Thời gian nghệ thuật:

Một phần của tài liệu cái tôi trữ tình trong thơ nguyễn bính (Trang 92 - 95)

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG THỨC BIỂU HIỆN CÁI TÔI TRỮ TÌNH

2.2.2. Thời gian nghệ thuật:

31T

Thời gian nghệ thuật trong thơ Nguyễn Bính cũng là thời gian trong hoài niệm:

tức là thời gian quá khứ. Thời gian nghệ thuật của thi nhân thiếu hẳn thời gian lịch sử xã hội mà tập trung thể hiện thời gian cá nhân của đời người. Đó là thời gian của tâm trạng, nỗi niềm.

31T

Thời gian nghệ thuật chính là thời gian được tái hiện qua tâm tưởng của nhà thơ. Vì vậy trong thơ Nguyễn Bính những từ ngữ chỉ thời gian quá khứ có tần số xuất hiện rất nhiều: Bữa ấy, thời trước, năm xưa, cái ngày, thuở ấy... Theo một thống kê chưa đầy đủ, đã có 19 lần nhà thơ sử dụng những từ ngữ này. Ngoài ra còn có sự xuất hiện của các từ: Thuở trước, buổi vui xưa, ngàn xưa, vườn cũ, chuyện xưa... vì vậy cuộc sống và con người trong thơ Nguyễn Bính, đặc biệt là cuộc sống và con người nông thôn được tác giả thể hiện qua một quẵng lùi của thời gian. Nhà thơ lấy sự thay đổi của cuộc sống hiện tại để nhìn nhận những giá trị văn hóa bất biến của cuộc sống quá khứ. Sự trở lại với thời gian quá khứ chuyển tải những khắc khoải và hoài vọng của thi nhân về giá trị cuộc sống của một thời đã qua mà không gì cứu vãn lại được.

31T

Có hai loại thời gian tâm tưởng trong thơ Nguyễn Bính: Thời gian tâm tưởng mang tính chất tuần hoàn và thời gian tâm tưởng mang tính chất khách quan.

31T

Trong tâm thức của người thôn quê, thời gian tuần hoàn là thời gian mà mọi vật như "Vầng trăng vơi rồi lại đầy" không mất đi đâu cả, thời gian trôi đi một cách

gian tuần hoàn được miêu tả trong sự ngưng đọng tĩnh lặng của cuộc sống. Thời gian biểu hiện “Thần thái" của cảm xúc cá nhân:

44T

Thuở ấy làm sao thật thái bình

44T

Trai hiền bạn với gái đồng trinh

44T

Đời say men rượu thơm hoa rụng

44T

Tràn nhưng thơ ngây ngập cảm tình.

31T

(Hoa với rượu)

44T

Láng giềng đã đỏ đèn đâu

44T

Chờ em ăn giập bã giầu em sang.

31T

(Chờ nhau)

44T

Đêm nay mới thật là đêm

44T

Ai đem giăng giãi lên trên vườn chè.

31T

(Thời trước)

31T

Thời gian tuần hoàn được biểu hiện trong tâm thức hoài niệm của nhân vật trữ tình, trong ý thức khắc khoải về những giá trị văn hóa đã và đang mất. Do vậy cuộc sống và con người trong thời gian tuần hoàn bao giờ cũng là "tinh chất" của cái đẹp và đó là cái đẹp trong tư thế tĩnh tại.

31T

Tác giả cảm nhận thời gian theo cách cảm nhận của người dân quê. Làng xóm từ xưa vẫn dựa vào những hiện tượng của thiên nhiên để nhận biết về thời gian. Ban ngày thì theo bóng nắng, ban đêm thì theo ánh trăng, rồi tiếng gà gáy sớm... đều có khả năng báo hiệu về thời gian. Thơ Nguyễn Bính cũng tìm đến cách biểu hiện đó.

31T

Thời gian trong thơ Xuân Diệu là thời gian vận động một cách hối hả, thù địch với hạnh phúc và tuổi xuân:

44T

Xuân đang đến nghĩa là xuân đang qua

44T

Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già

44T

Và xuân hết nghĩa là tôi cũng mất

44T

Lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chật.

31T

(Xuân Diệu)

31T

Với Chế Lan Viên thời gian là nấm mồ chôn tuổi xanh:

44T

Cả dĩ vãng là chuỗi mồ vô tận

44T

Cả tương lai là chuỗi huyệt chưa thành

44T

44T

Cũng đang chôn mòn mỏi chuỗi ngày xanh.

31T

(Chế Lan Viên)

31T

Thời gian được định vị như vậy cho nên con người bao giờ cũng phải có ý thức chống chọi với nó.

31T

Thời gian tuần hoàn trong thơ Nguyễn Bính vừa giúp con người cân bằng tâm lý, sống trong tâm thức cộng đồng vừa tạo cảm giác bâng khuâng lưu luyến về một quá khứ đã đi qua.

31T

Thời gian khách quan trong thơ Nguyễn Bính là thời gian một chiều, thời gian vận động theo hướng một đi không trở lại sự chuyển động của thời gian của tác giả miêu tả qua sự liên tục của sự chuyển động từ đông sang xuân. Các sự kiện được miêu tả có tính liên tục "đã thấy xuân về với gió đông", "Với trên màu má gái chưa chồng", "Lá nõn nhành non ai tráng bạc", "Lúa thì con gái mượt như nhung", "Thong thả nhân gian nghỉ việc đồng", "Trên đường cát mịn một đôi cô - Yếm đỏ khăn thâm trẩy hội chùa" liên kết các sự kiện chúng ta thấy được bước đi hữu hình của thời gian mùa xuân từ mơ hồ đến rõ rệt. Từ nụ xuân đến xuân đến. Nhìn ở hướng khác chúng ta thấy mùa xuân khởi từ vũ trụ đến vạn vật rồi đến lòng người. Mùa xuân được nhân hóa theo chiều từ cao xuống thấp. Đó là không gian. Xuân về là sự gặp gỡ của thời gian. Trong thơ Nguyễn Bính thời gian mùa xuân hòa hợp trong sự xôn xao náo nức của thiên nhiên và tâm trạng con người: Cô hàng xóm "ngước mắt nhìn trời đôi mắt trong", cô thôn nữ "Lòng thấy giăng tơ một mối tình", "Trên đường cát mịn một đôi cô - Yếm đỏ khăn thâm trẩy hội chùa".

31T

Thời gian khách quan tồn tại không chỉ là một chuỗi các sự kiện nối tiếp còn là một sự thay đổi trong bản thân mỗi sự vật. Một sự vật nào đó ở thời điểm khác thì nó không còn là nó nữa mặc dù vẻ ngoài hoặc tên gọi không thay đổi:

44T

Hôm nay có một người du khách

44TỞ Ngự Viên mà nhớ Ngự Viên.

31T

(Xóm Ngự Viên)

31T

Thời gian không chỉ tác động lên sự vật mà còn tác động lên cả con người:

44T

Ở mãi kinh kỳ với bút nghiêng

44T

Đêm đêm quán trọ thức thi đèn

44T

44T

Thấy lệch bao nhiêu mặt chữ điền.

31T

(Sao chẳng về đây)

31T

Thời gian khách quan trong thơ Nguyễn Bính gắn liền với tâm trạng ngậm ngùi, sự ý thức sâu sắc về cá nhân của chủ thể trữ tình. Cùng với bước đi của thời gian là nỗi niềm và cảm xúc của con người, là nỗi âu lo của cái tôi trước một cuộc sống đang thay đổi.

31T

Cách tổ chức thời gian tâm tưỏng đã giúp Nguyễn Bính thể hiện cái tôi chân quê và cái tôi thời đại trong thơ ông đạt hiệu quả cao hơn. Nó mang đậm dấu ấn quan niệm chủ quan về thế giới và con người của nhà thơ. Cách tổ chức thời gian ấy thể hiện nỗi lòng và những mơ ước, khát khao của ông đối với cuộc đời tạo sự đồng cảm về nỗi niềm bâng khuâng lưu luyến cho người đọc.

Một phần của tài liệu cái tôi trữ tình trong thơ nguyễn bính (Trang 92 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)