44T Nhà em cách bốn quả đồ

Một phần của tài liệu cái tôi trữ tình trong thơ nguyễn bính (Trang 106 - 108)

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG THỨC BIỂU HIỆN CÁI TÔI TRỮ TÌNH

44T Nhà em cách bốn quả đồ

Nhà em cách bốn quả đồi 44T Cách ba ngọn suối cách đôi cánh rừng 44T Nhà em xa cách quá chừng 44T

Em van anh đấy, anh đừng yêu em.

31T

(Vài nét rừng)

44T

Cái ngày cô chưa có chồng Đường gần tôi cứ đi vòng cho xa

44T

Từ ngày cô đi lấy chồng

44T

Gớm sao có một quãng đồng mà xa.

31T

(Qua nhà)

31T

Có thể nói, Nguyễn Bính là một trong những nhà thơ cách tân lớn của thể thơ lục bát và cả nội dung lẫn hình thức. Kết hợp chặt chẽ với thi pháp dân gian, ông đã

mở rộng sức thể hiện của nó. Với Nguyễn Bính, thể thơ lục bát dân tộc đã phát triển

đến đỉnh cao trong thi đàn hiện đại. Thơ của ông luôn luôn đổi mới, muôn màu

muôn vẻ, tránh được cảm giác nhàm chán của những nhịp thơ, một hòa âm cố định

Nguyễn Bính đã mang đến cho thơ hiện đại Việt Nam một dáng vẻ mới, một sinh lực mới và một sự đa dạng mới không thể phủ nhận được.

31T

Sử dụng nhuần nhị thể thơ lục bát, Nguyễn Bính đã thổi vào hồn thơ của mình tính chất và tâm hồn dân tộc. Điều này góp phần thể hiện cái tôi trữ tình độc đáo và ý nhị trong thơ ông.

2.4.2. Ngôn ngữ:

31T

Về mặt ngôn ngữ, thơ Nguyễn Bính thể hiện được tiếng nói tâm tư tình cảm

của thế giới nội tâm con người. Nó chứa đựng được chiều sâu của sự suy nghĩ và những cảm nhận tinh tế, đầy sáng tạo của một nhà thơ được mệnh danh là "chân quê".

31T

Ngôn ngữ thơ của Nguyễn Bính giản dị, trong sáng và đậm đà màu sắc dân gian, dân tộc. Từ kho tàng ngôn ngữ dân gian, nhà thơ đã lựa chọn, chắt lọc để làm giàu cho phương thức biểu hiện của riêng mình. Có lẽ sống nhiều năm ở nông thôn, những lời ăn tiếng nói, cách cảm, cách nghĩ của bà con, hàng xóm đã thấm sâu vào

tâm hồn của ông, để rồi trong những giây phút xúc cảm nồng lên, nhà thơ đã viết ra

những vần thơ trữ tình đằm thắm mang đậm màu sắc dân tộc.

31T

Cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Bính là cái tôi trữ tình nội cảm, cái tôi của thế giới nội tâm phong phú của con người. Để thể hiện cái tôi trữ tình ấy, nhà thơ đã sử dụng những ngôn ngữ giàu hình ảnh quen thuộc. Thế giới của hồn quê, tình quê trong thơ ông là thế giới của những từ ngữ, dậu mùng tơi, vườn chè, tiếng trống chèo, hoa xoan, hoa bưởi, hoa cam, giời cao, gió cả, trăng sáng... Giống như thơ ca dân gian, nhà thơ đà dùng những mã cụ thể, mã hiện thực để diễn tả những mã trừu tượng, mã thẩm mỹ của cảm xúc nghệ thuật. Trong sự tiếp thu này nhà thơ đồng thời cũng đã đưa vào thơ những khái niệm, những cảm xúc thẩm mỹ mới làm cho nó vừa có sức gợi hình, gợi cảm mạnh, lại vừa có hồn. Hãy thử đọc một đoạn thơ trong bài thơ " Qua nhà " của ông:

44T (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Từ ngày cô đi lây chồng

44T

Gớm sao có mội quãng đồng mà xa

………..

44T

Lợn không nuôi đặc ao bèo

44T

44T

Giếng thơi mưa ngập nước tràn

44T

Ba gian đầy cả ba gian nắng chiều.

31T

(Qua nhà)

31T

Những từ ngữ hình ảnh: Ao bèo, lợn, giàn giàu không, giếng thơi... rất đỗi bình thường trong cuộc sống nông thôn miền Bắc được đưa vào thơ để diễn tả nỗi buồn, nỗi mất mát trong tâm hồn con người Việt Nam hiện đại mà lại trở nên rất có hồn và

gợi cảm. Sự lôi cuốn của từ ngữ trong thơ ông thể hiện ở cái duyên dân dã, quê mùa

ấy.

31T

Sử dụng thành thục và điêu luyện ngôn ngữ dân gian là một trong những tài năng nghệ thuật của Nguyễn Bính, Nhà thơ đã kết hợp được hài hòa giữa lời ăn tiếng nói và cách cảm, cách nghĩ của dân gian:

44T

Viết cho chị lá thư này

44T

Giữa đêm hăm bốn rạng ngày hăm nhăm

Một phần của tài liệu cái tôi trữ tình trong thơ nguyễn bính (Trang 106 - 108)