0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Cái tôi yêu thương và lỡ làng trong tình yêu:

Một phần của tài liệu CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ NGUYỄN BÍNH (Trang 65 -67 )

Thôn Vân 44T49T có biếc có 44T49T hồng

1.4. Cái tôi yêu thương và lỡ làng trong tình yêu:

31T

Tình yêu là đề tài muôn thuở của thi ca và tình yêu cũng được xem như là cảm

hứng chủ đạo của thơ lãng mạn Việt Nam giai đoạn 1930 -1945. Khi cái tôi được

xem là trung tâm sáng tạo thì tình yêu trở thành cảm hứng hàng đầu cũng là điều dễ

hiểu. Cuộc sống không có chỗ đứng cho mình thì người ta trốn vào tình yêu - Điều này được xem như là một giải pháp. Bài thơ đầu tiên "tình già" trình làng cũng là một bài thơ nói về tình yêu. Rồi sau này trong mạch cảm hứng ấy, các nhà thơ mới đã xây dựng một lâu đài tình yêu lãng mạn với tất cả sự phong phú góc cạnh của một bản giao hưởng đa âm.

31T

Trong thi ca Việt Nam, trước phong trào thơ lãng mạn 1930 -1945 chưa bao giờ tình yêu được nói nhiều đến như vậy. Không có nhà thơ mới nào là không có ít nhất vài bài thơ nói về tình yêu... Sự cởi bỏ những ràng buộc đối với cá nhân, cuộc đấu tranh giữa cái cũ và cái mới, thơ cũ và thơ mới... là nguyên nhân để tình yêu nảy nở trong thi ca để rồi sau đó nó đứng một vị trí chủ đạo trong cảm hứng sáng tác.

31T

Chung nhịp đập với phong trào thơ mới, thơ Nguyễn Bính cũng không thể thiếu được tiếng nói của tình yêu. Bằng sắc áo cổ xưa cùng với tâm tư nỗi niềm của con người hiện đại, Nguyễn Bính đã xây dựng được cho mình một phong cách riêng biệt trong toàn bộ sáng tác của ông nói chung và trong mảng đề tài này nói riêng. Trong thơ Nguyễn Bính, những cung bậc của tình yêu: Yêu thương, hờn giận được thể hiện một cách dịu dàng đằm thắm và giản dị trong sáng. Tình yêu trong thơ ông gắn bó

một cách mật thiết với các giá trị văn hóa làng xã. Thời kỳ mà đời sống thành thị, đời sống phồn hoa đã nảy sinh ra không biết bao đau lòng, bao nhiêu đổi thay dâu bể thì tình yêu trong thơ Nguyễn Bính lại gắn với hình ảnh một làng quê có vườn dâu, bến đò, có dòng sông bến nước, cây đa, có vườn cau, vườn trầu:

44T

Nhà em có một giàn trầu

44T

Nhà anh có một hàng cau liên phòng.

31T

(Tương tư)

31T

Sự dung hợp một cách hài hòa giữa cách nói truyền thống và nỗi niềm của tình yêu hiện đại là cơ sở của sự hấp dẫn trong thơ tình Nguyễn Bính. Hãy nghe nhà thơ nói về tình yêu đơn phương đến độ tương tư:

44T

Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông

44T

Một người chín nhớ mười mong một người

44T

Gió mưa là bệnh của trời

44T

Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng.

31T

(Tương tư)

31T

Tình yêu trong thơ Nguyễn Bính hòa trong nhịp thở của cảnh quê, hồn quê gợi

cảm giác bâng khuâng, xao xuyến của lòng người. Trong khi cùng thời với Nguyễn Bính, tình yêu trong thơ Xuân Diệu cuồng nhiệt và nồng cháy:

44T

Hãy sát đôi đầu, hãy kề đôi ngực

44T

Hãy quyện nhau đôi mái tóc ngắn dài

44T

Những cánh tay hãy quấn riết đôi vai

44T

Hãy dâng cả tình yêu lên sóng mắt

44T

Hãy khăng khít những cặp môi gắn chặt.

31T

(Xa cách - Xuân Diệu)

31T

Mối tình quê trong thơ Nguyễn Bính nảy nở trong đêm hội làng hay ở một khúc sông quê cũng nồng nàn, xôn xao. Nhưng đó vẫn là cái nồng nàn xôn xao trong sự tĩnh lặng của thôn quê và sự ngưng đọng của thời gian tuần hoàn:

44T

Ngày qua ngày lại qua ngày,

44T

Lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng.

44T

Bảo rằng cách trở đò giang

44T

Không sang là chẳng đường sang đã đành.

44T

44T

Có xa xôi mấy mà tình xa xôi...

31T

(Tương tư)

31T

Nỗi ám ảnh về thời gian trong thơ Nguyễn Bính được thể hiện bằng tâm trạng níu kéo thời gian, bằng trạng thái phân thân trở về với thời gian quá khứ! Thời gian "ngày xưa", "bữa ấy" đưa những mối tình quê của thi nhân trở về với không gian của những mảnh vườn, bờ tre, ngõ làng:

44T

Hôm qua em đi tỉnh về

44T

Đợi em ở mãi con đê đầu làng.

Một phần của tài liệu CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ NGUYỄN BÍNH (Trang 65 -67 )

×