Quan niệm nghệ thuật về con người:

Một phần của tài liệu cái tôi trữ tình trong thơ nguyễn bính (Trang 80 - 84)

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG THỨC BIỂU HIỆN CÁI TÔI TRỮ TÌNH

2.1. Quan niệm nghệ thuật về con người:

31T

Tác phẩm văn học là kết quả của quá trình hoạt động sáng tạo nghệ thuật của nhà văn, là sự phản ánh hiện thực của cuộc sống thông qua "lăng kính chủ quan" của người sáng tạo. Về thực chất đó chính là một cách chiếm lĩnh và lý giải cuộc sống của con người. Quan niệm đó quyết định chiều sâu của việc miêu tả cũng như việc

giải quyết chủ đề, đề tài trong sáng tác. Từ nguyên lý: "Văn học là nhân học" ta có

thể đi đến kết luận rằng giá trị của văn học là ở chỗ nó đã hiểu, cảm nhận con người sâu sắc đến mức độ nào. Sự khám phá quan niệm nghệ thuật sẽ giúp chúng ta hiểu được khả năng, mức độ phản ánh và hiểu biết về con người của tác giả.

31T

Nguyễn Bính là nhà thơ của cảnh quê, tình quê. Trong thơ ông con người và cảnh vật làng quê thấm đượm hồn quê. Từ những cảnh vật bình thường, những cuộc đời bình dị của cuộc sống thôn quê thổi vào đó chất men của tình yêu dịu ngọt từ trái tim mình, nhà thơ đã gợi được hồn quê thiết tha, đằm thắm làm rung cảm biết bao tâm hồn độc giả khắp mọi miền đất nước.

31T

Cũng như trong thơ mới, thế giới nghệ thuật trong thơ Nguyễn Bính được hình thành từ cái nhìn chủ quan, nội cảm của nhà thơ. Thế giới con người trong thơ ông cũng được cảm nhận từ cái nhìn ấy. Điểm nổi bật,bao quát trong cái nhìn nghệ thuật về con người trong thơ Nguyễn Bính là ông chú ý đến mảnh sáng của tâm hồn con người. Nguyễn Bính phản ánh con người từ góc độ tâm hồn. Tức là góc độ tình cảm, cảm xúc cá nhân. Con người trong thơ ông là con người cảm xúc, con người nội cảm. Con người đó trước hết là con người "Chủ thể" con người của "cái tôi" chân quê và thành thị. Con người ấy bỏ thôn quê ra đi "dan díu nợ kinh thành" để rồi sau đó lúc nào cũng dằn vặt, xót xa:

44T

Bỏ lại vườn cam bỏ mái gianh

44T

Anh di dan díu nợ kinh thành.

31T

31T

Ôm trong lòng "mối sầu đô thị”, con người ấy lúc nào cũng thấy cô đơn, thấy mình là kẻ lỡ làng, kẻ dở dang:

44T

Dang dở một thân nơi đất khách

44T

Tết nay ta lại ngắm hoa suông.

31T

(Quán trọ)

44T

Nhưng trên bến vắng một đêm kia

44T

Người khách tình chung ấy trở về!

44T

Cô gái đã âu duyên phận mới

44T

Khách còn trở lại nữa mà chi,

31T

(Cô lái đò)

31T

Nỗi lòng của con người tha hương được nhà thơ giãi bày ở những góc cạnh đầy u uẩn và bế tắc:

44T

Gió lạnh sương sa nặng hạt rồi

44T

Thuyền ta đậu lại bến này thôi

44T

Sớm mai xuôi ngược về đâu nhỉ

44T

Nào biết về đâu kẻ ngược xuôi

31T

(Không đề)

31T

Đi tìm hạnh phúc tình yêu giữa một xã hội đầy biến động và cuối cùng lại rơi vào hoàn cảnh bế tắc, cùng quẫn, con người trong thơ Nguyễn Bính có lúc rơi vào trạng thái phẫn chí:

44T

Một thân lữ thứ sầu phong tỏa

44T

Đốt ngọn đèn lên bóng rợn tường

31T

(Xuân vẫn tha hương)

31T

Muốn đi tìm một cuộc sống có ý nghĩa nhưng rốt cuộc chỉ gặp toàn những thứ vô nghĩa lý, con người ấy nồng lên một cảm giác ân hận, xót xa, muốn làm gì đó cho đời nhưng :

44T

Ta đi nhưng biết về đâu nhỉ

44T

Đã đẩy phong yên lộng bốn trời

44T

Thà cứ ở đây5T44Tngồi 5T44Tgiữa chợ

44T

Uống say mà gọi :_Thế nhân ơi!

31T

31T

Sau này, tiếng gọi ấy của kẻ tha hương đã tìm được cho mình sự đồng vọng ở con đường cách mạng, lý tưởng cách mạng.

31T

Để khỏa lấp nỗi cô đơn, con người trong thơ Nguyễn Bính tìm về với mơ tưởng và sống trong hoài niệm quá khứ;

10T

Rượu 10T44Tcất 10T44Tkỳ ngon men ủ khéo

44T

Say người thiên hạ lại say nhau

44T

Chiều 10T44Tchiều hai đứa sang thăm chị 10T44TChồng hái hoa cho vợ giắt đầu

44T

Chao ôi! là mộng hay là thực?

44T

Là thực hay là mộng bấy lâu?

10T

Hai đứa sống bằng hoa với rượu

10T

Sống vào giời 10T35Tđất, 10T35Tsống cho nhau.

31T

(Hoa với rượu)

10T

Từ nay khi nhớ quê nhà

44T

Thấy mây Tần đó tưởng là thôn Vân.

31T

(Thôn Vân)

10T

Tôi chiêm bao rất nhẹ nhàng

44T

Có con bướm trắng thường sang bên này...

31T

(Người hàng xóm)

31T

Mộng tưởng là cách nhà thơ dùng để thi vị hóa thực tế.

31T

Trong cái tôi trữ tình nhập vai, bằng sự hiểu biết sâu sắc tâm lý của con người làng quê, nhà thơ đã thể hiện rất tinh tế tâm tư tình cảm của họ. Thơ của ông là nỗi lòng của bà mẹ đã nén buồn, động viên con đi lấy chồng, là tâm trạng thao thức của cô gái quê chờ đợi đêm hội làng để được gặp người yêu, là nỗi thổn thức đầy cay đắng của một cô gái "Lỡ bước sang ngang" "Một đi bảy nổi ba chìm - Trăm cay nghìn đắng con tim héo dần", là những nhớ nhung của một anh trai làng "tương tư" và nỗi âu lo, hồi hộp của một chàng trai có người yêu đi tỉnh... Nguyễn Bính ngậm ngùi với cô lái đò lỗi hẹn, có lúc ông cùng anh lái đò mơ lại giấc mơ làm quan

trạng... Bao nhiêu con ngưòi là bấy nhiêu tâm trạng. Tâm trạng nào cũng được nhà

thơ lột tả một cách tài tình và đặc sắc.

31T

Con người trong thơ Nguyễn Bính là con người của những nỗi niềm riêng tư. Những nỗi niềm riêng đó từ những nhớ nhung, chờ đợi hay những âu lo khắc khoải

đến những buồn đau, thương tiếc... đều đã thể hiện được quan niệm của nhà thơ về con người và vẻ đẹp của con người. Cuộc sống trong thơ ông là cuộc sống vượt lên những lo toan thường nhật về miếng cơm manh áo. Bằng chất lãng mạn của một tâm hồn gắn bó gần như là máu thịt với quê hương và với trái tim lúc nào cũng tha thiết yêu thương, đau đáu hướng tâm hồn mình về một cuộc sống thủy chung, giàu tình nghĩa, thơ Nguyễn Bính đã thể hiện được con người thôn quê với tất cả với cái duyên quê mặn mà tình tứ. Cái duyên quê ấy là vẻ đẹp thuần khiết trong tâm hồn một cô thôn nữ:

44T

Em là con gái trong khung cửi

44T

Dệt lụa quanh năm với mẹ già

44T

Lòng trẻ còn như cây lụa trắng

44T

Mẹ già chưa bán chợ làng xa.

31T

(Mưa xuân)

31T

Vẻ đẹp con người càng thanh thoát hơn khi hài hòa với cảnh sắc quê hương:

44T

Cỏ nằm trên mộ đợi thanh minh Tôi đợi người yêu đến tự tình

44TKhỏi lũy tre làng tôi nhận thấy

44T

Bắt đầu là cái thắt lưng xanh.

31T

(Mùa xuân xanh)

31T

Hình ảnh cô gái quê xuất hiện khá nhiều trong thơ Nguyễn Bính và đó là những con người gây được nhiều ấn tượng đẹp đối với người đọc. Người con gái trong mưa xuân, cô hàng xóm, cô lái đò, cô hái mơ...đều là những cô gái quê dịu dàng, sống giản dị, chịu thương, chịu khó. Với họ, tình yêu như một sức mạnh thầm kín luôn đẩy con người vào trạng thái yêu đương xao xuyến và những bâng khuâng khắc khoải:

44T

Chờ mãi anh sang, anh chẳng sang

44T

Thế mà hôm nọ hát bên làng

44T

Năm tao bảy tuyết anh hò hẹn

44T

Để cả mùa xuân cũng nhỡ nhàng

31T

(Mưa xuân)

31T

Những mối tình quê nảy sinh sau một lần gặp mặt, một đêm hội chèo ấy rồi cũng lặng lẽ qua đi, nỗi buồn của con người đến ngay khi niềm vui vừa mới nhóm

lên. Có lẽ tình yêu của những cô gái suốt đời sống âm thầm với mảnh vườn đồng ruộng kia rốt cuộc rồi cũng mong manh như số phận của họ.

31T

Trong bản sắc văn hóa làng xã, cuộc sống của con người thôn quê trở nên lung linh hơn trong hình ảnh của những con người náo nức đi xem hội chèo, đi trẩy lễ chùa:

44T

Trên đường cát mịn một đôi cô

44T

Yếm đỏ, khăn thâm trẩy hội chùa

44T

Gậy trúc dắt bà già tóc bạc

44T

Tay lần tràng hạt, miệng nam mô

Một phần của tài liệu cái tôi trữ tình trong thơ nguyễn bính (Trang 80 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)