Thể thơ và các phương tiện nghệ thuật: 1 Thể thơ:

Một phần của tài liệu cái tôi trữ tình trong thơ nguyễn bính (Trang 103 - 106)

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG THỨC BIỂU HIỆN CÁI TÔI TRỮ TÌNH

2.4.Thể thơ và các phương tiện nghệ thuật: 1 Thể thơ:

2.4.1.Thể thơ:

31T

Theo thống kê, trong những sáng tác của thi nhân trước cách mạng tháng Tám, thơ lục bát chiếm 45%, thơ 7 chữ chiếm 48%. Như vậy là thể thơ lục bát chiếm một vị trí rất đáng kể và so với các nhà thơ mới đương thời thì Nguyễn Bính có số lượng thơ làm bằng thể lục bát nhiều nhất, rất nhiều bài thơ lục bát của ông tạo được hiệu quả thẩm mỹ cao đối với độc giả và do đó nó cũng thể hiện được tài năng của nhà thơ khi tìm về với thể thơ dân gian quen thuộc và trữ tình này.

31T

Khi tìm hiểu về nghệ thuật trong thơ Nguyễn Bính các nhà nghiên cứu đều

đánh giá rằng thành công nhất của ông là sử dụng nhuần nhị, đặc sắc thể thơ lục bát

truyền thống và đưa vào đó cách nói, cách nhìn mới của con người thời đại làm cho

thơ ông vừa tạo nên cái đặc sắc của phong trào thơ mới lại vừa có cái độc đáo riêng, khó mà lẫn lộn với bất kỳ ai khác. Điều này đã được Đoàn Thị Đặng Hương khẳng định: "Về mặt thi pháp trên thi đàn thơ mới, Nguyễn Bính có thể coi là một cách tân. Sáng tạo trong một cấu trúc có sẵn, một mô hình truyền thống cố định là một khó khăn không kém sự sáng tạo ra cấu trúc mới cho thơ. Ông là nhà thơ đầu tiên trên thi đàn hiện đại của thế kỷ này đã dùng hình thức thơ ca dân gian (đặc biệt là ca dao dân ca) để chuyển tải nội dung thẩm mĩ của thơ mới: Nội dung trữ tình của nhà thơ lãng mạn" ( 50,73). Thơ lục bát vốn có sức mạnh ở cái hồn, cái duyên trong lời

thơ, bài thơ, ở âm điệu ngọt ngào và cái ý vị ẩn đằng sau tất cả các câu thơ, dòng

thơ:

44T

Bây giờ mận mới hỏi đào

44T

44T

Mận hỏi thì đào xin thưa

44T

Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào.

31T

( Ca dao)

31T

Những năm đầu của thế kỷ thứ XX ở Việt Nam, như một xu thế tất yếu, trước sự du nhập của văn hóa phương Tây, đa phần các nhà thơ mới đã ít nhiều đều chịu ảnh hưởng nghệ thuật của các nhà thơ Pháp. Nhưng với Nguyễn Bính thì không. Là một xuất thân trong một gia đình nho giáo, lớn lên trong một làng quê mà trưa hè có tiếng tre đưa kẽo kẹt, xuân đến có trăm hoa khoe sắc, có lối nhỏ qua nhà ai ngọt ngào hương bưởi, hương cam, có những người dân sống chan hòa sẵn sàng chia ngọt xẻ bùi... Nguyễn Bính đã thấm vào máu thịt của mình cái chất sống dân dã, đậm đà của con người làng quê. Điều này đã biến ông thành nhà thơ của làng quê Việt Nam không chỉ ở nội dung mà còn ở cách thể hiện.

31T

Ngoài thể thơ lục bát, Nguyễn Bính còn làm thơ 7 chữ, thơ 5 chữ. Nhưng sở trường và thành công nhất của ông vẫn là thơ lục bát. Thơ lục bát của ông vừa gần gũi, mang vẻ đẹp của ca dao lại vừa là sự cách tân sáng tạo ở cả ý và tình điệu:

44T

Hôm qua em đi tỉnh về

44T

Đợi em ở mãi con đê đầu làng

44T

Khăn 15T44Tn h u n g15T44Tquần lĩnh rộn ràng

44T

Áo cài khuy bấm em làm khổ tôi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

31T

(Chân quê)

31T

Sử dụng thể thơ lục bát, nhà thơ không đi sâu vào khai thác chất tâm lý cộng đồng thường có nhiều trong ca dao, dân ca mà chú ý vào việc khai thác chiều sâu tâm trạng, nỗi niềm của cái tôi cá nhân. Nhà thơ "chân quê" đã không tìm về lục bát bằng sự mô phỏng đơn giản mà đi tìm Sự hòa hợp giữa hồn quê trong ca dao với

tâm tư, tình cảm của con người hiện đại:

44T

Bao giờ bướm mới gặp đò

44T

Hoa khuê các bướm giang hồ gặp nhau.

31T

(Tương tư)

44T

Hồn anh như hoa cỏ may Một chiều cả gió bám đầy áo em

31T

(Hoa cỏ may)

31T

44T

Lòng anh như hoa hướng dương

44T

Trăm nghìn đổ lại một phương mặt trời,

31T

(Em với anh)

31T

Cái tôi trữ tình tha thiết đằm thắm của nhà thơ đã được thể hiện rất sâu sắc,

tinh tế trong thể thơ lục bát. Chính hồn cốt dân tộc ngấm sâu trong tâm hồn nhà thơ

là suối nguồn tạo nên dòng chảy của ngôn từ qua những giây phút rung động của thi nhân. Và cũng sự ngấm sâu đó đã làm cho thơ lục bát của thi nhân vừa mang vẻ đẹp lấp lánh của ca dao lại vừa mang cá tính riêng và dấu ấn riêng của một nhà thơ lãng mạn. Đó là thể thơ lục bát bên cạnh sắc thái cổ truyền còn mang thêm bản sắc của thơ mới: Những hình ảnh lạ, những từ ngữ mới và một cái buồn man mác trong tâm hồn của lớp người tiểu tư sản vào những năm trước cách mạng tháng Tám.

31T

Mang màu sắc ca dao, thơ lục hát của Nguyễn Bính khác hẳn với thơ lục bát mang đậm ý tứ cá nhân như là một phương tiện để biểu thị cái tôi cô đơn, nhỏ bé của nhà thơ Huy Cận trước cuộc đời:

44T

Đêm mưa làm gió không gian (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

44T

Lòng run thêm lạnh nỗi hàn bao la

44T

Tai nương nước giọt mái nhà

44T

Nghe trời nằng nặng, nghe ta buồn buồn

31T

(Buồn đêm mưa - Huy Cận)

31T

Hay:

44T

Sầu thu lên vút song song

44T

Với cây hiu quạnh, với người quạnh hiu

44T

Non xanh ngây cả buổi chiều

44T

Nhân gian e cũng tiêu điều dưới kia

31T

(Thu rừng-Huy Cận)

31T

Những bài thơ lục bát của Nguyễn Bính như: Chân quê, Tương tư, Người hàng xóm, Lỡ bước sang ngang... vừa thanh thoát gợi cảm, mang màu sắc ca dao, vừa chải chuốt điêu luyện:

44T

Em ơi! Em ở lại nhà

44T

Vườn dâu em hái mẹ già em thương

44T

44T

Chị đi một bước trăm đường xót xa.

31T (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Lỡ bước sang ngang)

44T

Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông

44T

Cau thôn Đoài ngồi nhớ giần không thôn nào.

31T

(Tương tư)

31T

Ca dao dân ca là biểu hiện sinh động của hình thái Folklore dân tộc. Đây là nơi chứa đựng trí tuệ, thần thái, tâm linh người Việt. Nguyễn Bính, từ mảnh đất văn hóa dân gian này, đã khai thác và khơi nguồn sáng tác làm giàu cho sáng tác của mình.

31T

Nếu trong ca dao có những câu:

-44TYêu nhau tam tứ núi cũng trèo

44T

Ngũ lục sông cũng lội, thất bát đèo cũng qua.

-44TNhững lời mình nói với ta

44TSông sâu hóa cạn đường xa hóa gần

44T

Ai ngờ ra dạ lần khân

44T

Sông cạn lại thấm, đường gần lại xa.

31T

Thì ta gặp trong thơ Nguyễn Bính:

Một phần của tài liệu cái tôi trữ tình trong thơ nguyễn bính (Trang 103 - 106)