Xu h−ớng ứng dụng TMĐT ở các DN Việt Nam

Một phần của tài liệu các giải pháp phát triển thương mại điện tử giữa các doanh nghiệp việt nam (Trang 105)

Việc ứng dụng các mô hình TMĐT giữa các DN hiện nay tại Việt Nam có thể nói còn rất mang tính tự phát và không có chiến l−ợc, mục tiêu, trình tự, và kế hoạch, chính sách cụ thể, cho nên hiệu quả đầu t− ch−a cao. Do sức ép của tiến trình hội nhập, các DN đã có nhiều nhận thức tiến bộ về vai trò của TMĐT đối với các hoạt động kinh doanh. Các DN ngày càng có xu h−ớng tăng c−ờng ứng dụng TMĐT vào các mặt hoạt động, nh−ng chủ yếu nhất hiện nay là thiết lập webstie, mặc dù còn mới ứng dụng ít chức năng và thiếu định h−ớng mô hình kinh doanh, nh−ng đây cũng là b−ớc tiến rất đáng kể. Các DN mới chỉ chú ý đến các −u thế và tác dụng của TMĐT thông qua việc sử dụng website.

3.2.1.1 Nâng cao khả năng cạnh tranh.

Hầu hết các DN ứng dụng website đều theo h−ớng nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh là chính, vì tỉ lệ đóng góp cho doanh thu còn thấp. Tuy nhiên còn rất nhiều yếu tố khác để đánh giá hiệu quả của ứng dụng TMĐT nói chung và website nói riêng, đối với các hoạt động kinh doanh. Theo khảo sát của Vụ TMĐT-Bộ Th−ơng mại năm 2005 (kích th−ớc mẫu là 504 DN), khi đánh giá tác dụng của website theo thang điểm từ 0 đến 4, trong đó 4 là mức hiệu quả cao nhất, đa số DN đề cao tác dụng “Xây dựng hình ảnh công ty” và “Mở rộng kênh tiếp xúc với khách hàng hiện có”. Nh− vậy các DN đã nhận thức vai trò của website nh− một công cụ tiếp thị và làm th−ơng hiệu quan trọng. Việc các DN xếp hai tác dụng “tăng doanh số” và “tăng lợi nhuận và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp” đ−ợc xếp cuối bảng cho thấy hiệu quả bằng tiền mà ứng dụng TMĐT đem lại cho DN vẫn ch−a thực sự nổi bật.

Từ đánh giá của chính các DN, có thể nhận thấy các DN có xu h−ớng chủ yếu tập trung khai thác lợi thế của website trong việc quảng bá và mở rộng thị tr−ờng, nhằm phát huy năng lực cạnh tranh là chính. Trong khi ứng dụng TMĐT còn có nhiều tác dụng tích cực khác, khi tham gia vào các mặt hoạt động khác của DN, trong các mô hình kinh doanh hiện đại, có định h−ớng khách hàng và mục tiêu phát triển bền vững, đặc biệt là với các mô hình kinh doanh B2B.

Tác dụng Điểm bình quân

Mở rộng kênh tiếp xúc với khách hàng hiện có 3,23

Xây dựng hình ảnh công ty 3,22

Thu hút khách hàng mới 2,90

Tăng doanh số 1,94

Tăng lợi nhuận và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp 1,90 Nguồn: Vụ TMĐT-Bộ Th−ơng mại, 2006.

3.2.2.2 Triển khai mô hình kinh doanh mới.

Các DN Việt Nam hiện nay coi TMĐT là một mô hình kinh doanh mới, đ−ợc những DN hàng đầu trên thế giới trong mọi lĩnh vực ứng dụng, và vì vậy cũng cần phải đ−ợc triển khai. Có hơn 37% DN trong cuộc khảo sát đ−ợc hỏi cho rằng doanh thu từ TMĐT sẽ tăng trong nh−ng năm tới, 61,5% cho rằng không thay đổi, và chỉ 1,3% nghiêng về chiều h−ớng giảm. Nh− vậy sẽ có nhiều DN tiếp tục tham gia phát triển các mô hình kinh doanh TMĐT trong thời gian tới. Tuy nhiên, việc xem xét một cách có hệ thống mô hình phù hợp nhất với điều kiện của từng DN thì ch−a đ−ợc quan tâm đúng mức. Các DN chủ yếu quan tâm đến việc lập website, nên các trang web đ−ợc triển khai khá nhiều, nh−ng nhìn chung chất l−ợng phục vụ TMĐT, nhất là giao dịch B2B thì kết quả ch−a đ−ợc bao nhiêu. Số l−ợng DN tham gia sàn giao dịch điện tử B2B cũng có tăng, nh−ng ch−a đủ để làm tăng mức hấp dẫn của các sàn giao dịch trong n−ớc. Tuy nhiên đây cũng là dấu hiệu cho thấy các DN có xu h−ớng tham gia triển khai nhiều mô hình TMĐT B2B mới hơn tr−ớc đây. Các trang web của các DN Việt Nam cũng đã có nhiều tiến bộ trong việc tích hợp đa chức năng để phục vụ các giao dịch thực tế hơn tr−ớc.

3.2.2.3 Nâng cao hiệu quả quản lý.

Mặc dù tác dụng nâng cao hiệu quả về doanh thu và lợi nhuận của các website hiện nay bị các DN xếp xuống hàng thứ yếu, nh−ng cùng với việc phát triển của TMĐT, ngày càng có nhiều DN ứng dụng mở rộng các chức năng CNTT vào mô hình kinh doanh của mình, nhằm cải thiện tính hiệu quả trong quản lý.

Theo khảo sát thì các hoạt động DN đ−ợc ứng dụng phần mềm nhiều nhất là tài chính kế toán, đến 78,9%, quản lý hàng hóa, quản lý nhân sự và khách hàng cũng

ngày càng đ−ợc quan tâm hơn. Các DN cũng có xu h−ớng chú trọng thực hiện kinh doanh điện tử hơn tr−ớc. Do tính tự động hóa và khả năng thống kê phục vụ giám sát kiểm tra của kinh doanh điện tử cao hơn, tạo sức ép cao hơn trong khi tác phong làm việc của nguồn nhân lực Việt Nam hiện nay, vốn còn nhiều hạn chế, th−ờng trì trệ, hay ỷ lại, không dứt điểm.

Bảng 3.3 Tỷ lệ sử dụng các phần mềm tác nghiệp ở các DN (N=504). Quản lý

Công văn Nhân sựQuản lý Tài chính Kế toán Hàng hóaQuản lý Khách hàngQuản lý lập Kế hoạchPhần mềm Khác

17,1% 25,8% 78,9% 26,4% 21,8% 10,5% 13,1%

Nguồn: Vụ TMĐT-Bộ Th−ơng mại, 2006.

3.2.2 Định hớng TMĐT giữa các DN trong tiến trình hội nhập.

Để phát triển các mô hình kinh doanh TMĐT tại Việt Nam rất cần một định h−ớng rõ ràng, nhằm giúp các DN thấy đ−ợc hiệu quả thực sự của TMĐT đối với các mặt hoạt động. Nhất là khi sức ép cạnh tranh ngày càng tăng khi Việt Nam tham gia hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.

3.2.2.1 Mục tiêu phát triển TMĐT giữa các DN.

Việc ứng dụng TMĐT giữa các DN nhằm mục đích cải thiện trình độ tổ chức và thực hiện các mặt hoạt động phục vụ sự nghiệp kinh doanh của DN, và phải đ−ợc định h−ớng theo các mục tiêu rõ ràng. Các DN căn cứ vào điều kiện kinh doanh thực tế và chiến l−ợc cạnh tranh để xem xét, ứng dụng TMĐT một cách hợp lý nhất vào các mặt hoạt động của mình. Theo “Kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT giai đoạn 2006 -2010” do Thủ t−ớng Chính phủ phê duyệt thì có các mục tiêu chủ yếu đối với TMĐT giữa các DN trong những năm tới:

- Khoảng 60% DN có quy mô lớn tiến hành giao dịch TMĐT loại hình “doanh nghiệp với doanh nghiệp”.

- Khoảng 80% DN có quy mô vừa và nhỏ biết tới tiện ích của TMĐT và tiến hành giao dịch TMĐT loại hình “doanh nghiệp với ng−ời tiêu dùng” hoặc “doanh nghiệp với doanh nghiệp”.

Đây là những mục tiêu trọng tâm và hàng đầu, liên quan chặt chẽ đến sự phát triển TMĐT của Việt Nam trong giai đoạn tới và cần sự tập trung tham gia tích cực

của các DN và mọi thành phần trong xã hội mới có thể hoàn thành tốt. Đặc biệt cần chú ý đẩy mạnh phát triển nền tảng công nghệ cho TMĐT. CNTT và TT là ngành kinh tế mũi nhọn, cần đ−ợc −u tiên hỗ trợ và khuyến khích phát triển, có góp phần quan trọng vào tăng tr−ởng kinh tế. Theo “Chiến l−ợc phát triển CNTT và TT đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2015”, mục tiêu phát triển ngành phấn đấu đến năm 2010: Cơ sở hạ tầng thông tin và truyền thông phủ trên cả n−ớc, với thông l−ợng lớn, tốc độ và chất l−ợng cao, giá rẻ. Đến năm 2010 mật độ điện thoại cả n−ớc đạt 32 đến 42 máy trên 100 dân. Mật độ thuê bao Internet đạt 8 đến 12 thuê bao trên 100 dân, trong đó 30% là thuê bao băng rộng, với tỷ lệ sử dụng Internet đạt 25 đến 35%. Mật độ bình quân máy tính cá nhân đạt trên 10 máy trên 100 dân.

Chính phủ cũng đã rất tích cực thúc đẩy phát triển CNTT trong hệ thống cơ quan nhà n−ớc nhằm hỗ trợ TMĐT phát triển. Ngày 10 tháng 08 năm 2005, Thủ t−ớng Chính phủ đã phê duyệt Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án "Phát triển công nghệ thông tin và truyền thông tại Việt Nam". Dự án này vay vốn của Ngân hàng Thế giới (WB), và có tổng vốn đầu t− 107,030 triệu USD. Dự kiến tới năm 2010, ba thành phố lớn là Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng sẽ có ít nhất từ 3 đến 5 dịch vụ G2B đ−ợc triển khai và sử dụng, 10 đến 15% công dân đ−ợc cung cấp dịch vụ điện tử, 80% các trang web và cổng giao tiếp điện tử đ−ợc cung cấp tự động, 30% giấy tờ đ−ợc đ−a lên mạng trực tuyến, 30 đến 40% DN vừa và nhỏ sử dụng CNTT và TT cho các hoạt động và giao dịch kinh doanh.

Với tốc độ tăng tr−ởng kinh tế ổn định hiện nay, Việt Nam hoàn toàn có đủ khả năng thực hiện thành công các mục tiêu phát triển TMĐT giai đoạn đến năm 2010. Tuy nhiên, việc đảm bảo các hoạt động TMĐT giữa các DN thực sự góp phần vào kết quả kinh doanh của các DN và nền kinh tế, chứ không chỉ là các chỉ tiêu về mặt hình thức, cần có nhiều giải pháp đồng bộ, toàn diện và cụ thể.

3.2.2.2 Định h−ớng ứng dụng TMĐT giữa các DN.

Để thực hiện đ−ợc những mục tiêu về TMĐT giữa các DN trong giai đoạn năm năm tới, cần thiết lập đ−ợc định h−ớng ứng dụng vào các mặt hoạt động kinh doanh của các DN một cách cụ thể, nhằm nhanh chóng cải thiện hiệu quả kinh doanh điện tử của các DN.

Phát triển giao dịch theo h−ớng đa dạng và dễ dàng.

Trong một môi tr−ờng kinh doanh đa cạnh tranh, các DN cần phải có định h−ớng khách hàng cao, nếu không sẽ rất dễ bị mất khách hàng vào tay các đối thủ. Vì vậy việc tích hợp đa chức năng theo h−ớng tiện nghi và đơn giản là hết sức quan trọng. Nếu khách hàng cảm thấy khó khăn trong giao dịch TMĐT với DN thì nguy cơ khách hàng chuyển sang giao dịch với DN khác là rất lớn. Việc tích hợp thêm các chức năng nhằm làm cho mô hình kinh doanh TMĐT của DN đầy đủ hơn và tạo điều kiện giao dịch tại một điểm cho khách hàng là cần thiết, nh−ng nếu làm cho việc giao dịch trở nên phức tạp và rắc rối thì cũng không có hiệu quả. Vì vậy cần có sự nghiên cứu tổ chức và cài đặt cũng nh− vận hành một cách hợp lý nhất.

Cần nhanh chóng nâng cao khả năng t−ơng tác đa ngôn ngữ trong giao dịch TMĐT. Tr−ớc mắt là tiếng Anh và tiếng Việt. Có thể nói ngoại ngữ đang là điểm rất yếu của các DN Việt Nam hiện nay, các bộ phận triển khai TMĐT th−ờng ít chú trọng đến khâu giao tiếp ngôn ngữ, vì vậy làm hạn chế rất nhiều khả năng t−ơng tác trong giao dịch. Việc các sàn giao dịch điện tử Việt Nam luôn kém hiệu quả hơn các sàn quốc tế cũng có một phần nguyên nhân của việc hỗ trợ ngôn ngữ ch−a thật tốt.

Cần tiến hành triển khai tập huấn và h−ớng dẫn các DN thực hiện giao kết bằng hợp đồng điện tử (E-Contract). Chắc chắn trong giai đoạn tới, các giao dịch TMĐT sẽ tăng nhanh, trong khi việc giải quyết các tranh chấp và khiếu nại mới ở những giai đoạn ban đầu. Vì vậy, các quy định cụ thể cũng nh− các tiền lệ chắc chắn sẽ còn thiếu. Việc chặt chẽ trong giao kết th−ơng mại là hết sức cần thiết, nhằm cố gắng tăng c−ờng biện pháp “đúng ngay từ đầu” trong quản lý chất l−ợng các giao dịch. Có nh− vậy mới giảm đ−ợc tranh chấp và khiếu nại, làm lành mạnh hóa môi tr−ờng giao dịch B2B trong kinh doanh điện tử, để tiếp tục thu hút sự tham gia của các DN có nguyện vọng kinh doanh chính đáng.

EDI là một trong các tiêu chuẩn chung đ−ợc sử dụng phổ biến trong TMĐT B2B. Nh−ng ở Việt Nam vẫn còn rất nhiều hạn chế. Cần nhanh chóng triển khai “Dự án xây dựng và sử dụng các chuẩn trao đổi dữ liệu điện tử trong th−ơng mại nh− EDI, ebXML” do Bộ Th−ơng mại chủ trì phối hợp với Bộ Khoa học và Công Nghệ, Bộ Công nghiệp triển khai giai đoạn 2006 đến 2010 nhằm ban hành và đ−a vào sử dụng

các chuẩn dữ liệu điện tử đã phổ biến trên thế giới. Việc sử dụng EDI sẽ giúp tăng c−ờng số l−ợng và rút ngắn thời gian giao dịch B2B rất nhiều.

Tăng c−ờng tiếp thị điện tử theo h−ớng nhanh chóng và rộng khắp.

Tiếp thị điện tử là giải pháp quan trọng trong thực hiện kinh doanh theo các mô hình TMĐT B2B. Tuy nhiên, việc sử dụng một cách không cân nhắc lợi thế nhanh chóng và rộng khắp của tiếp thị điện tử sẽ gây ảnh h−ởng rất nhiều đến kết quả của hoạt động này, đồng thời làm ảnh h−ởng đến th−ơng hiện của DN trong môi tr−ờng kinh doanh điện tử.

Các DN cần thận trọng trong việc tiếp thị bằng th− điện tử để tránh bị liệt vào danh sách gửi th− rác, gây cho khách hàng sự khó chịu, thậm chí chọn cách thức xóa từ xa, tr−ớc khi tải xuống máy. Làm mất cơ hội khi cần tiếp cận khách hàng sau này.

Khi đã có website, các DN cần đăng ký lên các công cụ tìm kiếm, nhất là các công cụ mạnh của n−ớc ngoài nh− Yahoo, Google, do hiện nay chuẩn ký tự của Việt Nam đã dần chuyển sang Unicode một cách phi chính thức. Đa số ng−ời dùng Internet kể các DN hiện nay đều dùng các công cụ của n−ớc ngoài để tìm kiếm thông tin. Đồng thời cần đ−a ra các giả thiết về các hoàn cảnh tìm kiếm thông tin của khách hàng, để tự mình tìm kiếm, nhằm kiểm tra khả năng dự đoán ngữ cảnh đã phù hợp với thực tế tâm lý khai thác thông tin của các đối tác hay ch−a.

Tích cực liên kết trao đổi biển quảng cáo trên các website là một biện pháp quan trọng, nhằm ngày càng mở rộng thị tr−ờng sang các khu vực có đông ng−ời dùng mạng. Hay một hình thức t−ơng tự là làm trung gian quảng cáo để lấy nguồn thu chi cho việc đăng ký quảng cáo, nhất là quảng cáo trên các trang của n−ớc ngoài. Đây chính là một cách dùng quảng cáo để nuôi quảng cáo. Tiết kiệm đ−ợc rất nhiều chi phí. Việc lựa chọn các trang để liên kết phải đ−ợc phân tích cẩn thận, và khéo léo trong đàm phán, để có đ−ợc vị trí đặt quảng cáo phù hợp. DN cũng cần th−ờng xuyên đánh giá lại hiệu quả của việc đặt biển quảng cáo tại trang của đối tác, nhằm hiệu chỉnh cho phù hợp với tập quán khách hàng của họ.

Nhận thức của các cấp quản trị có vai trò quyết định đối với việc đầu t− hạ tầng cho các mô hình kinh doanh điện tử. Đồng thời, việc tích cực ứng dụng CNTT vào các hoạt động hoạt động cũng đòi hỏi trình độ quản trị cao hơn. Một DN có hệ thống thông tin tốt với khả năng thu thập thông tin nhanh chóng, phân tích xử lý chính xác, cung cấp thông tin phản hồi kịp thời, mới có thể quản trị toàn diện và nhạy bén trong một môi tr−ờng kinh doanh có nhiều biến động. Vì vậy, các cấp quản trị các DN cần phải đ−ợc đào tạo và đào tạo lại về quản trị TMĐT và CNTT để nâng cao khả năng quản trị tình huống.

Triển khai quản trị nguồn nhân lực điện tử (E-HRM) trong các DN nhằm định h−ớng phát triển bền vững. Hầu hết các DN đều khan hiếm nguồn nhân lực công nghệ cao nh−ng lại không có biện pháp quản trị hữu hiệu, việc các nhân viên giỏi có xu h−ớng thích thay đổi chỗ làm liên tục cho thấy kỹ năng quản trị nhân lực còn yếu của các DN hiện nay. E-HRM là biện pháp để nắm bắt đầy đủ nhất về nguồn nhân lực hiện có và các biện pháp cần triển khai, để duy trì và phát triển nguồn lực này.

Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu hỗ trợ các mặt hoạt động của DN. Một giải pháp

Một phần của tài liệu các giải pháp phát triển thương mại điện tử giữa các doanh nghiệp việt nam (Trang 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)