Phân tích chuỗi giá trị-cơ sở xây dựng mô hình TMĐT B2B

Một phần của tài liệu các giải pháp phát triển thương mại điện tử giữa các doanh nghiệp việt nam (Trang 39 - 43)

Trong môi tr−ờng kinh doanh theo cơ chế thị tr−ờng ngày nay thì lợi thế cạnh tranh đ−ợc coi là cốt lõi cơ bản tạo ra thành công hay thất bại của một DN. Chuỗi giá trị là một cách tiếp cận có hệ thống nhằm kiểm tra và phát triển các lợi thế cạnh tranh của một DN do Michael E. Porter, giáo s− hàng đầu của Tr−ờng quản trị kinh doanh thuộc Đại học Harvard giới thiệu, và đ−ợc coi là một trong các công cụ cơ bản nhất hiện nay trợ giúp các nhà quản trị xem xét, đánh giá và phát huy lợi thế cạnh tranh. Chuỗi giá trị bao gồm hàng loạt chuỗi các hoạt động nhằm tạo dựng giá trị. Nó phát huy tối đa tổng giá trị đ−ợc thực hiện của một tổ chức thông qua hai loại

hình hoạt động cơ bản là “Các hoạt động chính” (primary activities) và “Các hoạt động hỗ trợ” (support activities). Chuỗi giá trị kết nối liên tục với nhau, trong phạm vi một DN, một ngành, một nền kinh tế,…

Trong phạm vi một DN, chuỗi giá trị bắt đầu từ các giá trị đầu vào và kết nối các giá trị của các hoạt động cho đến khi kết chuyển toàn bộ tổng giá trị bao gồm cả các giá trị gia tăng của DN sang khởi đầu chuỗi giá trị mới của khách hàng. Dựa vào phân tích chuỗi giá trị DN có thể đánh giá các mặt hoạt động tạo ra giá trị, trên cơ sở đó đ−a ra các chiến l−ợc phù hợp nhằm cải thiện lợi thế cạnh tranh của DN.

Các hoạt động chính của một DN.

Trong bất kỳ một ngành cạnh tranh nào thì các hoạt động chính cũng bao gồm năm loại hoạt động đặc tr−ng cơ bản. Mỗi loại có mức độ quan trọng khác nhau đối với lợi thế cạnh tranh tùy thuộc theo đặc điểm riêng từng ngành.

- Hậu cần đầu vào (Inbound Logistic).

Là các hoạt động liên quan đến các giá trị đầu vào từ các nhà cung cấp. Bao gồm cả các hoạt động nhập hàng hóa, tồn trữ, phân phát, quản lý tồn kho, lịch trình và trả lại hàng…

- Thực hiện sản xuất (Operations).

Đây là các hoạt động chuyển đổi các giá trị đầu vào thành định dạng sản phẩm, dịch vụ cuối cùng nh− các hoạt động sản xuất, lắp ráp, đóng gói, bảo d−ỡng, kiểm tra, tùy theo từng lĩnh vực của DN, mà kết tinh giá trị có thể là các loại khác nhau.

- Hậu cần đầu ra (Outbound Logistic).

Khi sản phẩm dịch vụ hoàn thành sẽ cần các hoạt động tồn trữ, phân phát, xử lý đặt hàng và vận chuyển theo kênh phân phối đặc tr−ng của DN cho đến tận khách hàng cuối.

- Tiếp thị và bán hàng (Marketing and Sales).

Các hoạt động tập trung vào việc làm sao để giá trị mà DN cung cấp tiếp cận với nhu cầu của khách hàng, và đ−ợc khách hành chấp nhận, nh− các hoạt động quảng cáo, khuyến mãi, tăng c−ờng bán hàng, chào hàng, làm giá, chăm sóc kênh…

Đây là các hoạt động nhằm đảm bảo và nâng cao giá trị của sản phẩm, dịch vụ nh− cài đặt, đào tạo, bảo hành, bảo trì, nâng cấp… hay các dịch vụ chuyên sâu hỗ trợ khách hàng theo dõi việc thanh toán, giao hàng…

Hình 1.5 Hệ thống chuỗi giá trị. Nguồn: Michael E. Porter, 1985.

Các hoạt động hỗ trợ trong một DN.

Với bốn loại hoạt động đặc tr−ng, mỗi loại lại bao gồm một loạt các hoạt động riêng biệt tùy theo từng ngành cụ thể. Các hoạt động này tham gia hỗ trợ các loại hoạt động chính khác nhau.

- Thu mua (Procurement).

Hoạt động này hỗ trợ cho các hoạt động hậu cần đầu vào với chức năng thu mua các giá trị đầu vào nh− hàng hóa, nguyên vật liệu, dịch vụ nhằm đảm bảo có đ−ợc chất l−ợng đầu vào cao nhất với giá cả thấp nhất. Hoạt động thu mua dàn trải trong khắp các bộ phận của DN và ảnh h−ởng đến giá thành đầu vào và giá thành sản phẩm, dịch vụ đầu ra.

Hậu cần

đầu vào Thực hiệnsản xuất

Dịch vụ Tiếp thị & Bán hàng Hậu cần đầu ra Hạ tầng doanh nghiệp

Quản trị nguồn nhân lực

Phát triển công nghệ Thu mua L ờ i b i ê n Các hoạt động hỗ trợ

Chuỗi giá trị doanh nghiệp.

Chuỗi giá trị Bên mua Hệ thống các chuỗi giá trị Các hoạt động chính Chuỗi giá trị Nhà cung cấp

- Phát triển công nghệ (Technology Development).

Công nghệ biểu hiện trong tất cả các hoạt động giá trị, thậm chí hầu hết các hoạt động giá trị sử dụng kết hợp nhiều công nghệ khác nhau của nhiều ngành khoa học khác nhau. Phát triển công nghệ bao gồm các hoạt động cùng chung nỗ lực cải tiến các quy trình và sản phẩm. Hoạt động này diễn ra ở tất cả các bộ phận của DN dù có lúc khó nhận ra, nó có thể hỗ trợ bất cứ một kỹ thuật, công nghệ nào, và không chỉ áp dụng đối với các công nghệ tạo ra sản phẩm, dịch vụ cuối cùng của DN. Sức ảnh h−ởng của nó tới toàn bộ chuỗi giá trị và sản phẩm, dịch vụ cuối là rất lớn, nó tham gia hỗ trợ mọi hoạt động của DN gồm cả các hoạt động chính và các hoạt động hỗ trợ khác. Phát triển công nghệ rất quan trọng với tất cả mọi ngành và thậm chí là chìa khóa cốt yếu của một số ngành.

- Quản trị nguồn nhân lực (Human Resource Management - HRM).

Nhân lực là nguồn lực thiết yếu của DN. Quản trị nguồn nhân lực bao gồm các hoạt động tuyển dụng, lựa chọn, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, cũng nh− trả công, th−ởng phạt, bồi hoàn đối với tất cả các nhân viên trong DN. Nó cũng hỗ trợ cho tất cả các hoạt động trong toàn bộ chuỗi giá trị, và cũng diễn ra ở mọi bộ phận trong DN. Tầm ảnh h−ởng của các hoạt động này đến lợi thế cạnh tranh của mọi DN rất lớn và đ−ợc coi là một con đ−ờng đ−a các DN đến với thành công.

- Hạ tầng DN (Firm Infrastructure).

Bao gồm các hoạt động chung nh− quản trị, lập kế hoạch, tài chính, kế toán, pháp lý, hệ thống thông tin, quản lý chất l−ợng và các quan hệ với các cơ quan chính phủ, chủ đầu t−... Khác với các hoạt động hỗ trợ khác, hạ tầng DN hỗ trợ chung toàn bộ các hoạt động trong chuỗi giá trị DN. Tuỳ thuộc vào sự đa dạng hóa của DN mà hạ tầng DN có thể đ−ợc phân chia thành các bộ phận khác nhau. Các hoạt động hạ tầng DN có thể diễn ra ở cả cấp bộ phận và cấp DN. Mặc dù các hoạt động này đ−ợc xem là mang tính tổng quát nh−ng lại là nguồn lực rất quan trọng của lợi thế cạnh tranh.

Các ứng dụng chủ yếu của Internet trong chuỗi giá trị.

Cách tiếp cận thông qua phân tích chuỗi giá trị cho phép xem xét đánh giá toàn bộ các mặt hoạt động của một DN. Kết hợp với việc ứng dụng CNTT và khai thác hệ

thống thông tin giúp cho DN có thể thực hiện đ−ợc kinh doanh điện tử (E-Business) một cách hiệu quả thông qua việc tin học hóa toàn bộ các hoạt động đ−ợc phân tích trong chuỗi giá trị của DN.

Mô hình kinh doanh điện tử của DN bao hàm cả các ứng dụng của TMĐT. Đây chính là cơ sở để phát triển các mô hình TMĐT giữa các DN. Khi xem xét DN là một mắt xích trong một chuỗi giá trị của ngành có thể nhận thấy các giá trị đầu vào của DN này chính là một phần giá trị đầu ra của các DN khác. Nh− vậy có thể thấy mối quan hệ về giá trị giữa các DN đ−ợc thể hiện trong cả đầu vào và đầu ra trong chuỗi giá trị của một DN.

Mô hình kinh doanh thực chất là kiểu kiến trúc của các sản phẩm, dịch vụ và các luồng thông tin, mô tả đầy đủ các thành phần tham gia và vai trò của từng đối t−ợng, cũng nh− thể hiện lợi ích tiềm tàng và nguồn thu của các đối t−ợng khi tham gia mô hình. Muốn xây dựng lợi thế cạnh tranh thì phải xem xét kết hợp mô hình kinh doanh với chiến l−ợc tiếp thị của các thành phần tham gia mô hình, đó chính là mô hình tiếp thị. Mô hình kinh doanh trong TMĐT đ−ợc xây dựng dựa trên việc phân tích chuỗi giá trị và xây dựng lại chuỗi giá trị nhằm xác định những thành tố và cách thức tích hợp CNTT của chúng bên trong chuỗi giá trị.

Một phần của tài liệu các giải pháp phát triển thương mại điện tử giữa các doanh nghiệp việt nam (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)