Một số mô hình TMĐT B2B trên thế giới

Một phần của tài liệu các giải pháp phát triển thương mại điện tử giữa các doanh nghiệp việt nam (Trang 62 - 80)

Dell Computer thành công với mô hình Cửa hàng điện tử (E-Shop).

Google với cách tiếp cận mới về một mô hình Trung gian thông tin (information brokerage) chuyên nghiệp nhất.

Paypal thực hiện ý t−ởng về một mô hình kinh doanh dịch vụ thanh toán điện tử mới (payment services).

DHL với việc áp dụng mô hình dịch vụ hậu cần (logistic) trực tuyến. Intel và việc ứng dụng mô hình phân phối điện tử (E-Distributor). Alibaba đột phá với mô hình sàn giao dịch điện tử (E-Marketplace) eBay nổi tiếng thế giới nhờ mô hình đấu giá điện tử (E-Auction).

2.2 thực trạng các điều kiện cho phát triển TMĐT b2b ở Việt Nam.

Các cơ sở hạ tầng phục vụ TMĐT của Việt Nam những năm vừa qua có nhiều tiến bộ, nh−ng các quốc gia trên thế giới cũng có b−ớc tiến t−ơng tự nên so với thế giới, chúng ta vẫn đứng ở mức thấp về các chỉ số kết nối của nền kinh tế. Mức độ sẵn sàng cho TMĐT năm 2005 của Việt Nam đã giảm một bậc, xếp thứ 61 trong số 65 quốc gia đ−ợc EUI xếp hạng, năm 2004 Việt Nam đứng ở vị trí 60 trong số 64 quốc gia đ−ợc xếp hạng. Tuy nhiên do có nhiều b−ớc tiến quan trọng trong giai đoạn cuối năm 2005 cho nên rất có thể thứ hạng của Việt Nam sẽ đ−ợc cải thiện từ năm 2006 trở đi. Trong những năm tới, ngành CNTT và TT sẽ cần có b−ớc đột phá mạnh hơn nữa, để giúp cho ng−ời dân có thể tiếp cận dịch vụ CNTT một cách nhanh hơn, rẻ hơn, biến TMĐT trở thành một hoạt động bình th−ờng đối với ng−ời dân và các DN. Các điều kiện cho phát triển TMĐT B2B hiện nay dù ch−a toàn diện nh−ng khá đầy đủ cho các DN nếu biết cách vận dụng linh hoạt vào thực tế.

2.2.1 Hạ tầng công nghệ.

Dù Việt Nam đã triển khai kết nối Internet từ cuối năm 1997, và TMĐT của thế giới cũng chỉ mới phát triển mạnh từ cuối những năm 1990, nh−ng trình độ hội nhập về phát triển TMĐT của Việt Nam có thể nói còn rất yếu kém, đặc biệt là TMĐT B2B. Trên thế giới, hơn 90% giá trị của TMĐT là từ loại hình DN với DN B2B, loại hình DN với ng−ời tiêu dùng B2C và các loại hình khác chỉ chiếm d−ới 10%. Nh−ng theo con số thống kê đầy đủ ch−a đầy đủ về TMĐT ở Việt Nam hiện nay cho thấy loại hình B2B vẫn ch−a phát huy đ−ợc thế mạnh của mình và mới chỉ dừng ở mức thấp nh− tìm kiếm thông tin thị tr−ờng, bạn hàng thông qua Internet và các sàn giao dịch TMĐT, trong khi hiệu quả của các ph−ơng pháp này cũng ch−a cao.

Những năm gần đây các nhà phân tích cho rằng Việt Nam đang thiếu và yếu về điều kiện hạ tầng để phát triển TMĐT. Tuy nhiên với sự nỗ lực để chủ động hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, Việt Nam đã có rất nhiều thay đổi rất tích cực nhằm nhanh chóng cải thiện thực trạng kinh doanh TMĐT. Đặc biệt là TMĐT B2B vốn đ−ợc coi là trọng tâm cơ bản nhất trong giao dịch TMĐT.

2.2.1.1 Công nghệ thông tin.

Thị trờng phần cứng tiếp tục tăng trởng mạnh.

Mặc dù thị tr−ờng phần cứng thế giới đang có dấu hiệu chậm lại nh−ng trị tr−ờng phần cứng Việt Nam lại vẫn đang tăng tr−ởng tốt. Khách hàng có xu h−ớng quan tâm và hứng thú nhiều hơn với các loại thiết bị có công nghệ cao, nh− máy tính xách tay, điện thoại thoại di động, thiết bị hỗ trợ cá nhân truy cập mạng không dây (WiFi). Theo tạp chí Thế giới máy tính (PC World) thì trong sáu tháng đầu năm 2005, tổng quan thị tr−ờng CNTT cho thấy, mức tăng tr−ởng trung bình đạt khoảng 35% so với cùng kỳ năm tr−ớc. Giá trung bình của các sản phẩm đều giảm. Tính đến giữa năm 2005, tổng số máy tính để bàn (PC) và máy tính xách tay đã đ−ợc tiêu thụ khoảng 260 ngàn chiếc, tăng 36% so với cùng kỳ năm 2004. Trong đó l−ợng PC tiêu thụ tăng 32%, vào khoảng 232 ngàn chiếc. Sáu tháng đầu năm 2005, l−ợng máy tính xách tay tiêu thụ −ớc đạt 28.500 chiếc, tăng khoảng 92% so với 6 tháng cùng kỳ năm tr−ớc. Rõ ràng, nhu cầu của sản phẩm này ngày càng tăng do giá máy đã giảm nhiều phù hợp với đ−ợc khả năng thanh toán của một bộ phận khá lớn khách hàng có nhu cầu tính toán, làm việc di động. Năm 2005, có sự thâm nhập thị tr−ờng của các dòng máy tính xách tay giá rẻ với mức giá d−ới 800 USD. Tuy ch−a có nhiều thành công nh−ng những năm tới sẽ là cuộc chạy đua thực sự của các máy tính xách tay giá rẻ thay thế cho máy tính để bàn.

Công nghiệp phần mềm có bớc tiến khả quan.

Hiện Việt Nam đ−ợc xếp vào danh sách 20 quốc gia có tiềm năng mạnh về gia công phần mềm và dịch vụ. Tuy tổng giá trị phần mềm và dịch vụ của Việt Nam mới chỉ đạt 170 triệu USD, nh−ng có mức tăng tr−ởng khoảng 40% năm. Giá trị xuất khẩu −ớc tính khoảng 45 triệu USD. Cả n−ớc hiện có khoảng 600 DN phần mềm với số nhân lực là 15.000 ng−ời. Năng suất lao động đạt hơn 10.000 USD một ng−ời một năm. Tuy nhiên, nhìn chung quy mô của các DN phần mềm Việt Nam còn nhỏ, nhân lực phần mềm thiếu về số l−ợng và ch−a có những chuyên gia phân tích trình độ cao. Những hạn chế này trên làm cho năng lực cạnh tranh và khả năng thâm nhập thị tr−ờng quốc tế của DN phần mềm Việt Nam còn yếu. Trong vài năm gần đây phần mềm Việt Nam đang chứng kiến sự tăng tr−ởng v−ợt bậc về quy mô của nhiều

DN, điển hình là FPT và TMA với mức tăng tr−ởng nhân lực lên đến 75-100% một năm, số lao động phần mềm của các công ty này sắp đạt tới ng−ỡng 1.000 ng−ời. Cả n−ớc cũng đã có khoảng 10 DN có số lập trình viên từ 300 đến 500 ng−ời. Tuy nhiên, bên cạnh các công ty phần mềm lớn, chủ yếu hiện nay vẫn là các công ty vừa và nhỏ, với năng lực cạnh tranh còn hạn chế. Nhìn chung hầu hết các DN phần mềm ch−a có đủ năng lực tài chính để có thể tăng mức đầu t− cho các hoạt động tiếp thị, nghiên cứu phát triển, đào tạo nhân lực, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh.

Một số khu phần mềm tập trung có tốc độ phát triển cao, thu hút đầu t− của nhiều công ty trong và ngoài n−ớc nh− Công viên phần mềm Quang trung, E-Tower (Tp HCM), Softech (Đà nẵng). Tuy nhiên vẫn ch−a có các công ty phần mềm lớn đa quốc gia đầu t− vào Việt nam. Dự án Khu Công nghệ cao Hòa Lạc (Hà Tây) phát triển chậm, năm 2005, chỉ thu hút đ−ợc 5 nhà đầu t− trong và ngoài n−ớc. Nh−ng những sự kiện IDG đầu t− mạo hiểm cho 4 công ty phần mềm, hay việc Thành phố Hồ Chí Minh hình thành công ty −ơm tạo phần mềm, gia công phần mềm với Nhật bản phát triển, và sự thiếu hụt nhân lực phần mềm là các dấu hiệu chứng tỏ sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp phần mềm Việt Nam hiện nay.

Vi phạm bản quyền phần mềm vẫn còn ở mức cao.

Nạn sao chép phần mềm lậu (piracy) ở Việt Nam hiện nay đang ở mức nghiêm trọng nhất thế giới, và đ−ợc xem là một rào cản rất lớn đối với đối với ngành công nghiệp phần mềm. Chỉ có một số rất ít các DN có định h−ớng nghiêm túc trong việc sử dụng phần mềm có bản quyền. Đây sẽ là hạn chế rất lớn hiện nay, khi Việt Nam đang rất nỗ lực để gia nhập WTO.

Bảo đảm an toàn thông tin cha theo kịp thực tế phát triển.

Theo số liệu từ cuộc khảo sát đối với trên 2.000 ng−ời sử dụng máy tính tại Việt Nam, do Trung tân An ninh mạng Đại học Bách khoa (BKIS) thực hiện, máy tính làm việc trong lĩnh vực th−ơng mại bị nhiễm vi rút nhiều nhất và lên đến 96%, tiếp đến giáo dục là 95%, dịch vụ là 94%... Tuy chỉ với mẫu khảo sát nhỏ nh−ng đây là một con số đại diện cực kỳ nguy hiểm. Có 44% ng−ời tham gia điều tra trả lời rằng trong năm 2005, cơ quan họ đã phải dừng làm việc ít nhất một ngày do hậu quả của vi rút gây ra. Thế nh−ng lại có đến 33% số ng−ời đ−ợc hỏi cho rằng họ không lo

lắng khi gặp sự cố do vi rút. Điều này cho thấy mọi ng−ời ch−a thực sự ý thức đ−ợc những tác hại của vi rút. Tình hình máy tính bị nhiễm phần mềm gián điệp và phần mềm quảng cáo trong năm 2005 tại Việt Nam cũng diễn ra rất nghiêm trọng, 87% ng−ời đ−ợc hỏi trả lời rằng máy tính của họ đã từng bị quấy rối. Bên cạnh đó, có tới 57% ng−ời đ−ợc hỏi nói rằng họ phải nhận từ 1 đến 10 th− rác mỗi ngày, 12% khác thì nói rằng họ phải nhận từ 10 đến 20 th− rác mỗi ngày và có đến 20% ng−ời đ−ợc hỏi nói rằng họ phải nhận hơn 20 th− rác mỗi ngày.

Đối với các website tại Việt Nam, thì có 34% các website bị tấn công từ 1 đến 2 lần, 11% các website bị tấn công từ 3 đến 5 lần và có 20% số website bị tấn công nhiều hơn 5 lần. Năm 2006, an ninh mạng và tội phạm công nghệ cao sẽ tiếp tục là các vấn đề nóng bỏng của CNTT và TT của Việt Nam. Hiện tại ở Việt Nam, khung pháp lý ch−a rõ ràng, mức độ hình phạt thiếu sức răn đe, khả năng xử lý tội phạm trong lĩnh vực này còn rất hạn chế về nhiều mặt, nhận thức của xã hội ch−a đầy đủ về ảnh h−ởng của tội phạm công nghệ cao đối với sự phát triển kinh tế, xã hội.

2.2.1.2 Mạng viễn thông.

Mạng điện thoại phát triển nhanh.

Năm 2005 là năm cực kỳ thành công của mạng điện thoại với số thuê bao mới tăng tr−ởng v−ợt xa mọi dự đoán. Đến cuối năm 2005, Việt Nam đã phát triển thêm đ−ợc 5,48 triệu máy điện thoại, nâng tổng số thuê bao trên toàn mạng lên 15,779 triệu máy. Mật độ điện thoại đạt 19,01 máy trên 100 dân. Số l−ợng thuê bao di động tiếp tục tăng mạnh và đã chiếm đến 57% tổng số điện thoại. Năm 2006, theo đánh giá của các chuyên gia viễn thông, sẽ tiếp tục là năm bùng nổ của thị tr−ờng viễn thông, đặc biệt là mạng CDMA với sự tham gia của mạng 092 (Hanoi Telecom) và mạng 096 (EVN Telecom). S-Fone, mạng CDMA đầu tiên ở Việt nam cũng đã có kế hoạch đầu t− thêm lên đến 260 triệu USD. Mạng 092 của Hanoi Telecom dự kiến sẽ ra mắt vào quý II và phủ sóng 50 tỉnh, thành trên toàn quốc ngay từ ngày đầu tiên hoạt động. Mạng 096 của EVN Telecom cũng dự kiến khai tr−ơng trong năm 2006 và phủ sóng gần nh− toàn quốc. Giá c−ớc của hai mạng CDMA mới này có thể sẽ bằng hoặc thấp hơn giá c−ớc thấp nhất trên thị tr−ờng hiện nay. Năm 2005, nổi bật với việc Viettel thâm nhập thị tr−ờng và tăng tr−ởng rất nhanh, chỉ trong vòng hơn

một năm đã đạt hai triệu thuê bao và thực sự là một thách thức lớn với các mạng di động lớn. Viettel đã tạo ra cuộc chạy đua giành thị phần qua hình thức khuyến mãi và giảm c−ớc liên tục trong năm 2005. Năm 2006 sẽ tiếp tục là cuộc đua giá c−ớc cũng nh− dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng điện thoại di động. Giá c−ớc rẻ sẽ vẫn là mối quan tâm hàng đầu của khách hàng. Nh−ng việc giảm giá c−ớc liên tục giữa các mạng sẽ có nguy cơ phá vỡ tính bền vững của thị tr−ờng. Năm 2005 cũng là năm có nhiều sự kiện tai tiếng nhất của ngành thông tin di động, tranh chấp trong việc kết nối giữa các mạng di động giữa VNPT và Viettel, các hiện t−ợng ngẽn mạch, khó kết nối, đứt cuộc gọi xuất hiện ở tất cả các nhà cung cấp lớn, và nhiều sự cố t−ởng chừng nh− không bao giờ có thể xảy ra nh− bản in c−ớc tin nhắn dài 19,2m do bị lặp lại tới 4.535 lần kéo dài trong 22 giờ đồng hồ của VinaPhone, hay chuyện bị chiếm mất số điện thoại đang sử dụng của mạng S-Fone. Thực tế cho thấy mạng điện thoại di động của Việt Nam đang phát triển ồ ạt, v−ợt quá khả năng nâng cấp của các nhà cung cấp.

Mạng Internet ngày càng mở rộng và có nhiều ngời dùng.

Theo số liệu thống kê của VNNIC, tính đến cuối năm 2005 số l−ợng các loại thuê bao Internet của Việt Nam đã lên đến gần 2,9 triệu, với hơn 10,6 triệu ng−ời sử dụng, đạt tỷ lệ ng−ời sử dụng 12,84%, cao gấp hơn ba lần so với năm 2003. Đây cũng là kết quả cao hơn những dự đoán tr−ớc đây rất nhiều. Đ−ợc xem là một tiến bộ v−ợt bậc thể hiện sự nỗ lực thúc đẩy Internet tại Việt Nam giai đoạn vừa qua. Tuy nhiên thực tế hạ tầng Internet của Việt Nam hiện nay đã nảy sinh rất nhiều bất cập. Việc có đến bảy nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) tham gia thị tr−ờng đã làm tăng yếu tố cạnh tranh, và lẽ ra cạnh tranh sẽ giúp thúc đẩy việc hoàn thiện dịch vụ, nh−ng do ch−a có các quy định đầy đủ về các chuẩn mực dịch vụ nên các ISP cố gắng cạnh tranh để duy trì thị phần của mình bằng mọi giá đã dẫn tới việc giảm sút chất l−ợng dịch vụ, ảnh h−ởng tiêu cực đến quyền lợi khách hàng nói riêng và sự nghiệp phát triển Internet nói chung. Hiện nay chỉ có ba ISP lớn nhất, có thị phần nhiều nhất là VNPT, FPT và Viettel, chiếm giữ hơn 88% thị phần, là có ảnh h−ởng mạnh mẽ đến thị tr−ờng Internet. Ba nhà cung cấp này cũng cạnh tranh với nhau khốc liệt, đặc biệt là trong việc mở rộng hệ thông cung cấp dịch vụ Internet ADSL.

Với việc giảm giá c−ớc dịch vụ, khuyến mãi lắp đặt, tối −u hóa sản phẩm theo nhiều gói c−ớc phục vụ các mục đích sử dụng và chi phí phù hợp với nhiều khả năng thanh toán của khách hàng, nên chỉ trong năm 2005 dịch vụ ADSL đã thực sự bùng nổ và số l−ợng thuê bao đã tăng vọt. Tuy nhiên vấn đề cạnh tranh trong thị tr−ờng ADSL và thực trạng suy giảm chất l−ợng ADSL có thể sẽ làm ảnh h−ởng rất nhiều đến khả năng phát triển Internet của Việt Nam giai đoạn tới. ADSL hiện đang bị d− luận phản ánh không còn là băng thông rộng trên nhiều ph−ơng tiện thông tin đại chúng. Mặc dù chất l−ợng dịch vụ phụ thuộc rất nhiều yếu tố, nh−ng rõ ràng việc đầu t− hạ tầng của các ISP hiện nay thực sự không theo kịp thực tế phát triển. Từ cuối năm 2005, bắt đầu có sự tham gia thị tr−ờng một cách thực sự của một ISP rất triển vọng là Công ty Thông tin viễn thông Điện lực (EVN Telecom), với một số sản phẩm mới và khá nổi trội nh− Internet băng thông rộng qua cáp truyền hình hay Internet qua mạng điện thoại không dây công nghệ CDMA20001X. Đây là một cách xâm lấn các phân khúc thị tr−ờng mục tiêu đặc tr−ng và né tránh sự cạnh tranh trực tiếp về hạ tầng mạng với các đối thủ mạnh hơn nh− VNPT, FPT hay Viettel. Vì vậy EVN Telecom chắc chắn cũng sẽ chiếm đ−ợc một thị phần nhất định trong thời gian tới, và cuộc chiến cạnh tranh giữa các ISP sẽ lại càng gay go hơn.

Bảng 2.1 Tình hình phát triển Internet Việt Nam.

TT Chỉ tiêu thống kê 12/2003 12/2004 12/2005

1 Số l−ợng thuê bao Internet quy đổi 804.528 1.659.013 2.891.028 2 Số ng−ời sử dụng Internet 3.098.007 6.345.049 10.657.102

3 Tỷ lệ ng−ời sử dụng trên dân số 3,80% 7,69% 12,84%

4 Dung l−ợng kênh kết nối Internet

quốc tế (Mbps) 1.036 1.892 3.505

5 L−u l−ợng Internet trong n−ớc trao

đổi qua VNIX (Gbyte) 373 506.391 2.419.181

6 Tiên miền Internet .vn 5.478 9.037 14.345

7 Địa chỉ IP đã cấp 152.064 454.912 755.200

Mặc dù Internet băng rộng phát triển rất nhanh trong năm 2005, nh−ng Internet không dây (WiFi và GPRS) và lại phát triển rất chậm chạp do thiếu hạ tầng công nghệ. Mặc dù đã đ−ợc triển khai tại Việt Nam khá sớm nh−ng do thiếu đầu t− nên hiện nay các điểm truy cập WiFi hầu hết chỉ tập trung tại các khu giao dịch có nhiều

Một phần của tài liệu các giải pháp phát triển thương mại điện tử giữa các doanh nghiệp việt nam (Trang 62 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)