Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) của bộ tiêu chí các yếu

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của công nhân tại công ty cổ phần may tây đô (Trang 65 - 67)

các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của công nhân

Phân tích nhân tố chỉ được sử dụng khi hệ số KMO có giá trị từ 0,5 trở lên (Othman & Owen, 2002). Các biến có hệ số tải (Factor Loading) nhỏ hơn 0,5 sẽ bị loại (Hair và cộng sự, 1998), điểm dừng khi trích các yếu tố Eigenvalue lớn hơn hoặc bằng 1, thang đo chấp nhận khi tổng phương sai trích bằng hoặc lớn hơn 50% (Gerbing & Anderson, 1988). Phân tích nhân tố nên dùng phương pháp trích yếu tố Principal axis factoring với phép quay promax sẽ phản ánh cấu trúc dữ liệu chính xác hơn dùng Principal components với phép quay varimax (Orthogonal; Gerbing & Anderson, 1988; Thọ và Trang, 2011). Vì vậy, phương pháp này được dùng trong toàn bài cho phân tích EFA trong nghiên cứu này.

Qua các bước phân tích nhân tố, xoay nhân tố kiểu Promax 10 lần, những nhân tố có hệ số tải < 0,5, lần lượt những biến này đều bị loại khỏi mô hình, biến nào có hệ số nhỏ nhất thì loại trước. Khi loại 1 biến, chạy EFA lại thì hệ số tải nhân tố của từng biến quan sát bị thay đổi so với kết quả trước đó. Kết quả có 10 biến bị loại ra khỏi mô hình: BC5, DK3, BC1, CH1, PL1, PL3, PL2, DK1, TP1, DK4 (xem cụ thể ở bảng 3.1.5 Pattern Matrixa phần phụ lục).

Kết quả phân tích nhân tố EFA có KMO = 0,823 (phân tích nhân tố EFA là thích hợp) và kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê Sig.= 0,000 chứng tỏ các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể (xem bảng 3.1.3 KMO and Bartlett's Test phần phụ lục). Điểm dừng tại giá trị Eigenvalue = 1,107; tổng phương sai trích (tổng biến thiên được giải thích)= 70,848%, nghĩa là vấn đề nghiên cứu được giải thích 70,848% đạt yêu cầu trên 50%. Các điều kiện trên đều thỏa mãn chứng tỏ phân tích nhân tố khám phá EFA là phù hợp với dữ liệu (xem cụ thể bảng 3.1.6Total Variance Explained ở phần phụ lục).

Bộ tiêu chí sau phân tích nhân tố khám phá bao gồm 5 nhân tố. Nhân tố 1 bao gồm biến: TL1, TL2, TL3, TL4 đặt tên cho nhân tố là tiền lương. Nhân tố 2 bao gồm: CH2, CH3, CH4, CH5 đặt tên là cơ hội thăng tiến. Nhân tố thứ 3 bao gồm: QH1, QH2, QH3 đặt tên là quan hệ đồng nghiệp. Nhân tố thứ 4 bao gồm: TP2, TP3, TP4đặt tên là thưởng phạt. Nhân tố thứ 5 bao gồm: BC2, BC3, BC4 đặt tên là bản chất công việc.

Kết quả phân tích EFA có 5 nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của công nhân trong công ty cổ phần may Tây Đô.

54 Bảng 4.6 Kết quả phân tích EFA

Tên biến Nhóm

1 2 3 4 5

TL1 : Mức lương phù hợp với thành tích bản thân

0,957

TL2: Mức lương hiện tại đảm bảo cuộc sống tốt

0,676

TL3: Mức lương công bằng 0,735

TL4: Mức lương phù hợp mức lương trên thị trường

0,659

CH2: Mục tiêu có thể đạt được 0,537

CH3: Các chương trình đào tạo 0,654

CH4: Nhân viên có thể phát huy hết khả năng 0,767

CH5: Cơ hội thăng tiến cao 0,636

QH1: Mọi người phối hợp với nhau làm việc 0,770

QH2: Cấp trên giúp đỡ nhiệt tình và tôn trọng 0,699

QH3: Bạn bè, đồng nghiệp giúp đỡ, chia sẻ kinh nghiệm

0,779

TP2: tổ chức khen thưởng, phạt kịp thời, công bằng, công khai

0,639

TP3: hình phạt nghiêm minh 0,840

TP4: xử phạt đúng người đúng tội 0,784

BC2: Công việc thú vị 0,550

BC3: Áp lực công việc vừa phải 0,875

BC4: Khối lượng công việc hợp lý 0,694 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Eigenvalue 1,107

Phương sai trích tổng 70,848% Hệ số KMO = 0,823

55

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của công nhân tại công ty cổ phần may tây đô (Trang 65 - 67)