Hoàn thiện hạ tầng pháp lý

Một phần của tài liệu các giải pháp phát triển thương mại điện tử giữa các doanh nghiệp việt nam (Trang 124 - 125)

Hoàn thiện hệ thống pháp luật.

Nhà n−ớc đóng vai trò tạo lập môi tr−ờng pháp lý và cơ chế chính sách thuận lợi, đồng thời cung cấp các dịch vụ công hỗ trợ hoạt động TMĐT. Cần nhanh chóng ban hành đầy đủ các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh các khía cạnh liên quan tới TMĐT. Tr−ớc mắt cần đẩy nhanh tiến độ xây dựng và ban hành Nghị định về TMĐT. Hiện nội dung dự thảo Nghị định tập trung chi tiết hóa về việc sử dụng các loại văn bản giao dịch trong th−ơng mại d−ới dạng thông điệp dữ liệu còn gọi là chứng từ điện tử. Bên cạnh việc quy định về giá trị pháp lý t−ơng đ−ơng văn bản, giá trị pháp lý nh− bản gốc và giá trị pháp lý của chữ ký trong chứng từ điện tử, thời điểm, địa điểm nhận và gửi chứng từ điện tử, Nghị định còn công nhận hợp đồng đ−ợc giao kết từ sự t−ơng tác giữa một hệ thống thông tin tự động và một cá nhân, hoặc giữa các hệ thống thông tin tự động với nhau không bị phủ nhận giá trị pháp lý. Nghị định cho phép cá nhân mắc phải lỗi nhập thông tin khi giao tiếp với một hệ thống thông tin tự động mà hệ thống này không cho sửa lại lỗi thì cá nhân đó có quyền rút bỏ phần chứng từ điện tử có lỗi. Đối với các đề nghị giao kết hợp đồng thông qua hệ thống thông tin, bên đ−a ra đề nghị phải cung cấp cho bên đ−ợc đề nghị chứng từ điện tử hoặc các chứng từ liên quan khác chứa những nội dung của hợp đồng và các chứng từ này phải thỏa mãn điều kiện l−u trữ và sử dụng đ−ợc. Cùng với Nghị định về TMĐT, các nghị định khác về giao dịch điện tử trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, trong các cơ quan nhà n−ớc, về chữ ký số và dịch vụ chứng thực điện tử cần đ−ợc các Bộ, ngành khẩn tr−ơng xây dựng để ban hành trong năm 2006. Đồng thời, cần sớm có thêm các văn bản quy định cụ thể, chi tiết việc sử dụng chứng từ điện tử trong các hoạt động th−ơng mại cụ thể, nh− sàn giao dịch điện tử, đấu giá điện tử, thu mua điện tử, quảng cáo điện tử, ... cũng nh− các hoạt động kinh doanh có điều kiện, hay các hoạt động kinh doanh bị hạn chế và bị cấm.

Tiếp tục rà soát, bổ sung, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật liên quan. Với tình hình kinh tế có nhiều thay đổi, việc kiểm tra, phát hiện những bất hợp lý của các văn bản pháp luật có liên quan đến các quy định mới về TMĐT là hết sức cần thiết trong việc hoàn thiện dần môi tr−ờng pháp lý cho TMĐT.

Phổ cập hệ thống chứng thực và chữ ký điện tử.

Nhanh chóng triển khai hệ thống chứng thực và chữ ký điện tử để tăng c−ờng tính pháp lý trong các giao dịch điện tử. Cần có chính sách hỗ trợ và khuyến khích các DN sử dụng hệ thống này. Tr−ớc mắt áp dụng thí điểm tại một nhóm các DN để rút kinh nghiệm. Tập trung tuyên truyền đối với cộng đồng DN trên mạng Internet, đồng thời h−ớng dẫn các DN các b−ớc cần thiết để ứng dụng vào thực tế. Trong giai đoạn tới khi Luật Giao dịch điện tử bắt đầu có hiệu lực, rất cần phải có sự phổ cập rộng rãi hệ thống xác thực nhằm thực sự đ−a TMĐT Việt Nam lên một trình độ ứng dụng chuyên nghiệp hơn. Việc hỗ trợ ứng dụng thử nghiệm trên một số mô hình TMĐT là rất cần thiết để chứng minh điển hình tính tiện ích và an toàn của thẻ trong các giao dịch cần xác thực.

Cụ thể hóa các quy định chế tài với các vi phạm trong lĩnh vực TMĐT.

Muốn các DN tuân thủ các quy định pháp luật trong hoạt động TMĐT một cách nghiêm túc cần có các quy dịnh chế tài rõ ràng đối với các vi phạm. Đây là biện pháp giúp DN nhận thức kết quả các hành vi mình khi kinh doanh điện tử. Nâng cao khả năng phòng ngừa các vi phạm diễn ra trong thực tế.

Một phần của tài liệu các giải pháp phát triển thương mại điện tử giữa các doanh nghiệp việt nam (Trang 124 - 125)