CHƯƠNG 2: PHƯƠNG THỨC BIỂU HIỆN CÁI TÔI TRỮ TÌNH
2.3. Giọng điệu nghệ thuật:
31T
Giọng điệu nghệ thuật là một trong những hình thức bộc lộ rõ chủ quan nhất, nó là âm hưởng chung trong cách cảm, cách nhìn, thái độ, lập trường... của tác giả. Giọng điệu không chỉ là vấn đề của phong cách nghệ thuật mà còn là yếu tố quan trọng tạo thành nội dung tư tưởng, tình cảm của tác phẩm. Đối với người đọc, nắm bắt được giọng điệu sẽ là cơ sở đi vào cái "thần" , "hồn" của tác phẩm. Thơ trung đại chủ yếu sử dụng giọng thơ trữ tình điệu ngâm và nhạc điệu cách luật cho nên ít
thể hiện cá tính sáng tạo. Thơ mới 1932 - 1945 đã thực sự có một cuộc cách tân về
giọng điệu. Đó là giọng điệu thoát ra từ khúc nhạc lòng của một cái tôi trữ tình nội
cảm. Trần Đình Sử đã nhận xét: "Thơ Mới sử dụng giọng điệu trực tiếp của lời nói
của tiếng kêu than, tạo thành thơ trữ tình điệu nói" [Trần Đình Sử (38,43)]
31T
Do vậy, câu thơ dường như không phải là của ai cả, không hướng tới ai cá, nó chỉ là biểu hiện của cái nhìn trầm tư nội tại,
31T
Nói về giọng điệu nghệ thuật trong thơ Nguyễn Bính, Hà Minh Đức cho rằng:
"Có thề ồng đã chịu anh hưởng cua diệu than, của nhiều làn điệu dân ca. Điệu than
đã đưa người dục đến những vùng mà sự rung cảm của hai trái tìm trào lên bao cảm hứng với chuyện đời dang dở, cay đắng ".[Hà Minh Đức (15, 53)]
31T
Sử dụng tài tình thể thơ dân lộc, kết hợp nhuần nhuyễn lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân cùng với khả năng khám phá thế íĩiới nội tâm của con người với
tất cả những cung bậc tình cảm từ hạnh phúc, yêu thương đến buồn đau u uẩn là cơ sở tạo nên giọng điệu thơ Nguyễn Bính. Phải nói rằng cái tôi buồn bã cô đơn cùng với những nỗi niềm yêu thương khắc khoải đã tạo cho thơ Nguyễn Bính mang khá nhiều giọng điệu ngậm ngùi, xót xa có tính chất thở than. Tuy nhiên, giọng điệu trong thơ ông không chỉ là giọng điệu ngậm ngùi mà cùng với tất cả các sắc thái tình cảm của con người: Yêu, thương, nhớ mong, hờn đỗi, tiếc nuối... đã được nhà thơ thể hiện một cách tài tình trong một giọng điệu trong phù hợp với tâm tư nỗi niềm, tình cảm của nhân vật trữ tình để rồi cùng với những yếu tố nội dung và nghệ thuật khác, giọng điệu góp phần tạo nên giá trị và phong cách riêng của thơ ông.
31T
Con người trong thơ Nguyễn Bính là con người của nỗi lòng, nỗi niềm, con người của đời sống nội tam. Con người được thể hiện như vậy sẽ kéo theo sự thể hiện của giọntĩ điệu nghệ thuật. Ở đây, luận văn không có tham vọng đi vào tìm hiểu thế giới của nhịp điệu trong thơ Nguyễn Bính với tất cả sự hòa quyện của giọng điệu, sắc thái và cường độ cảm xúc cùng với chất nhạc trong thơ mà chỉ xin đề cập đến một số giọng điệu như là phương thức biểu hiện của cái tôi trữ tình. Và như vậy, thế giới của tâm hồn với tất cả các sắc thái tình cảm sẽ tạo nên giọng điệu đó cho thơ.
31T
Trong giao tiếp hàng ngày có rất nhiều loại giọng điệu. Sử dụng khéo léo giọng
điệu sẽ tạo ra một hiệu quả cao trong giao tiếp. Trong nghệ thuật, hiệu quả của giao tiếp còn thể hiện ở chỗ giọng điệu trong thơ có tạo ra được sự cộng hưởng cảm hứng bên trong để làm âm vang tâm hồn người đọc hay không. Tức là ở đây giọng điệu nghệ thuật đã có sự hòa quyện của nhân tố khách quan và chủ quan, giọng điệu của đời sống đã có sự cộng hưởng chặt chẽ, đằm thắm tự bên trong của xúc động nội tâm. Trong thơ Nguyễn Bính, cái tôi đứng 31T44Tở 31T44Ttrung tâm cảm hứng, giãi bày, thổ lộ với một cảm xúc yêu thương, khát khao đồng cảm và chia xẻ là hạt nhân tạo nên giọng điệu của thơ. Chính vị thế ấy mà những bài thơ viết về quê hương với một cuộc sống yên bình, thong thả và với một cảnh sắc hài hòa trong thơ ông thường mang một giọng điệu ấm áp, thiết tha trong trẻo:
44T
Xanh cây xanh cỏ xanh đồi
44T
Xanh rừng xanh núi da trời cũng xanh
44T
44T
Mắt xanh biêng biếc một mình tương tư.
31T
(Xanh)
31T
Giọng điệu thiết tha trong trẻo ấy mang âm điệu tươi vui rộn rã của cuộc sống, của đất trời:
44T
Chưa hè trời đã nắng chang chang
44T
Tu hú vừa kêu, vải mới vàng
44T
Hoa gạo tàn đi cho sắc đỏ,
44T
Nhập vào sắc đỏ của hoa xoan.
………...
44T
Đường lên chợ tỉnh xa tăm tắp...
44TNắng mới, ôi chao! Cát bụi mù.
44T
Các chị trong làng đì bán lụa
44T
Giắt đầu từng nắm lá hương nhu.
31T
(Cuối tháng ba)
31T
Mang khúc nhạc lòng của con người khi nghĩ về mảnh đất mà mình đã sinh ra:
44T
Thôn Vân có biếc có hồng
44T
Hồng trong nắng sớm biếc trong vườn chiều
44T
Đê cao có đất thả diều
44T
Giời cao lắm lắm có nhiều chim bay.
44T
Quả lành trĩu nặng cành cây
44T
Sen đầy ao cá cá đầy ao sen
………
44T
Ăn gỏi cá đánh cờ người
44T
Thần tiên riêng một góc trời thôn Vân.
31T
(Thôn Vân)
31T
Lắng đọng tình yêu đối với hồn quê:
44T
Quê tái có gió bốn mùa
44T
Cỏ giăng giữa tháng, có chùa quanh năm
44T
Chuông hôm, gió sớm, trăng rằm
44T
Chỉ thanh đạm thế, âm thầm thế thôi.
31T
(Quê tôi)
31T
Giọng điệu vừa đằm thắm yêu thương, vừa thiết tha trong trẻo mang đầy cảm xúc yêu thương của thi nhân đã gợi lên vẻ đẹp thi vị, ngọt ngào của quê hương qua
vùng ký ức của "cái tôi", đó chính là cơ sở để cái tôi trữ tình bộc lộ tiếng nói của nỗi lòng lúc nào cũng đằm thắm hướng về một làng quê tĩnh lặng, một làng quê sâu nặng nghĩa tình như tìm kiếm một sự đồng vọng, một chỗ dựa của tâm linh. Hướng về con người, hướng về quê hương, thơ Nguyễn Bính mang giọng điệu ấm áp tươi vui chuyển tải nỗi lòng rạo rực, thiết tha giao cảm của con người, của đất trời mỗi khi xuân về.
44T
Từng đàn con trẻ chạy xun xoe
44T
Mưa tạnh giời quang nắng mới hoe
44T
Lá nõn nhành non ai tráng bạc
44T
Gió về từng trận gió bay đi.
44T
Thong thả dân gian nghỉ việc đồng
44T
Lúa thì con gái mượt như nhung
44T
Đầy vườn hoa bưởi hoa cam rụng
44T
Ngào ngạt hương bay, bướm vẽ vòng.
31T
(Xuân về)
31T
Hồn thơ ông như thể cất lên thành lời ca, tiếng reo vui bộc lộ:
44T
Đây cả mưa xuân đã đến rồi
44T
Từng nhà mở cửa đón vui tươi
44T
Từng cô em bé so màu áo
44T
Đôi má hồng lên nhí nhảnh cười
………..
44T
Pháo nổ đâu đây khói ngợp trời
44T
Nhà nhà đoàn tụ dưới hoa tươi
44TLòng tôi như cánh hoa tiên ấy Một áng thơ đề nét chẳng phai.
31T
(Thơ xuân)
31T
Và trong không khí rạo rực, tha thiết mang hơi thở của cuộc sống đang phập phồng đấy, một chút xao xuyến bâng khuâng của lòng người cũng đã được nhà thơ kịp thời nắm bắt, lột tả bằng giọng thơ tươi vui ấm áp:
44T
Làng đêm vào đám, tối nay chèo
44T
Nàng thấy bà đi, tất t37T44Tưởi37T44Ttheo.
44T
44T
Giấu giếm nay nàng mới dám đeo.
44T
Nàng đẹp mà nàng lại có duyên
44T
Trai thôn thầm liếc, liếc thầm khen.
12T
Thấy họ 12T44Tnhìn 12T44Tmì nh, 12T44Tnàng quá thẹn
44T
Níu bà về để tháo đôi khuyên.
31T
(Đôi khuyên bạc)
31T
Cái duyên quê đã được bộc lộ qua giọng thơ yêu thương ấm áp và trong trẻo ấy.
31T
Mùa xuân là mùa của sự sống, của niềm vui, hạnh phúc và khi tết đến xuân về, là lúc nỗi lòng của con người hướng về tổ tiên ông bà. Nỗi lòng ấy được nhà thơ thể hiện qua giọng thơ trang nghiêm, thành kính mang hơi thở ấm áp của cuộc sống:
44T
Tết đến mẹ tôi vất vả nhiều
44T
Mẹ tôi lo liệu đủ trăm chiều
44T
Sân gạch tường hoa người quét lại
44T
Vẽ cung trừ quỉ giồng cây nêu.
44T
Mẹ tôi thắt lại chiếc khăn sồi
44T
Rón rén lên bàn thờ ông tôi
44T
Đôi mắt người trông thành kính quá Ngước xem hương cháy đến đâu rồi.
31T
(Tết của mẹ tôi)
31T
Quảng đại quần chúng độc giả tìm đến thơ Nguyễn Bính bởi vì những bài thơ
chứa đựng tâm trạng, gần gũi với tâm hồn và tính cách người Việt ấy đã được thể hiện bằng một thứ từ ngữ, giọng điệu quen thuộc: Giọng ca dao, dân ca. Thơ Nguyễn Bính có rất nhiều bài thơ là lời tâm sự giãi bày, Những lời tâm sự giãi bày
này có khi là lời của cái tôi trữ tình nhập vai có khi là lời của chủ thể đối với nhân
vật trữ tình. Và ở bất cứ vị thế nào Nguyễn Bính cũng chứng tỏ được khả năng cảm nhận và nắm bắt được những biểu hiện của thế giới nội tâm phong phú, đa dạng của mình để rồi những âm vang của nỗi lòng con người có một tác động thẩm mĩ rất lớn đối với người đọc.
31T
Giọng tâm tình trong thơ Nguyễn Bính có khi mang âm hưởng ân tình tha thiết, có khi mang âm hưởng ngậm ngùi xót xa. Nỗi ngậm ngùi xót xa của một cái tôi tha hương cảm thấy cô đơn tìm kiếm sự đồng vọng và một cái tôi lúc nào cũng cảm thấy lỡ làng, nhất là lỡ làng trong tình yêu, sự ngậm ngùi đó của nhân vạt trữ tình không chỉ trầm sâu trong nội tâm mà còn được bộc bạch thành lời, thành điệu làm cho nỗi niềm của nhân vật trữ tình càng bộc lộ rõ, và chân dung của nhân vật trữ tình biểu hiện và sống động hơn:
44T
Xa lắm rồi Nhi! Muộn lắm rồi
44T
Bẽ bàng lắm lắm nữa 14T44TNhi ơi
44T
Từ ngày Nhi bỏ nơi làng cũ
44T
Mộng ngát duyên lành cũng bỏ tôi.
31T
(Hoa với rượu)
31T
Giọng điệu ngậm ngùi làm cho nỗi khát khao giao cảm của cái tôi đối với cuộc đời càng tha thiết hơn:
44T
Em có bao giờ hiểu dược tôi
44T
Giờ đây em đã phụ tôi rồi,
44T
Cho tôi được khóc vì tôi thấy
44T
Tôi đã tan hoang cả kiếp người.
31T
(Cho tôi được khóc)
31T
Có khi giọng thơ tâm tình trong âm hưởng ngậm ngùi mang màu sắc đối thoại vừa tạo cảm giác khát khao chia sẻ, vừa tạo cảm giác gần gũi:
44T
Chị có yêu thì chị mới ghen,
44T
Ai mà trách chị được, nhưng xin
44T
Chị đừng khóc nữa, đừng buồn nữa,
44T
Chả có bao giờ người ấy quen.
31T
(Chị đã ghen)
31T
Hay:
44T
Em là con gái trong khung cửi
44T
Dệt lụa quanh năm với mẹ già
44TLòng trẻ còn như cây lụa trắng
44T
Mẹ già chưa bán chợ làng xa.
31T
31T
Cũng có khi giọng thơ mang âm hưởng ngậm ngùi đi đôi với sự chiêm nghiệm một triết lý có phần cực đoan:
44T
Chao ơi! Ba bến tao ân ái
44T
đã đủ tan tành một kiếp trai.
31T
(Giời mưa xứ Huế)
31T
Trong những bài thơ viết về nỗi niềm của con người tha hương, khi nghĩ về quê
hương giọng thơ mang âm hưởng ngậm ngùi ấy đã chuyển tải được tình yêu quê hương tha thiết đồng thời khắc sâu hơn sự cô đơn lòng sầu xứ của con người.
44T
Rượu uống kỳ say bữa thất thường
44T
Buồn như tên lính ở biên cương.
44T
Đêm ba mươi tết, trời mưa bụi,
44T
Sực nhớ quê nhà uống rượu suông.
31T
(Mùa đông nhớ cố nhân)
44T
Hoa mai quán trọ trắng như sương.
44TLen với hoa đào dưới khóm dương
44T
Dang dở mội thân nơi đất khách,
44T
Tết này ta lại ngắm hoa suông.
31T
(Quán trọ)
31T
Có những bài thơ nhà thơ sử dụng nhiều chất giọng đan xen để làm nổi bật tâm trạng, nỗi niềm và cả số phận của cả nhân vật trữ tình. Bài "Mưa xuân" là một khúc nhạc lòng với tất cả sự hòa âm phối sắc được nhà thơ kết hợp để miêu tả tâm trạng của một cô gái đang yêu chờ đợi người yêu. Giọng thơ tâm tình mà cô tự kể mang đủ cái âm hưởng xao xuyến, bồi hồi và náo nức:
44T
Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay
44T
Hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy.
31T
(Mưa xuân)
31T
Nhưng rồi chờ đợi không được thỏa lòng, giọng thơ chuyển sang trách móc hờn dỗi:
44T
Chờ mãi anh sang anh chẳng sang
44T
Thế mà hôm nọ hát bên làng
44T
Năm tao bẩy tuyết anh hò hẹn
44T
31T
(Mưa xuân)
31T
Lời trách móc chẳng đến mức chì chiết nhưng vẫn ngầm mang nỗi ngậm ngùi, chua xót. Giận cho người, tủi cho mình, giọng cô gái ở "mưa xuân" cũng giống giọng của chàng trai trong "tương tư":
44T
Bảo rằng cách trở đò giang
44T
Không sang là chẳng đường sang đã đành
44T
Nhưng đây cách một đầu đình
44T
Có xa xôi mấy mà tình xa xôi...
31T
(Tương tư)
31T
Sự thay đổi giọng điệu trong một bài thơ để làm bộc lộ những cảm xúc tương tư của nhân vật trữ tình cũng được Nguyễn Bính thể hiện tài tình trong bài: "Lỡ bước sang ngang" hay "Lòng mẹ". Từ giọng mắng:
44T
Gái lớn ai không phải lấy chồng
44T
Can gì mà khóc, nín đi không!
44T
Nín đi, mặc áo ra chào họ
44T
Rõ quý con tôi! các chị trông!
31T
(Lòng mẹ)
31T
Đã chuyển sang giọng tâm tình pha chút buồn man mát trong niềm hạnh phúc của con cái:
44T
Con ạ! đêm nay mình mẹ khóc
44T
Đêm đêm mình mẹ lại đưa thoi.
31T
(Lòng mẹ)
31T
Trong "Lỡ bước sang ngang" có nhiều giọng điệu đan xen với nhau: Giọng bộc
bạch của người chị khi ngậm ngùi bi đát, khi tươi sáng kết hợp với lời gọi trực tiếp và giọng trần thuật của người em đã làm nổi bật được thân phận và mở rộng được khả năng biểu đạt đến mức tự nhiên thoải mái.
31T
Những lời giải bày, bộc bạch trong thơ Nguyễn Bính tạo cho thơ ông một
không khí tâm tình chia sẻ đồng thời tạo tâm thế cho cá nhân thổ lộ, mở lòng ra với
đời. Lời thơ giãi bày bộc bạch giải phóng giọng điệu cá thể làm cho nó hiện ra bề mặt đồng thời cải tạo chất nhạc trong thơ. Chất nhạc ấy, không phải nhạc điệu trầm bổng, réo rắt do phối hợp bằng trắc tạo nên, mà do tiếng lòng, do hơi thở nhịp đập
tươi sáng và ngậm ngùi trong thơ Nguyễn Bính xuất phát từ cái tôi trữ tình nội cảm nhẹ nhàng, êm dịu, đằm thắm như lời tâm tình, tâm sự. Chất giọng này phù hợp với cái nhìn nghệ thuật về con người nghệ thuật của ông là con người của nỗi niềm, của đời sống nội tâm. Hai giọng điệu chính này đi đôi với hai hoàn cảnh tâm trạng của con người nghệ thuật làm cho thơ Nguyễn Bính vốn thiên về thế giới tinh thần lại càng có thêm khả năng để khẳng định "sự ưu thắng của giá trị tinh thần" .(Vương
Trí Nhàn - Thế giới hôm qua).