Phân tích các yếu tố thuộc môi trƣờng bên ngoài công ty

Một phần của tài liệu một số giải pháp marketing nhằm thúc đẩy xuất khẩu cá tra sang thị trường brazil của công ty xuất nhập khẩu thủy sản cần thơ (caseamex) giai đoạn 20112013 (Trang 58)

7. Kết luận (Ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài các các

4.4.1 Phân tích các yếu tố thuộc môi trƣờng bên ngoài công ty

4.4.1.1 Yếu tố kinh tế

Nền kinh tế Brazil có nhiều biến chuyển tích cực kể từ khi thực hiện chuyển đổi mô hình kinh tế từ chính sách công nghiệp hóa thay thế hàng nhập khẩu sang tự do hóa thƣơng mại, hƣớng về xuất khẩu đầu những năm 1990. Dựa trên thống kê của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) thực hiện vào 10/2013, Brazil đƣợc xem là nền kinh tế lớn nhất ở Nam Mỹ với GDP (PPP) 2.422 tỷ USD và lớn thứ 7 trên thế giới trƣớc Anh, Nga và Ấn Độ. Theo đó, Brazil là nền kinh tế đa dạng, phát triển tốt ở các lĩnh vực nhƣ sản xuất, khai thác khoáng sản, dịch vụ và công nghiệp. Brazil không chỉ là một trong những nhà xuất khẩu các sản phẩm có nguồn gốc từ thực vật và động vật quan trọng hàng đầu cho thị trƣờng thế giới với các mặt hàng nhƣ cà phê, đậu tƣơng, đƣờng, thịt bò, thịt gà, và thịt heo mà còn là nhà sản xuất thép và quặng sắt lớn nhất nhì thế giới.

Tăng trưởng kinh tế và lãi suất: Nhìn chung, kinh tế Brazil trong gian

đoạn 2011-2013 có dấu hiệu phục hồi sau giai đoạn tăng trƣởng chậm. Theo thống kê chính thức của Viện Địa lý và Thống kê Brazil (IBGE) trong năm 2012, tăng trƣởng kinh tế Brazil (GDP thực) đƣợc cho là thấp nhất từ 2009, chỉ đạt 0.9%, giảm 1,6% so với năm 2011 do ảnh hƣởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới bất chấp các biện pháp kích thích kinh tế của Chính phủ. Đến năm 2013, tăng trƣởng kinh tế Brazil có dấu hiệu phục hồi, tăng lên mức 2,5% nhờ đầu tƣ vào cơ sở hạ tầng, tăng lãi suất lên 9% để giảm lạm phát và trong ngắn hạn nên cơ cấu lại thuế. Khi GDP thực tăng cho thấy sự gia tăng về nhu cầu sản phẩm, dịch vụ mang đến cơ hội cho các DN sản xuất trong và ngoài nƣớc. Đây là cơ hội cho các DN xuất khẩu hàng hóa vào Brazil.

Tỉ giá hối đoái: Ảnh hƣởng đến giá thành và giá bán sản phẩm của các

DN. Khi đồng nội tệ giảm giá thì sản phẩm xuất khẩu của các công ty sẽ có lợi thế cạnh tranh về giá trên thị trƣờng thế giới, công ty sẽ đƣợc lợi vì nguồn USD thu về. Đây chính là cơ hội cho các công ty xuất khẩu và bất lợi cho

công ty nhập khẩu. Theo BBC, trong năm 2013, giá đồng Real giảm còn 2,15 so với đồng USD mức giảm thấp nhất kể từ 12/2008.

Sự chậm lại của kinh tế Brazil do tác động của tình hình kinh tế thế giới nhƣ cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu, “vách đá tài chính” Mỹ có hiệu lực từ ngày 1/1/2013 đến 1/10/2013, kinh tế Mỹ và Nhật Bản, Trung Quốc tăng trƣởng ì ạch. Tuy nhiên, nền kinh tế nội địa mạnh mẽ, ít bị tác động của yếu tố bên ngoài nên tình hình xuất nhập khẩu của các DN Brazil trong giai đoạn 2011-2013 biến động ít.

Theo nguồn của bộ Công Thƣơng Việt Nam, năm 2012, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Brazil với thế giới đạt 465,7 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt 242,5 tỷ USD (giảm 5,2%), nhập khẩu đạt 223,1 tỷ USD (giảm 1,3%) so với năm 2011. Trong năm 2012, chính phủ Brazil đã tăng thuế nhập khẩu nhằm bảo vệ ngành công nghiệp địa phƣơng và giảm áp lực lạm phát nhƣng đến 8/2013, chính phủ đã giảm thuế nhập khẩu cho 100 mặt hàng phục vụ sản xuất công nghiệp từ 25% xuống còn 8% đến 10%, giảm giá điện để kích thích sản xuất,… nên tình hình nhập khẩu có vẻ khả quan hơn. Kim ngạch xuất khẩu Brazil năm 2013 đạt 244,8 tỷ USD (tăng 0,9%) so với năm 2012 chủ yếu xuất vào các thị trƣờng Trung Quốc 17%, Mỹ 1,1%, và Argentina 7,4%. Bên cạnh đó, kim ngạch nhập khẩu 241,4 tỷ USD (giảm 0,45%) với các thị trƣờng nhập khẩu Trung Quốc 15,3%, Mỹ 14,6% và Argentina 7,4%.

IMF cho rằng những nỗ lực toàn diện nhằm tăng năng suất, tính cạnh tranh và đầu tƣ là các yếu tố then chốt giúp thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế của Brazil. Thêm vào đó, Brazil cần tích cực thực hành tiết kiệm trong nƣớc, cải thiện cơ chế lƣơng bổng và tiếp tục cải cách hệ thống trợ cấp lƣơng hƣu để tạo lòng tin trong dân chúng, kích thích phát triển kinh tế lâu dài.

4.4.1.2 Yếu tố pháp luật

Pháp luật: Luật bảo vệ ngƣời tiêu dùng của Brazil, có hiệu lực từ

12/09/1990, quy định nhãn mác sản phẩm phải cung cấp cho ngƣời tiêu dùng các thông tin một cách chính xác, rõ ràng, dễ đọc về chất lƣợng, số lƣợng, thành phần, giá cả, bảo hành, thời hạn sử dụng, xuất xứ và các rủi ro của sản phẩm đối với sức khoẻ và sự an toàn của con ngƣời. Các sản phẩm nhập khẩu sẽ phải dịch sang tiếng Bồ Đào Nha tất cả các thông tin này. Vì đơn vị mét là hệ thống đo lƣờng chính thức, các sản phẩm sẽ phải dán nhãn mác theo đơn vị mét hoặc chỉ rõ mét tƣơng đƣơng. Các sản phẩm nhập khẩu nếu trình bày sai quy định về việc dán nhãn, mác có thể bị cấm nhập khẩu sang nƣớc này.

Brazil trở thành thành viên của Tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO) năm 1995, ký hiệp định TBT, SPS về các hàng rào kỹ thuật đối với thƣơng

mại và chấp nhận các quy định của WTO để sử dụng các tiêu chuẩn quốc tế trong phạm vi tối đa có thể. Bên cạnh đó, Hiệp hội định mức kỹ thuật Brazil (ABNT) sẽ quy định cụ thể, chi tiết định mức kỹ thuật cho từng loại sản phẩm cụ thể, các DN nên tìm hiểu kỹ càng thông tin định mức kỹ thuật tại trang web của ABNT trƣớc khi xuất khẩu sang Brazil. Chính phủ Brazil sẽ hủy bỏ giấy phép nhập khẩu nếu các sản phẩm có nhãn hiệu không đúng với nguồn gốc xuất xứ nhằm ngăn chặn hành vi trốn tránh rào cản thƣơng mại của các công ty nƣớc ngoài bằng cách xuất khẩu sang các nƣớc Nam Mỹ khác rồi xuất sang Brazil. Ngoài ra, họ còn bị chi phối bởi các vấn đề về môi trƣờng sinh thái khi quyết định mua sản phẩm, do đó các tiêu chuẩn đạt chất lƣợng, ATVSTP, xuất xứ rõ rang thƣờng đƣợc họ ƣu tiên lựa chọn. Hiện tại, đã có hơn 74 DN Việt Nam đƣợc phép xuất khẩu thủy sản vào Brazil và cá tra Việt Nam đƣợc nhập khẩu nhiều thứ 3 vào Brazil, đây là tín hiệu đáng mừng cho thủy sản Việt Nam.

4.4.1.3 Yếu tố văn hóa- xã hội

Từng là thuộc địa của Bồ Đào Nha trong vòng 3 thế kỷ nên nền văn hóa Brazil chủ yếu dựa vào nền tảng văn hóa Bồ Đào Nha về ngôn ngữ và đạo Thiên Chúa.

Ngôn ngữ: Brazil là nƣớc nói tiếng Bồ Đào Nha duy nhất tại Châu Mỹ,

các quốc gia còn lại ở Mỹ Latin đều có quốc ngữ là tiếng Tây Ban Nha nên đây là một trong những đặc trƣng riêng của Brazil. Các ngôn ngữ khác đƣợc sử dụng là tiếng Đức và tiếng Ý.

Văn hóa tiêu dùng của người dân: Nhờ tăng trƣởng kinh tế và cải thiện

đời sống, sức mua của ngƣời tiêu dùng và xu hƣớng thị trƣờng nhập khẩu không ngừng tăng cao, nhu cầu thị hiếu ƣa chuộng hàng nhập ngoại là những nhân tố thuận lợi cho hàng hóa của ta thâm nhập. Mặc dù các loại thịt động vật đƣợc tiêu thụ nhiều cả trong bữa ăn hàng ngày và các món ăn truyền thống nhƣng ngày nay, ngƣời Brazil hƣớng tới các sản phẩm tốt cho sức khỏe nhƣ thủy sản. Theo Naira Santo-chuyên gia phân tích thực phẩm cho rằng ngày nay ngƣời tiêu dùng Brazil tìm kiếm sự tiện dụng, đơn giản nên các thức ăn nhanh, sản phẩm đã sơ chế là lựa chọn chủ yếu của họ. Thêm vào đó, Brazil là quốc gia có cộng đồng theo đạo Thiên Chúa lớn nhất thế giới nên các lễ hội ở Brazil rất đƣợc coi trọng, điển hình nhất là lễ hội Carnaval. Lễ hội này là dấu mốc để bắt đầu tháng ăn chay thƣờng là 40 ngày. Theo truyền thống của Kito giáo phƣơng Tây, trong 40 ngày của mùa ăn chay, ngƣời dân không đƣợc ăn thịt động vật trên cạn nhƣ thịt chó, thịt heo, thịt bò,…nhƣng đƣợc phép ăn thực vật và động vật dƣới nƣớc nhƣ tôm, cua, cá, trứng và đậu. Trong những

năm gần đây, nhu cầu tiêu thụ thủy sản ở Brazil tăng lên, VASEP cho biết chính phủ Brazil đã khuyến khích ngƣời dân tăng tiêu thụ thủy sản từ 9 kg mỗi ngƣời/năm lên 12kg mỗi ngƣời/năm vào năm 2015.

Theo tạp chí Thƣơng mại thủy sản, ngƣời Brazil có xu hƣớng tìm đến các quán ăn, nhà hàng, khách sạn...nhiều hơn, tại đây, họ tự do lựa chọn các món ăn theo ý thích. Khoảng 26% ngƣời Brazil đi ăn ngoài hàng ngày và trung bình chi tiêu khoảng 13% cho tiêu dùng thủy sản bên ngoài. Hơn nữa, số doanh nhân nƣớc ngoài đến làm việc tại Brazil đã làm thay đổi không nhỏ thói quen ăn uống thủy sản tại đây. Trong đó, số DN thủy sản Nhật Bản chiếm số đông, các quán bar, nhà hàng Nhật Bản mọc lên ngày càng nhiều và trở nên phổ biến nên mức tiêu thụ thủy sản Brazil tăng. Đây là cơ hội cho cá tra xuất khẩu của nƣớc ta.

Văn hóa kinh doanh: Trong những lần trao đổi hoặc mạn đàm, sự thân

thiện và vui vẻ còn quan trọng hơn tính chân thật hay chuyện ai đúng ai sai, tuy nhiên có những điều mà đối tác nƣớc ngoài cần lƣu ý.

Đàm phán: Các DN Brazil thƣờng tìm kiếm đối tác trƣớc hết nhân các

dịp hội nghị hay hội chợ nên các cuộc trao đổi về việc hợp tác lần đầu tiên thƣờng diễn ra ở khách sạn, nhà hàng, hay bên lề của hội nghị và hội chợ. Sau lần gặp đầu tiên đó thƣờng là những bữa ăn trƣa với nhau và mức độ sang trọng của bữa ăn trƣa đó là dấu hiệu về mức độ thiện chí và sẵn sàng hợp tác. Lần gặp và trao đổi công việc lần thứ hai sẽ diễn ra tại trụ sở đối tác Brazil. Cuộc trao đổi thƣờng bắt đầu bằng việc chào hỏi rất tỷ mỹ và đầy đủ. Đàm phán là một chuyện, thỏa thuận bằng văn bản lại là chuyện khác và phải đến lúc đó chúng ta mới có thể biết hai bên đã nhất trí, thỏa thuận đƣợc với nhau hay không nên các văn bản đƣợc soạn thảo và kiểm soát rất chi tiết.

Ngƣời Brazil rất coi trọng những mối quan hệ làm ăn lâu dài và đúng đắn, vì vậy khi giao dịch với đối tác Brazil, tốt hơn hết là các chúng ta cần phải có một ngƣời trung gian không chỉ giúp cho việc tạo lập mối quan hệ, mà còn giúp chúng ta giải quyết các tình huống xảy ra, từ đó tạo đƣợc lòng tin đối với đối tác của mình.

Giao tiếp: ngƣời Brazil rất thích giao tiếp nên khi nói chuyện họ

thƣờng nhìn thẳng vào mắt đối phƣơng, chú ý lắng nghe, sử dụng nhiều ngôn ngữ cơ thể, hay chạm vào cơ thể đối phƣơng và sử dụng rất nhiều các thán từ.

Thời gian: Khi muốn gặp gỡ đối tác Brazil, chúng ta nhất thiết phải có

lịch hẹn trƣớc nhiều ngày, ít nhất là 2 tuần. Trong văn hoá KD của ngƣời Brazil, vấn đề đúng giờ trong các cuộc hẹn không phải là vấn đề quá quan trọng. Một trong những nguyên nhân dẫn đến việc chậm trễ là do vấn đề giao

thông ở các thành phố lớn. Ở Brazil, chờ đợi trong các cuộc hẹn cũng đƣợc xem là một phần của công việc. Tuy nhiên, sự trễ hẹn chỉ có thể khi chúng ta gặp gỡ tại cơ quan, cơ sở giao dịch của họ, còn đối với các bữa tiệc bàn chuyện KD hoặc các cuộc gặp gỡ tại nhà hàng thì ngƣời Brazil luôn đúng giờ và đòi hỏi chúng ta cũng phải rất chú ý tới yếu tố thời gian. Trong các cuộc gặp gỡ, ngƣời Brazil tỏ ra khá thoải mái, tuy nhiên không khí trong buổi gặp đầu tiên vẫn là không khí trang nghiêm.Giờ hành chính tại Brazil bắt đầu từ 8h30 đến 17h30, và thời gian tốt nhất để chúng ta sắp lịch hẹn là từ khoảng 10h đến 12h hoặc từ 3h đến 5h. Tuy nhiên, chúng ta cần phải chú ý không nên gặp gỡ vào tháng Giêng và tháng 2-tháng lễ hội ở Brazil, trong đó có lễ Carnaval.

Thực tiễn KD: khi thƣơng lƣợng với các doanh nhân Brazil, họ thƣờng

tính toán bằng USD. Các mối quan hệ cá nhân đóng vai trò hết sức quan trọng và có thể ảnh hƣởng rất nhiều đến công việc KD, nên chúng ta có mối quan hệ trong nƣớc. Mặc dù nhiều ngƣời Brazil có thể nói tiếng Anh, nhƣng một vài ngƣời trong số họ cảm thấy thoải mái hơ nếu có phiên dịch viên. Thêm vào đó, tất cả các tài liệu văn bản ban đầu với các đối tác KD quan trọng nên sử dụng tiếng Bồ Đào Nha hoặc tiếng Anh. Các doanh nhân không bao giờ quá thẳng thắn và họ thƣờng không bao giờ nói “không”. Các cuộc thƣơng lƣợng công việc quan trọng không đƣợc giải quyết qua điện thoại hoặc thƣ từ. Nhiều nhà KD Brazil không có phản ứng tốt trƣớc các cuộc viếng thăm nhanh chóng và không thƣờng xuyên của các đại diện bán hàng nƣớc ngoài. Họ thích các mối quan hệ công việc lâu dài. Ngƣời mua hàng Brazil cũng quan tâm nhiều đến các dịch vụ sau bán hàng của nhà xuất khẩu.

4.4.1.4 Yếu tố dân số

Theo thống kê của Tổng cục dân số thế giới, dân số Brazil đã tăng rất nhanh từ hơn 190 triệu ngƣời năm 2010 lên đến hơn 200 triệu ngƣời năm 2013, đứng thứ 5 trên thế giới. Dân số Brazil có cơ cấu dân số tƣơng đối trẻ, tỷ trọng trẻ em dƣới 15 tuổi chiếm 23,1% và tỷ trọng dân số từ 65 tuổi trở lên chiếm 8% với mức tuổi trung bình là 30,3 tuổi và tuổi thọ trung bình 73,03 tuổi. Với sự gia tăng nhanh cùng xu hƣớng dân số chuyển từ dân số trẻ sang dân số già với tầng lớp trung lƣu ngày càng tăng khoảng 40 triệu ngƣời năm 2013 và sống lâu hơn cha mẹ của họ hiện mang lại cơ hội và thách thức cho quá trình phát triển của Brazil.

Với cơ cấu dân số hiện tại thì nhu cầu về thực phẩm đặc biệt là thủy sản là rất cao (bởi nó cung cấp chất đạm, các vitamin A, D, E, … rất tốt cho sức khỏe và rất dễ chế biến) đồng thời họ có khả năng chi trả cho tiêu dùng hằng ngày. Điều này tạo ra thuận lợi cho công ty xuất khẩu cá tra sang Brazil.

4.4.1.5 Yếu tố tự nhiên

Brazil là một quốc gia rộng lớn, trải rộng gần một nửa Nam Mỹ và đứng thứ 5 trên thế giới sau Nga, Canada, Mỹ và Trung Quốc. Từ tháng 10/2012, tổng thống Brazil đã công bố kế hoạch phát triển nghề cá và nuôi trồng thủy sản nhằm biến Brazil trở thành nƣớc nuôi trồng thủy sản dẫn đầu thế giới vào năm 2020. Để thực hiện kế hoạch trên, tổng thống Brazil đã thực hiện nhiều biện pháp nhƣ cải thiện điều kiện tiếp cận nguồn vốn tín dụng ƣu đãi, đầu tƣ hỗ trợ kỹ thuật nuôi trồng thủy sản, tăng cƣờng thành lập các hợp tác xã đánh cá và đầu tƣ nghiên cứu để tăng năng suất. Thêm vào đó, Brazil chiếm 13% lƣợng nƣớc ngọt trên thế giới nên trong tƣơng lai đây là môi trƣờng tiềm năng cho phát triển nuôi trồng thủy sản. Chẳng hạn, cá rô phi không chỉ là loài đƣợc ƣa thích nhất ở bang Ceará mà còn đứng đầu trong các sản phẩm thủy sản đƣợc tiêu thụ ở Brazil. Khối lƣợng cá rô phi tiêu thụ tại Brazil trong những năm gần đây cũng tăng do có sự thay đổi phƣơng thức sản xuất, đó là cá rô phi đƣợc phát triển nuôi trong lồng và cho ăn thức ăn công nghiệp. Năm 2012, ƣớc sản lƣợng cá rô phi nuôi nội địa của Brazil đạt 30.000 tấn, tăng so với 20.000 tấn của năm 2011. Đây là thách thức cho các DN xuất khẩu thủy sản Việt Nam.

4.4.1.6 Quan hệ thƣơng mại Việt Nam-Brazil

Quan hệ thương mại

Việt Nam và Brazil thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 8/5/1989. Ta mở Tổng Lãnh sự quán tại Sao Paulo (1/1998) và nâng cấp thành Đại sứ quán (8/2000). Brazil mở Đại sứ quán tại Hà Nội tháng 9/1994 và là nƣớc Nam Mỹ

Một phần của tài liệu một số giải pháp marketing nhằm thúc đẩy xuất khẩu cá tra sang thị trường brazil của công ty xuất nhập khẩu thủy sản cần thơ (caseamex) giai đoạn 20112013 (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)