THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CÁ TRA CỦA VIỆT NAM SANG

Một phần của tài liệu một số giải pháp marketing nhằm thúc đẩy xuất khẩu cá tra sang thị trường brazil của công ty xuất nhập khẩu thủy sản cần thơ (caseamex) giai đoạn 20112013 (Trang 40 - 42)

7. Kết luận (Ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài các các

4.1 THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CÁ TRA CỦA VIỆT NAM SANG

BRAZIL GIAI ĐOẠN 2011-2013

Trong bối cảnh kinh tế thế giới khó khăn làm nhu cầu tiêu dùng sụt giảm và giá nhiều mặt hàng xuất khẩu có xu hƣớng giảm theo. Bên cạnh đó, xu hƣớng bảo hộ có chiều hƣớng tăng trên thế giới nhất là các vụ kiện chống bán phá giá hay các hàng rào kỹ thuật do các nƣớc nhập khẩu dựng lên đã gây không ít khó khăn cho các DN xuất khẩu cá tra của Việt Nam. Chính điều này đã thúc đẩy các DN xuất khẩu nghiên cứu, tìm kiếm cho mình các thị trƣờng xuất khẩu mới để đối phó với sự suy giảm của thị trƣờng cũ đồng thời làm cho quá trình sản xuất KD của công ty không bị trì trệ. Brazil với đặc thù là đất nƣớc sản xuất và xuất khẩu nhiều loại ngũ cốc và thịt quan trọng cho thế giới, dân số đông, kinh tế ngày càng phát triển và đƣợc chính phủ khuyến khích tăng tiêu dùng nhiều sản phẩm thủy sản đã và đang mang lại nhiều cơ hội cho ngành thủy sản Việt Nam phát triển thị trƣờng, trong đó có sản phẩm cá tra.

Bảng 4.1: Tình hình xuất khẩu cá tra Việt Nam vào thị trƣờng Brazil giai đoạn 2011-2013 Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Chênh lệch 2012/2011 2013/2012 +/- % +/- % Sản lƣợng (tấn) 33,25 31,27 55,36 (1,98) (5,95) 24,09 77,0 Kim ngạch (triệu USD) 80,46 78,62 121,8 (1,84) (2,29) 43,18 54,92

Nguồn Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), 2013

Trong giai đoạn 2011-2013, cá tra có sự biến động theo xu hƣớng tăng dần về sản lƣợng, nổi bật là sản lƣợng xuất khẩu sang thị trƣờng Brazil từ 33,35 tấn tăng đên 55,36 tấn. Năm 2011 là năm thành công nhƣng cũng đầy khó khăn đối với các DN xuất khẩu cá tra sang thị trƣờng Brazil. Đầu năm 2011, chính phủ Brazil muốn ngăn cản sự xâm nhập của DN xuất khẩu cá tra

nƣớc ta vào thị trƣờng này nên họ tăng thuế nhập khẩu cá tra lên tới 35%. Bên cạnh đó, chính phủ Brazil còn tìm cách gây khó khăn cho các DN xuất khẩu cá tra nƣớc ta bằng cách tăng thời gian xin cấp phép nhập khẩu cá tra từ 3 ngày lên 60 ngày, sau đó, các DN phải chờ đợi 120 ngày mới có đƣợc giấy phép nhập khẩu cá tra. Điều này không những gây khó khăn cho các DN nƣớc ta mà còn cho các nhà nhập khẩu Brazil vì khi có đƣợc giấy phép nhập khẩu thì giá cá tra xuất khẩu đã chênh lệch rất nhiều so với giá mà hai bên đã ký trong hợp đồng trƣớc đó. Cơ quan thẩm quyền Brazil không chấp nhận bất cứ sự thay đổi về khối lƣợng và giá trị cá tra nhập khẩu đã ghi trong hợp đồng so với thời điểm nhập khẩu chính thức. Trong tháng 12/2011 có khoảng 10 DN đƣợc đủ điều kiện và năng lực xuất khẩu vào thị trƣờng khó tính này bởi thời gian xin giấy phép quá lâu và chỉ khi đƣợc sự cho phép của Chính phủ thì các nhà nhập khẩu Brazil mới đƣợc phép nhập hàng hóa Việt Nam vào. Tuy nhiên, kinh tế Brazil phát triển tốt với mức tăng trƣởng đạt 2.1% sau khi đã đạt tăng trƣởng 7,5% trong năm 2010 và là nền kinh tế lớn nhất Mỹ Latinh vƣợt qua nƣớc Anh trở thành nền kinh tế lớn thứ 6 thế giới nên sức mua tăng. Với sự lớn mạnh của nền kinh tế, tính tới tháng 6/2011 từ Bộ Ngoại giao, có gần 1,5 triệu ngƣời nƣớc ngoài có uy tín tốt cƣ trú ở Brazil, lƣợng ngƣời nƣớc ngoài sống ở Brazil tăng cũng đã làm thay đổi thói quen tiêu dùng của ngƣời Brazil. Họ chuyển sang tiêu dùng các sản phẩm thủy sản hơn các loại thịt, nên sản lƣợng cá tra xuất khẩu sang thị trƣờng này đạt 33,25 tấn, kim ngạch đạt 80,46 triệu USD.

Năm 2012, sản lƣợng và kim ngạch xuất khẩu sang thị trƣờng này giảm lần lƣợt 31,27 tấn và 78,62 triệu USD tƣơng đƣơng 5,95% và 2,29%. Có 2 nguyên nhân chính giải thích cho sự sụt giảm lƣợng cá tra xuất khẩu năm 2012 là tình hình sản xuất cá tra của các DN trong nƣớc gặp khó khăn và Brazil đang tăng cƣờng sản lƣợng nuôi cá rô nội địa. Đầu tiên, nhƣ đã trình bày những khó khăn của DN xuất khẩu cá tra trong năm 2012, do chi phí và nguyên liệu đầu vào để sản xuất cá tra tăng mà DN thì không thể nâng giá bán quá cao so với các đối thủ cạnh tranh khác nên DN đành chấp nhận giảm lƣợng xuất khẩu. Thứ hai, Chính phủ Brazil đƣa ra kế hoạch sẽ sản xuất hơn 1 triệu tấn thủy sản nuôi và có thể đạt 10 triệu tấn vào năm 2020. Theo Tổ chức Lƣơng thực và nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) có khoảng 3,5 triệu lao động trực tiếp và gián tiếp tham gia khai thác và nuôi trông thủy sản ở Brazil trong đó, cá rô phi sẽ là loài nuôi chính. Cho nên, các hiệp hội thủy sản Brazil cho rằng việc nhập khẩu quá nhiều cá tra từ thị trƣờng khác vào Brazil sẽ đe dọa ngành sản xuất trong nƣớc và gây ra tổn thất cho các công ty thủy sản nƣớc nhà.

Năm 2013, xuất khẩu cá tra Việt Nam sang Brazil có sự tăng trƣởng trở lại, sản lƣợng và kim ngạch xuất khẩu đạt 55,36 tấn và 121,8 triệu USD tƣơng đƣơng 77 % và 54,92%. Với mức tăng trƣởng này, Brazil trở thành nhà nhập khẩu cá tra lớn thứ 4 của Việt Nam sau EU, Mỹ và các nƣớc ASEAN chiếm 6,9 % thị phần. Kinh tế Brazil 2013 có dấu hiệu khả quan, đồng nội tệ và sức mua ở Brazil dần dần phục hồi, cộng thêm xu hƣớng tìm tới thực phẩm có lợi cho sức khỏe nên nhu cầu tiêu dùng thủy sản tăng. Trong các mặt hàng cá nhập khẩu của Brazil thì cá tra là mặt hàng đƣợc nhập khẩu nhiều nhất chủ yếu từ Trung Quốc và Viênt Nam, kế đến là cá minh thái Alaska chủ yếu từ Trung Quốc, hàng fillet cá tuyết chủ yếu từ Argentina. Ngoài ra, 2 thị trƣờng EU và Mỹ chiếm gần 50% thị phần giá trị xuất khẩu cá tra của cả nƣớc lại giảm tỷ trọng, thị trƣờng EU lại giảm tỷ trọng xuống còn 22% còn thị trƣờng Mỹ thì chững lại vì lƣợng cá tra dự trữ tại thị trƣờng này còn khá nhiều. Thị trƣờng Mỹ cũng đã tăng thuế chống bán phá giá cá tra lên gấp 25-45 lần do Mỹ tiếp tục chọn Indonesia làm nƣớc thay thế tính toán thuế bán phá giá, dự kiến trong năm 2014, mức thuế này sẽ tăng gấp đôi.

Mặc dù Brazil chƣa phải là thị trƣờng nhập khẩu thủy sản lớn của Việt Nam so với các thị trƣờng truyền thống nhƣ EU, MỸ, Nhật Bản nhƣng đây là thị trƣờng ổn định và tăng trƣởng liên tục hằng năm. Từ năm 2008 đến 2013, xuất khẩu thủy sản của nƣớc ta sang thị trƣờng Brazil tăng từ 185 nghìn USD đến 123 triệu USD. Cá tra vẫn là mặt hàng chủ lực trong nhóm các mặt hàng xuất khẩu thủy sản sang thị trƣờng Brazil, chiếm tỷ trọng khoảng 99% và vƣơn lên thành nhà nhập khẩu cá tra lớn, hứa hẹn nhiều tiềm năng.

Một phần của tài liệu một số giải pháp marketing nhằm thúc đẩy xuất khẩu cá tra sang thị trường brazil của công ty xuất nhập khẩu thủy sản cần thơ (caseamex) giai đoạn 20112013 (Trang 40 - 42)