Không gian nghê thuật:

Một phần của tài liệu cái tôi trữ tình trong thơ nguyễn bính (Trang 87 - 92)

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG THỨC BIỂU HIỆN CÁI TÔI TRỮ TÌNH

2.2.1. Không gian nghê thuật:

31T

Không gian làng quê trong thơ Nguyễn Bính gắn liền với những hình ảnh thân thuộc mang tính chất cố hữu của làng quê: Cây đa, bến nước, con đò, vườn cam, vườn dâu, vườn xoan, ruộng lúa, bờ đê, ngõ làng... Không gian làng quê vừa cụ thể

vừa là nỗi ám ảnh của thi nhân về một cuộc sống quá khứ yên bình và tươi đẹp cho

nên bao giờ cũng đặt trong sự hòa hợp với màu sắc và mùi vị: "Trên con đường đất

đỏ ven đê" "Lúa thì con gái mượt như nhung" "Lối này lắm bưởi nhiều hoa" (qua nhà) "Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay - Đầy vườn hoa bưởi hoa cam rụng (Xuân về) Hoa xoan lớp lớp rụng rơi đầy (Mưa xuân) ''Nhà nàng ở cạnh nhà tôi - Cách nhau cái giậu mùng tơi xanh rờn" (Cô hàng xóm)... trong cảnh đẹp hữu tình thi vị đó là sắc diện và nỗi niềm của con người:

44T

Trên đường cát mịn, một đôi cô,

44T

Yếm đỏ, khăn thâm, trẩy hội chùa

44T

Gậy trúc dắt bà già tóc bạc,

44T

Tay lần tràng hạt, miệng nam mô.

31T

(xuân về)

44T

Trên con đường đất đỏ ven đê

44T

Tôi đã vui mừng trở lại quê.

31T

(Sống lại)

44T

Bên hiên hàng xóm cô hàng xóm

44T

Ngước mắt nhìn giời đôi mắt trong.

31T

(Xuân về)

31T

Phải nói rằng không gian làng quê trong thơ Nguyễn Bính nồng nàn và ngọt ngào trong sự cảm nhận của thi nhân. Sự thanh thoát hương tình, sự xôn xao biến động nằm trong cái lặng lẽ đời thường, thế giới cảnh vật của không gian bao giờ cũng tương quan với thế giới nỗi niềm của con người và góp phần lột tả thế giới nỗi niềm ấy. Không gian yên bình thơ mộng thuộc về thế giới tâm linh của con người,

nó chính là những ước mơ, khắc khoải đến nao lòng của thi nhân cho nên bao giờ

thái, được trấn an để quên đi cảm giác cô đơn, cảm giác bất an của mình. Khác với không gian thơ mộng, hữu tình trong thơ Nguyễn Bính, không gian trong thơ Xuân Diệu thường vận hành theo chiều suy tàn, tan rã:

44T

Hơn một loài hoa đã rụng cành

44T

Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh

44T

Những luồng run rẩy rung rinh lá

44T

Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh.

31T

(Đây mùa thu tới - Xuân Diệu)

31T

Với không gian ấy con người càng thấy lẻ loi, cô độc.

31T

Huy Cận đem không gian rợn ngợp của vũ trụ để nói lên cảm giác cô đơn, nhỏ bé của con người:

44T

Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp

44T

Con thuyền xuôi mái nước song song

44T

Thuyền về nước lại sầu trăm ngả

44T

Củi một cành khô lạc mấy dòng.

31T

(Tràng giang-Huy Cận)

31T

Không gian nghệ thuật và con người trong thơ Nguyễn Bính thường có sự tương ứng, tương giao. Nguyễn Bính đặc biệt chú ý đến không gian mùa xuân. Trong tâm trạng thao thức của cô gái chờ đợi đêm hội chèo để được gặp người yêu, không gian cũng trở nên tràn trề, rực rỡ:

44T

Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay

44T

Hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy.

31T

(Mưa xuân)

31T

Không gian mùa xuân càng rực rỡ hơn, lung linh hơn khi con người đang tha thiết giao cảm:

44T

Đã thấy xuân về với gió đông

44T

Với trên màu má gái chưa chồng

44T

Bên hiên hàng xóm cô hàng xóm

44T

Ngước mắt nhìn giời đôi mắt trong.

31T

(Xuân về)

31T

44T

Bữa ấy mưa xuân đã ngại bay

44T

Hoa xuân đã nát 37T44Tdưới 37T44Tchân giày.

31T

(Mưa xuân)

31T

Hay:

44T

Cái ngày cô chưa có chồng

44T

Đường gần tôi cứ đi vòng cho xa

44T

Lối này lắm bưởi nhiều hoa.

31T

(Qua nhà)

31T

Khi cô gái đi lấy chồng thì:

44T

Từ ngày cô đi lấy chồng

44T

Gớm sao có một quãng đồng mà xa

44T

Bờ rào cây bưởi không hoa

44T

Qua bên nhà thấy bên nhà vắng teo.

31T

(Qua nhà)

31T

Thể hiện không gian thôn quê, Nguyễn Bính đã vẽ những nét bút đặc tả làm cho cảnh quê trong thơ ông trở nên gợi cảm và thấm đẫm hồn quê. Không gian quê trong thơ Nguyễn Bính chính là không gian của sự mời gọi tình yêu: Tình yêu quê hương, yêu con người, yêu cuộc sống và tình yêu đôi lứa, là không gian của nỗi niềm, tâm trạng cảnh quê và tình quê luôn nằm trong mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau

31T

Trong thơ Nguyễn Bính, không gian đô thị không nhiều nhưng nó luôn gắn với cảm giác chênh vênh, bất an của cá thể:

44T

Chiều về chầm chậm trong hiu quạnh

44T

Tơ liễu theo nhau chảy xuống hồ

44T

Tôi thấy quanh tôi và tất cả

44T

Kinh thành Hà Nội chít khăn xô.

31T

(Viếng hồn trinh nữ)

31T

Hay:

44T

Hà Nội ba mươi sáu phố phường,

44T

Lòng chàng đã dứt một tơ vương,

44T

Chàng qua chiều ấy qua chiều khác,

44T

Như một người đi giữa đám tang.

31T

31T

Trong cảm nhận của thi nhân, không gian đô thị luôn vận động một cách chậm chạp, căng thẳng và dồn nén như chính tâm thái ngột ngạt, cô đơn và bất an của cái tôi trữ tình.

31T

Những không gian hình thành từ tâm thức của chủ thể là không gian chia ly và không gian gián cách. Trong thơ Đường và thơ trung đại, không gian chia ly tiễn biệt thường xuất hiện hình ảnh của bến đò, chiếc cầu, ngàn dâu xanh. Không gian chia ly của Nguyễn Bính cũng xuất hiện những vật thể truyền thống nhưng lại mang tố chất thẩm mỹ mới: Nếu những cuộc chia ly trong thơ cổ diễn ra vì những khao khát, chí "Tang bồng hồ thỉ" của đàn ông thì trong thơ Nguyễn Bính là chia ly tình duyên và chia ly giang hồ, Không gian chia ly của Nguyễn Bính vì thế vừa mang tính truyền thống vừa mang tính hiện đại.

31T

Không gian chia ly về tình duyên với hình ảnh con sông con thuyền, nhịp cầu trong thơ Nguyễn Bính không mang lại những liên tưởng về cuộc hội ngộ mà tạo cảm giác chia ly xa cách:

44T

Bỏ thuyền, bỏ bến, bỏ dòng sông

44T

Cô lái đò kia đi lấy chồng.

31T

(Cô lái đò)

44T

Rồi đây sóng gió ngang sông

44T

Đầy thuyền hận, chị lo không tới bờ

……….

44T

Cách mấy mươi con sông sâu

44T

Là trăm ngàn vạn nhịp cầu chênh vênh.

31T

(Lỡ bước sang ngang)

31T

Không gian chia ly trong tình duyên là không gian vừa thực vừa ảo:

31T

"Bến đò đã tắt chuyến sang ngang", "Đưa nàng sang tận bến đò ngang", "Tình đã sang sông đã tới bờ" "Tuy gang tấc ấy mà tôi biết - người cách sông rồi tôi cách sông", "Bỏ thuyền, bỏ lái, bỏ dòng sông"... Những không gian như thế này ẩn chứa đầy tâm trạng "trăm cay ngàn đắng" của những cuộc tình dang dở và những cô gái phải lấy chồng trong cảnh "đồng sàng dị mộng" Việc sử dụng và lựa chọn chất liệu miêu tả trong không gian chia ly của Nguyễn Bính đã thật sự làm rung cảm trái tim người đọc, làm cho người ta thấu hiểu hơn và đồng cảm hơn với nỗi đau của con người.

31T

Không gian chia ly với hình ảnh của con tàu, nhà ga là không gian mang tính

chất hiện đại, với không gian này con người trở nên cô đơn và nhỏ bé hơn:

44T

Tàu chạy hình như để chở buồn, Chở người đi nhớ kẻ về thương

44T

Nâng bao nhiêu gót chân xinh đẹp?

44T

Tàu chạy đêm nay có lạc đường?

31T

(Chuyến tàu đêm)

31T

Hay:

44T

Lừng lững tàu đi mất nửa rồi

44T

Sao không dừng lại ở ga tôi?

44T

Lấy mươi lăm phút cho tôi gửi

44T

Chút ít xuân xanh trả lại giời.

31T

(Chuyến tàu đêm)

31T

Không gian chia ly chứa đựng những lo âu, bất ổn và đe dọa đến thân phận con người.

31T

Tâm thức cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Bính bao giờ cũng có nỗi niềm hoài vọng, thiết tha giao cảm với cuộc đời. Nhưng rồi liệu khát khao đó có trở thành hiện

thực? Không gian gián cách là loại không gian mà nhân vật ở không gian này trông

ngóng về không gian khác. Loại không gian này bao giờ cũng có vật cản:

44T

Nhà nàng ở cạnh nhà tôi

44T

Cách nhau cái giậu mồng tơi xanh rờn.

31T

(Người hàng xóm)

44T

Bảo rằng cách trở đò giang

44T

Không sang là chẳng đường sang đã đành

44T

Nhưng đây cách một đầu đình

44TCó xa xôi mấy cho tình xa xôi?

44T

(Tương 31T44Ttư)

31T

Loại không gian này được Nguyễn Bính sử dụng trong khi thể hiện tình duyên hoặc nỗi hoài hương của con người đi xa:

44T Quê nhà xa lắc, xa lơ đó

44T

Ngoảnh lại tha hồ mây trắng bay.

31T

31T

Trong không gian gián cách thông thường thì cảnh vật và con người hòa quyện với nhau, nhưng vẫn có một khoảng cách nhất định ở giữa để tạo ra một không gian thương nhớ và giấc mơ hợp nhất. Không gian gián cách trong thơ Nguyễn Bính là phương thức không gian để tâm trạng, nỗi lòng của nhân vật được bộc lộ rõ hơn.

31T

Không gian nghệ thuật trong thơ Nguyễn Bính là không gian của sự gợi nhớ, gợi thương, của tâm tư hoài niệm. Tình yêu cùng với chất lãng mạn của thi nhan đã

tạo cho không gian ấy thường ấm áp và gợi mở tình người. Đây chính là cơ sở hình

thành hệ thống hình ảnh nghệ thuật trong thơ ông.

Một phần của tài liệu cái tôi trữ tình trong thơ nguyễn bính (Trang 87 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)