Tình hình chung về phát triển TMĐT B2B trên thế giới

Một phần của tài liệu các giải pháp phát triển thương mại điện tử giữa các doanh nghiệp việt nam (Trang 57 - 62)

Dân số Internet ngày càng phát triển.

Với nền tảng công nghệ chủ yếu dựa trên hệ thống mạng Internet và các ứng dụng của nó, sự phát triển của TMĐT luôn chịu ảnh h−ởng rất nhiều bởi sự phát triển của mạng Internet. Sự phát triển liên tục và nhanh chóng của TMĐT những năm qua một phần nhờ vào sự bùng nổ của mạng này. Dân số Internet tăng tr−ởng liên tục với mức độ phổ cập rộng rãi là nhờ một phần đáng kể của việc giảm giá các chi phí trang bị thiết bị đầu cuối và c−ớc phí truy cập mạng.

Tính đến cuối năm 2004 mạng đã có gần 876 triệu ng−ời sử dụng, tăng 22,7% so với năm 2003 và cao hơn mức tăng tr−ởng cũ là 7,6%. Đây tiếp tục là một dấu hiệu lạc quan cho thấy Internet chắc chắn sẽ vẫn tiếp tục bùng nổ trong những năm tới. Châu Á tiếp tục duy trì là khu vực có nhiều ng−ời sử dụng Internet nhất, lên đến gần 329 triệu ng−ời, chiếm gần 37,6%. Trong đó Trung Quốc đại diện cho những n−ớc đang phát triển của Châu Á với khoảng 95 triệu ng−ời sử dụng, chiếm hơn 10,8% của thế giới và 28,9% của Châu Á. Xét về t−ơng quan trong phát triển ng−ời sử dụng Internet những năm gần đây giữa các n−ớc, thì các n−ớc đang phát triển có tốc độ tăng cao hơn hẳn các n−ớc tiên tiến. Điều này cho thấy tiềm năng to lớn của các n−ớc đang phát triển trong việc phát triển thị tr−ờng CNTT và truyền thông (TT), cũng nh− khả năng ứng dụng TMĐT. Tuy nhiên giữa các n−ớc đang phát triển thì khoảng cách về trình độ trong lĩnh vực này cũng rất khác biệt.

Do dân số đông nên Khu vực Châu Á-Thái Bình D−ơng luôn có mức tăng tr−ởng số ng−ời dùng Internet cao nhất thế giới. Mặt khác, chính phủ các n−ớc trong khu vực cũng tham gia rất tích cực vào việc thúc đẩy hạ tầng cho TMĐT do các n−ớc

này có kim ngạch buôn bán lớn với các n−ớc tiên tiến, vì vậy luôn bị sức ép về việc ứng dụng các ph−ơng thức kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn của các n−ớc này.

Mặc dù tình hình ứng dụng Internet của Châu Phi vẫn là chậm nhất thế giới, nh−ng gần đây Châu Phi lại là khu vực có tốc độ tăng tr−ởng Internet rất cao khoảng 67% năm 2004. Tuy số l−ợng ng−ời dùng mới chỉ đạt gần 22 triệu nh−ng chắc chắn tình hình của khu vực này sẽ nhanh chóng đ−ợc cải thiện trong những năm tới.

Internet băng rộng tăng trởng mạnh mẽ.

Thuê bao Internet băng rộng đang tăng nhanh tại cả các n−ớc phát triển và đang phát triển, đặc biệt là dịch vụ Internet thuê bao số bất đối xứng (ADSL) đang đ−ợc mở rộng với tốc độ nhanh nhất. Với −u điểm công nghệ cho phép tải xuống với tốc độ cao từ 1,5 đến 9,0Mbps, trong khi tải lên từ 16 đến 640Kbps, đồng thời duy trì kết nối liên tục 24 giờ trong ngày, ADSL thực sự rất phù hợp với việc truy cập vào mạng Internet tại đầu cuối do nhu cầu duy trì liên lạc liên tục, tìm kiếm, kiểm tra thông tin luôn nhiều có xu h−ớng nhiều hơn việc chuyển các thông tin lên mạng. Đây cũng là một giải pháp cân bằng tải (balance load), để đảm bảo đủ băng thông cung cấp cho mục đích chính của các khách hàng là tải dữ liệu, thông tin xuống thiết bị đầu cuối thông qua các trình duyệt (brower) và các ứng dụng.

Dịch vụ Internet băng thông rộng trên mạng truyền hình cáp đang có xu h−ớng phát triển rất mạnh tại khu vực Bắc Mỹ, Châu Âu và Châu Á. Theo Hiệp hội Viễn thông (TIA), trong năm 2005, tại Mỹ đã có đến 19,7 triệu thuê bao và dự kiến sẽ tăng lên 25 triệu vào năm 2008. Hàn Quốc cũng đã có khoảng 300 ngàn thuê bao.

Internet băng rộng hiện đang đ−ợc xem là tiền đề hạ tầng quan trọng cho việc phát triển TMĐT giữa các DN, nhờ khả năng đáp ứng đ−ợc mức độ truy cập cao với thời gian t−ơng tác ngắn, có khả năng cập nhật thông tin và duy trì kết nối liên tục suốt 24 giờ trong ngày.

Số lợng các trang web tăng vọt.

Tính đến tháng 10 năm 2005, sự phát triển mạnh mẽ của các website trên thế giới, v−ợt trên cả sự bùng nổ của thời kỳ “đót com” (.com), theo kết quả nghiên cứu của công ty kiểm soát thị tr−ờng Netcraft số website đã tăng lên hơn 17 triệu, sự

phát triển nhanh chóng này là do các công ty vừa và nhỏ ngày càng quan tâm đến việc triển khai mô hình kinh doanh trực tuyến. Trong cuộc khảo sát đã ghi nhận đ−ợc 74,4 triệu địa chỉ trang web. Năm 2000, khi tập đoàn Amazon tiến hành khảo sát lần đầu tiên thì số site hoạt động trên mạng Internet chỉ là 18.957. Tuy nhiên, vẫn còn sự khác biệt nhiều giữa các trang web th−ờng xuyên đ−ợc nâng cấp và trang không bao giờ đ−ợc nâng cấp. Sự phong phú của các trang web tạo nên sự hấp dẫn của thế giới ảo cũng nh− của TMĐT B2B đối với dân c− Internet.

CNTT ngày càng đi sâu vào các mặt của cuộc sống hiện đại.

Ngày nay, máy tính đã trở thành vật dụng không những phổ biến tại các DN mà tại cả các hộ gia đình. Sự tăng c−ờng chức năng cho các thiết bị đầu cuối nh− điện thoại di động, máy tính cá nhân, thiết bị hỗ trợ các nhân đã biến các thiết bị này thành các trung tâm giải trí đa ph−ơng tiện có khả năng di động ngày càng cao. Nhờ khả năng nối vào Internet của các thiết bị gia đình ngày càng đ−ợc mở rộng nhằm phục vụ việc kiểm soát và điều khiển từ xa từ các thiết bị đầu cuối, cuộc sống hiện đại tại Ph−ơng Tây ngày càng bị chi phối bởi các thiết bị CNTT.

Theo nghiên cứu mới nhất của Intel tại Anh, sau khi khảo sát một mẫu với 1.002 ng−ời dân ở 11 vùng khác nhau, độ tuổi từ 18 đến 65, cho thấy trung bình mỗi ng−ời dành 19,8 giờ hàng tuần để theo dõi các ch−ơng trình truyền hình, 12,6 giờ nghe nhạc, 11,4 giờ duyệt web, vào Internet và 9,6 giờ để chơi game. Tất cả các hoạt động này đều cần hoặc bắt buộc phải có máy tính. Điều này cho thấy máy tính đã trở thành một phần nhu cầu quan trọng của cuộc sống trong các xã hội hiện đại. Chính vì vậy, TMĐT chắc chắn càng có cơ sở để tham gia tích cực hơn nữa vào cuộc sống của xã hội thông tin.

Thanh toán điện tử đợc nâng cấp lên cấp độ mới, an toàn hơn.

Các dịch vụ thanh toán điện tử trên thế giới trong vài năm qua đã có rất nhiều thay đổi rất cơ bản. Điển hình là việc sử dụng thẻ thông minh (smart card) hay còn gọi là thẻ chip đang trở thành một xu h−ớng tất yếu. Thông tin từ Hiệp hội Thẻ thông minh Châu Á-Thái Bình D−ơng cho thấy, hiện nay, công nghệ thẻ thông minh đang ngày càng trở nên phổ biến và đ−ợc chấp nhận trong nhiều ứng dụng cho cộng đồng và cá nhân. Các chính phủ và công ty của nhiều n−ớc trên thế giới đã nhận

thức đ−ợc tầm quan trọng của thẻ thông minh trong ứng dụng vào các dịch vụ công cộng và các dịch vụ th−ơng mại của chính phủ trong t−ơng lai. Xu h−ớng chuyển sang hộ chiếu và visa có gắn chip nhằm mục đích bảo vệ và thông quan tự động cũng đã bắt đầu đ−ợc triển khai. Tại khu vực Châu Á, ngoại trừ những n−ớc có trình độ phát triển ngang bằng hoặc thấp hơn Việt Nam, còn lại những n−ớc nh− Malaysia, Nhật Bản, Đài Loan, Australia đều đã chuyển sang sử dụng thẻ chip.

Các tổ chức thẻ trên thế giới nh− Europay, MasterCard, Visa (EMV) đã thiết lập tiêu chuẩn chung EMV đối với thẻ thông minh dùng cho ngân hàng. Đồng thời, các tổ chức này đặt ra quy định và thời hạn cuối cùng yêu cầu các ngân hàng phát hành và chấp nhận thẻ phải đáp ứng chuẩn EMV. Thời hạn với khu vực Châu Á-Thái Bình D−ơng là ngày 01 tháng 01 năm 2006.

Nhận thức về TMĐT của các DN ngày càng phổ cập hơn.

TMĐT đã trở thành một khái niệm rất quen thuộc với các n−ớc tiên tiến từ những năm đầu của thế kỷ hai m−ơi mốt, đồng thời cũng đang ngày càng lan rộng sang các n−ớc đang phát triển. Sự thành công của một số DN kinh doanh các loại hình TMĐT B2B đã làm thay đổi nhận thức của các DN đối với TMĐT. Các quốc gia ngày càng quan tâm đến việc cải thiện cơ sở hạ tầng cho việc phát triển TMĐT, đặc biệt là các n−ớc đang phát triển có nền kinh tế đang tăng tr−ởng cao. Việc ứng dụng CNTT và TT trong kinh doanh những năm gần đây đ−ợc cải thiện rất nhiều nhờ vào việc ngày càng có nhiều DN kết nối Internet. Việc ứng dụng CNTT vào các hoạt động trong chuỗi giá trị để nâng cao hiệu quả, dẫn dắt DN tham gia vào các hoạt động TMĐT.

Theo báo cáo của UNCTAD có thể thấy mức độ sử dụng CNTT th−ờng tăng lên cùng với quy mô DN. Thế nh−ng các DN vừa và nhỏ lại có tiềm năng lớn hơn trong việc tăng hiệu suất khi ứng dụng kinh doanh điện tử. Tại các quốc gia tiên tiến thì tỷ lệ kết nối và truy cập Internet của các DN là rất cao, tại Châu Âu có đến 89% các DN thực hiện điều này, riêng tại Đan Mạch và Phần Lan, tỷ lệ này là 97%. Các n−ớc Bắc Mỹ và Châu Đại d−ơng cũng có mức độ phổ cập rất cao, từ trên 80% trở lên. Hàn Quốc là n−ớc ở Châu Á có tỷ lệ DN ứng dụng Internet rất cao, đạt 94%. Nhìn chung mức độ ứng dụng CNTT ở các DN vửa và nhỏ tại các n−ớc đang phát triển ở

Châu Á và Châu Phi có nhiều tiến bộ hơn tr−ớc, nh−ng mới chủ yếu đáp ứng việc kết nối và giao tiếp với khách hàng và các nhà cung cấp.

Trình độ ứng dụng TMĐT của các nớc còn nhiều chênh lệch.

Mặc dù tốc độ phát triển của ng−ời dùng Internet rất cao, sự tiếp cận của các DN với kênh thông tin này cũng đ−ợc cải thiện liên tục, nh−ng rõ ràng sự phát triển của TMĐT tuy tăng nhanh nh−ng vẫn ch−a đúng với tiềm năng thực sự, do trình độ ứng dụng giao dịch trực tuyến của các n−ớc đang phát triển còn rất thấp. TMĐT cũng là một nhân tố kích thích sự phát triển của Internet, đây chính là sực tác động trở lại của TMĐT đối với Internet. Các n−ớc đang phát triển muốn tận dụng lợi thế cạnh tranh mà Internet mang lại cho các DN vừa và nhỏ, buộc phải tìm cách thúc đẩy CNTT và TT phát triển, bằng cách cố gắng tháo bỏ các rào cản để mở rộng hệ thống cung cấp dịch vụ Internet cho các DN và ng−ời dân. Tuy nhiên, có một sự thật là khoảng cách về trình độ ứng dụng TMĐT giữa các n−ớc tiên tiến và các n−ớc đang phát triển còn rất lớn. Giá trị giao dịch của các n−ớc tiên tiến chiếm hơn 90% tổng giá trị giao dịch TMĐT trên toàn cầu, trong đó tập trung chủ yếu vào các n−ớc Bắc Mỹ và Tây Âu, lên đến 80%.

Các thách thức lớn về bảo đảm an toàn trong CNTT.

Khi nhìn lại công tác bảo đảm an toàn của năm 2005 và dự đoán các thách thức trong những năm tới, các chuyên gia trong lĩnh vực này đều nhận định các loại sâu máy tính (worms) và vi rút (virusses) tiếp tục sẽ là vấn đề nhức nhối nhất, đồng thời các vấn dề khác của mạng Internet cũng cần đ−ợc tiếp tục quan tâm là rác điện tử (spams), phần mềm gián điệp (spywares), khủng bố, tấn công từ chối dịch vụ (DOS).

Theo khảo sát của viện Gartner, tháng 07 năm 2005, trên 133 DN tại Bắc Mỹ, tất cả các chuyên gia phụ trách công tác an toàn, bảo mật đều lo sợ nhất việc bị sâu và vi rút máy tính thâm nhập đ−ợc vào hệ thống thông tin của DN. Các nhà phân tích, các chuyên viên kinh nghiệm đều cho rằng các phần mềm phá hoại (malware) có khả năng lây lan là mối đe doạ lớn nhất cho các hệ thống. Còn theo nghiên cứu của Gartner thì thực tế vần đề này đã thực sự là nỗi ám ảnh còn lớn hơn cả việc bị tin tặc tấn công từ bên ngoài, với số điểm quan trọng đã lên tới 7.6 trên thang 10.

Các thị trờng TMĐT nhiều triển vọng.

Châu Á-Thái Bình D−ơng sẽ v−ơn lên dẫn đầu về tốc độ tiếp thu ứng dụng TMĐT trong t−ơng lai, do khu vực này có kim ngạch buôn bán th−ơng mại lớn nhất thế giới. Th−ơng mại vốn là một trong những thế mạnh của các quốc gia trong khu vực, đồng thời với quy mô dân số và tỷ lệ tăng tr−ởng Internet cao nên chắc chắn TMĐT sẽ có điều kiện thuận lợi để phát triển. Thị tr−ờng TMĐT của Trung Quốc sẽ tăng tr−ởng nhanh trong những năm tới. Do việc làm cho giới trẻ hiện nay khó khăn, trong khi số sinh viên tốt nghiệp đại học năm 2005 tăng 21%. Vì thế mở cửa hàng điện tử trên Internet đang đ−ợc nhiều ng−ời lựa chọn. Số ng−ời sử dụng Internet ở Trung Quốc đã lên tới gần 100 triệu và theo dự báo, sẽ tăng gấp đôi vào năm 2007. Chỉ tính riêng nửa đầu năm 2005 đã có hơn 20 triệu ng−ời Trung Quốc mua hàng trên mạng. Việc bán hàng qua mạng đạt doanh thu 1,23 tỷ USD. Các cửa hàng điện tử nhỏ các chủ DN trẻ cũng kinh doanh rất thành công. Sự thành công của ngành TMĐT tại Trung Quốc đã xóa tan mọi nghi ngờ về khả năng phát triển TMĐT tại các n−ớc đang phát triển.

Các giao dịch B2B và B2C đ−ợc cho sẽ có b−ớc phát triển nhanh chóng tại các n−ớc Trung và Đông Âu. Đây là những n−ớc có nền kinh tế đang chuyển đổi và có nhiều đầu t− phát triển hệ hạ tầng CNTT và TT để tạo nền tảng cho TMĐT.

Một phần của tài liệu các giải pháp phát triển thương mại điện tử giữa các doanh nghiệp việt nam (Trang 57 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)