.

52T

(Lòng mẹ)

31T

Nói như thế để an ủi con gái lúc ra di, nhưng trong lòng mẹ những cơn sóng của tình thương con đang dội mãi:

44T

Đưa con ra đến cửa buồng thôi

44T

Mẹ phải xa con, khổ mấy mươi!

44T

Con ạ! Đêm nay mình mẹ khóc

44T

Đêm đêm mình mẹ lại đưa thoi.

52T

(Lòng mẹ)

31T

Vừa mới cứng rắn cương quyết, nhưng chỉ sau khi con bước chân ra đi thì sự cố gắng ấy đã phải buông chùng xuống vì nỗi ngậm ngùi phải xa con. Cái hay của nhà thơ là nhân vật trữ tình đang nổi với con nhưng cũng tự an ủi với chính mình. Tất cả bộc bạch đều rất tự nhiên như chính những lời ăn tiếng nói hàng ngày. Chính những tình yêu thương như thế này đã sưởi ấm hồn thơ của thi nhân. Mang một nỗi bất hạnh lớn trong cuộc đời là không còn mẹ. Tình thương của người cha, người chị dù lớn đến đâu cũng không thể bù đắp nổi. Nhưng may mắn thay Nguyễn Bính còn có bà mẹ quê hương. Người mẹ mà Nguyễn Bính đã được sinh ra, nơi mà những dòng sữa mát lành tràn ngập thấm trong từng hột lúa, ngọn rau đã nuôi nhà thơ lớn lên, bồi đắp hồn thơ để rồi từ tâm hồn ấy nhà thơ đã làm nên những bài thơ tuyệt tác về mẹ, về quê hương, về đất nước và con người của mình.

31T

Cùng với giọng thơ yêu thương, bùi ngùi cái tôi trữ tình của nhà thơ trong những bài thơ viết về tình cảm đối với người thân cũng không tránh khỏi tâm trạng lo âu khắc khoải. Cái tôi chân quê của nhà thơ chịu sự chi phối của cuộc sống làng xã cộng đồng. Giá trị của cá nhân được qui định trong mối quan hệ với cộng đồng. Do sự qui định của sản xuất làng xã, các cá nhân đều có một mối quan hệ mật thiết

với cộng đồng. Từ đó có sự quan tâm, lo lắng cho nhau. Khi văn hóa đô thị len lỏi vào văn hóa cổ truyền, lúc ấy, mỗi cá nhân đã tự nó ý thức được cái tôi đích thực của mình. Nhưng cùng với sự phái triển của ý thức cá nhân là ý thức về sự cân bằng vốn có bị phá vỡ, con người luôn nằm trong tâm thức âu lo, bất an về vị thế của mình. Sự nhìn nhận hiện thực dưới góc độ văn hóa ở cả hai bình diện: Giá trị văn hóa và giá trị nhân phẩm của thi nhân đã hình thành tâm trạng âu lo, khắc khoải khi nghĩ về số phận của con người. Trong "oan nghiệt" tâm trạng âu lo khắc khoải của nhân vật trữ tình lên đến đỉnh cao:

44T

Ngọc nữ trót sinh vào đời tục lụy

44T

Đời con rồi khổ đây con ơi

44T

Mẹ con đeo đuổi nghề ca xướng

44T

Nuôi được con sao giời hỡi giời.

31T

(Oan nghiệt)

31T

Đây là nỗi lòng của người cha có một số phận không may mắn và một cuộc đời nổi trôi đang nghĩ về đứa con gái tội nghiệp của mình, càng nghĩ càng lo và càng đau. Ở đây, cảm quan của cái tôi trữ tình mang tính dự báo cao về tương lai và số phận của con người, đặt vào trong mối quan liên đới với cuộc sống đô thị. Mọi giá trị đều thay đổi đến chóng mặt, ngay cả giá trị nhân phẩm, thì số phận của mỗi con người, nhất là người phụ nữ đã được báo trước.

31T

Ở một bài thơ khác trong tâm trạng của một người cha bạc mệnh, nhà thơ lại nghĩ về con với tất cả tình thương và nỗi đau:

44T

Con nó đâu rồi bế lại đây

44T

Cho tôi nhìn nó một vài giây

44T

Trước khi nhắm mắt tôi thừa hiểu

44T

Đời nó sau này hẳn đắng cay.

52T

(Trối trăn)

31T

Xót xa cho con tủi cho phận mình:

44T

Có mẹ có cha mà đến nỗi

44T

Miệng đời mai mỉa gái mồ côi.

52T

(Oan nghiệt)

31T

Bên trong nỗi đau ấy là tình thương, sự dằn vặt và nỗi ân hận về một trách nhiệm không tròn.

31T

Bên cạnh những dự cảm văn hóa với sự ám ảnh về thời gian một ám ảnh khác nữa trong thơ Nguyễn Bính là ám ảnh về thân phận của cá nhân. Theo quan niệm cũ, thời gian tuần hoàn, con người dù ở trong trạng thái nào: Được yêu hay thất tình, đau khổ hay hạnh phúc đều có được sự an bằng nào đó về tâm hồn: "Tưởng giếng sâu anh nối sợi đây dài - Ai ngờ giếng cạn anh tiếc hoài sợi dây". Quan niệm mới xem thời gian là một chiều, đã đi rồi thì không trở lại. Theo thời gian mọi cái đều thay đổi cho nên con người bao giờ cũng sống trong nỗi lo. Và nếu như nỗi ám ảnh về thời gian để thể hiện qua tâm trạng hoài niệm để tìm về cố gắng níu kéo những cái đã mất thì nỗi ám ảnh về số phận con người - hệ quả của quan niệm thời gian một chiều - lại lấy tầm nhìn ở phía tương lai gần và xa, biểu hiện qua những dự

cảm, dự báo. Và vì thế, nỗi lo ở đây trở nên thiết thực hơn bao giờ hết:

44T

Cha lo ngại lắm là con gái

44T

Chẳng có bao giờ biết mặt cha

44T

Con mười sáu bẩy xuân đương độ

44T

Cha bốn năm mươi chửa trót già

44T

Cha buồn tiễn khách hơi thu quạnh

44T

Con thẹn che đàn nửa mặt hoa

44T

Chàng chàng thiếp thiếp vui bằng được

44T

Bố bố con con chẳng nhận ra

...

44T

Áo anh mà ướt vì đêm ấy

44T

Tội nghiệp đời con xấu hổ cha.

52T

(Oan nghiệt)

31T

Những dự cảm ấy được xuất phát từ cuộc đời và những lăn lộn nếm trải trong tình yêu thương và nỗi lo lắng của nhân vật trữ tình. Người đọc cảm nhận được sự bất ổn trong tâm hồn nhà thơ, cuộc đời không có chỗ để tin tưởng, con người luôn ở thế cảm giác chênh vênh. Sự cảm nhận về nỗi bi thương của số phận, tha hóa của tính cách, nhân phẩm con người cùng với tất cả những lo lắng, xót xa và đặt nó vào trong cảm quan dự báo văn hóa đã làm cho thơ trữ tình của Nguyễn Bính đằm thắm hơn, thiết tha hơn.

31T

Sống trong cộng đồng xã hội, con người bao giờ cũng có cội nguồn riêng tư của mình. Chính ở đây con người sinh ra, lớn lên và hình thành trong mình những

tình cảm gắn bó yêu thương với những người thân trong gia đình, cũng vui nỗi vui chung, buồn nỗi buồn chung và lo nỗi lo chung. Trong thơ Nguyễn Bính chúng ta không chỉ thấy tình yêu bao la của cha mẹ đối với con cái, tình thương của con cái đối với cha mẹ mà còn có nghĩa, chị tình em. "Lỡ bước sang ngang", một thi phẩm nổi tiếng của nhà thơ đâu chỉ là nỗi đau của cô gái có tình duyên lỡ làng ngang trái mà còn có tình cảm của đứa em đối với chị:

44T

Chị bây giờ... nói thế nào?

44T

Bướm tiên khi đã lạc vào vườn hoang.

52T

(Lỡ bước sang ngang)

31T

Bên trong của thơ là tiếng thở dài thương tâm của em trước số phận bấp bênh

không may mắn trong duyên phận của chị mình. Trong một cuộc đời mà ngay chính bản thân mình cũng "mấy khi yêu mà chắc được yêu - cho rất nhiều nhưng nhận chẳng bao nhiêu" thì càng hiểu thêm cuộc tình duyên tính sổ với lỡ làng của chị:

Một phần của tài liệu cái tôi trữ tình trong thơ nguyễn bính (Trang 47 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)