21
nước trên thế giới, tác giả rút ra một số bài học kinh nghiệm có thểvận dụng trong phát triển nguồn nhân lực tại doanh nghiệpViệt Namnhư sau:
Một là,doanh nghiệp cần nâng cao nhận thức vai trò của nguồn nhân lực đối với sự phát triển doanh nghiệp. Từ đó, ban hành những chủ trương, chính sách, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực đúng đắn góp phần quyết định mang đến sự thành công trong sự hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Hai là, doanh nghiệp phải xây dựng và duy trì được một đội ngũ nhân viên là nhữngngười có trình độ cao, gắn bó với doanh nghiệp, làm việc với tinh thần đồng đội, trách nhiệm và bầu nhiệt huyết cao.
Ba là, trong quản lý và sử dụng nguồn nhân lực, phải đề cao được tính nhân đạo,
tôn trọng nhân viên, dùng người vì tài và hiệu quả là trên hết, tin tưởng và tạo cơ hội thăng tiến cho nhân viên.
Bốn là, các doanh nghiệp cần có hệ thống phát triển nguồn nhân lực với những chính sách về tuyển dụng, đào tạo, trả lương, bố trí, khen thưởng, đánh giá mới cho phù hợp với yêu cầu quản trị nguồn nhân lực trong nền kinh tế thị trường. Xây dựng cho được một hệ thống quản trị nguồn nhân lực hoạt động thông suốt, khoa học và hiệu quả ở tất cả các cấp quản trị.
Năm là,muốn phát triển nguồn nhân lực, phát triển doanh nghiệp, một số vấn đề
không thể bỏ qua là văn hóa doanh nghiệp. Cốt lõi của văn hóa doanh nghiệp là tinh thần doanh nghiệp và quan điểm giá trị doanh nghiệp. Vì thế, doanh nghiệp và nhân viên cần thiết phải có sự thống nhất về tinh thần doanh nghiệp và quan điểm vềgiá trị. Tạo môi trường để nhân viên làm việc thoải mái và yên tâm công tác, quan hệ lao động hợp tác, bình đẳng giữa các nhân viên, giữa nhân viên với nhà quản trị doanh nghiệp.
Sáu là, doanh nghiệp phải được tự chủ hoàn toàn theo trong mọi hoạt động theo đúng pháp luật và tự chịu trách nhiệm về hiệu quả kinh tế của mình trên cơ sở những qui định về cơ chế hoạt động của Nhà nước.