Các nhân tố tác động mạnh mẽ đến kinh doanh TMĐT B2B

Một phần của tài liệu các giải pháp phát triển thương mại điện tử giữa các doanh nghiệp việt nam (Trang 100 - 101)

Công nghệ (Technology).

Các công nghệ mới sẽ cho phép tăng c−ờng khả năng giao dịch tự động hóa nhiều hơn, t−ơng tác sâu sắc hơn và tích hợp nhiều chức năng mới hỗ trợ kinh doanh hiệu quả. Trong số các DN hàng đầu thế giới hiện nay, thì dấu ấn của việc ứng dụng các công nghệ mới thể hiện rất rõ. Sự phát triển nh− vũ bão của CNTT và TT đã hình thành nên nhiều công nghệ mới có khả năng ứng dụng rộng khắp mang lại những tiện ích mới cho con ng−ời. Các DN biết cách thay đổi để tận dụng những nhu cầu của con ng−ời trong việc tiêu dùng các tiện ích mới, sẽ gặt hái nhiều thành công.

Công nghệ ứng dụng trong TMĐT làm cho hoạt động kinh này sẽ ngày càng trở nên an toàn hơn, nhanh chóng hơn, thuận tiện hơn. Các công nghệ bảo mật mới ngày đ−ợc hoàn thiện hơn đảm bảo mức độ an toàn giao dịch cao hơn. Các công nghệ truyền dẫn có băng thông rộng hơn và khả năng tính toán nhanh hơn dựa trên hệ thống máy chủ tốc độ cao sẽ cho phép thực hiện khối l−ợng giao dịch khổng lồ trong một thời gian ngắn. Các phần mềm ngày các đ−ợc lập trình thông minh hơn, có khả năng xử lý giao dịch tự động hóa chính xác. Vì vậy các DN sẽ buộc phải thay đổi theo h−ớng hiện đại hóa liên tục để sử dụng các lợi thế mà công nghệ mang lại.

Đào tạo (Education).

Đào tạo sẽ tiếp tục là giải pháp cơ bản nhất để nâng cao nhận thức và kỹ năng cho nguồn nhân lực phục vụ kinh doanh TMĐT. Với việc ngày càng nhiều các loại trang thiết bị điện tử chuyên dụng đ−ợc đ−a vào sử dụng trong các hoạt động tổ chức, sản xuất, kinh doanh và dịch vụ thì trình độ chuyên môn của ng−ời thực hiện cũng đòi hỏi phải đ−ợc nâng cao. Sự phát triển của công nghệ phần mềm giúp giải quyết rất

nhiều công việc và giao dịch với số l−ợng lớn có độ chính xác cao, nh−ng cũng đòi hỏi đội ngũ nhân lực đ−ợc đào tạo trình độ cao để khai thác và phát triển.

Nhờ đ−ợc đào tạo toàn diện và chuyên sâu, trình độ t− duy khoa học của các nhà quản trị trẻ hiện nay tiếp tục góp phần rất quan trọng trong việc tạo nên sự thành công trong kinh doanh của các DN. Các mô hình kinh doanh TMĐT điển hình đều mang đậm nét sáng tạo của những ý t−ởng kinh doanh mới mẻ, thể hiển trình độ tri thức cao của đội ngũ các nhà quản trị. Sự kết tinh của những khát vọng làm giàu với trình độ hiểu biết sâu sắc về các công nghệ mới đã tạo cho các DN của kỷ nguyên công nghệ số có một tầm nhìn mới, bao quát hơn, sâu sắc hơn đối với những nhu cầu thị tr−ờng ch−a đ−ợc khám phá dựa vào việc ứng dụng các công nghệ mới.

Toàn cầu hóa (Globalization).

Đây là một nhân tố sẽ tiếp tục làm thay đổi và định hình lại nhiều hoạt động kinh doanh trên phạm vi toàn cầu, trong đó có TMĐT. Toàn cầu hóa là xu thế tất yếu của việc tự do hóa thị tr−ờng, đây là động lực quan trọng giúp TMĐT ngày càng lan tỏa rộng hơn và ngày càng có ý nghĩa hơn trong giao dịch th−ơng mại quốc tế. Các quốc gia muốn thúc đẩy phát triển kinh tế mạnh hơn nữa đều phải tích cực hội nhập kinh tế thế giới để b−ớc vào thị tr−ờng toàn cầu. TMĐT có vài trò quan trọng giúp các quốc gia này tăng c−ờng quan hệ th−ơng mại với các n−ớc trên thế giới.

Toàn cầu hóa vừa là nhu cầu để mở rộng thị tr−ờng và là sức ép đòi mở cửa các thị tr−ờng từ những nền kinh tế lớn có ảnh h−ởng chi phối với kinh tế thế giới. Sức ép của toàn cầu hóa làm cho môi tr−ờng cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn và chỉ các DN biết cách thích ứng với môi tr−ờng kinh doanh, mới đủ sức tồn tại và phát triển. Toàn cầu hóa cũng tạo nên sự giao thoa về văn hóa, xã hội và thị tr−ờng giữa các khu vực trên thế giới, làm xuất hiện những phân khúc thị tr−ờng mới, làm phát sinh những cơ hội kinh doanh mới ở khắp mọi nơi.

Một phần của tài liệu các giải pháp phát triển thương mại điện tử giữa các doanh nghiệp việt nam (Trang 100 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)