Đối thủ cạnh tranh

Một phần của tài liệu một số giải pháp marketing nhằm thúc đẩy xuất khẩu cá tra sang thị trường brazil của công ty xuất nhập khẩu thủy sản cần thơ (caseamex) giai đoạn 20112013 (Trang 65 - 68)

7. Kết luận (Ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài các các

4.4.1.7 Đối thủ cạnh tranh

a) Đối thủ cạnh tranh ngoài nước

Brazil tăng cƣờng nhập khẩu phile cá đông lạnh từ các nƣớc trên thế giới, chủ yếu là phile cá tuyết, cá minh thái Alaska và cá tra. Các nƣớc xuất khẩu phile cá đông lạnh hàng đầu vào Brazil là Trung Quốc, Chile, Việt Nam, Argentina.

Trung quốc: Là đối thủ mạnh nhất trong ngành xuất khẩu thủy sản

Việt Nam nói chung và CASEAMEX nói riêng. Với diện tích lớn thứ 4 trên thế giới (9,6 triệu km2 ), khí hậu từ ôn đới đến cận nhiệt đới, từ vùng biển đến núi cao, các vùng nuôi cá tập trung ở miền duyên hải phía Đông, phía Nam. Từ năm 2000, Trung Quốc thực hiện công cuộc cải cách, mở cửa kinh tế, coi thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài là chiến lƣợc quan trọng và là bàn đạp cho kinh tế nƣớc này tiến mạnh trên con đƣờng công nghiệp hóa nên có rất nhiều nhà sản xuất thủy sản trên thế giới đã xây dựng các cơ sở chế biến tại Trung Quốc nhờ vào lợi thế lao động và các chính sách môi trƣờng-xã hội. Nhờ vào đó, Trung Quốc có đội ngũ công nhân lành nghề, cơ sở hạ tầng tốt, khả năng tiếp cận vốn và quy mô sản xuất tối ƣu, Trung Quốc đƣợc mệnh danh là “nhà máy thủy sản” của thế giới. Theo số liệu của tạp chí Thƣơng mại thủy sản (Vietfish), năng lực sản xuất thủy sản Trung Quốc vừa đáp ứng đƣợc nhu cầu trong nƣớc vừa đáp ứng đƣợc nhu cầu thế giới đóng góp trên 40% tổng sản lƣợng thủy sản toàn cầu. Đặc biệt, sản lƣợng nuôi thủy sản Trung Quốc chiếm đến 60% sản lƣợng nuôi của thế giới, lớn hơn rất nhiều so với sản lƣợng khai thác trong tự nhiên. Trong năm 2011, kim ngạch xuất khẩu thủy sản Trung Quốc gần 19 tỉ USD, năm 2012 kim ngạch đạt hơn 20 tỉ USD. Các thị trƣờng xuất khẩu thủy sản chính của nƣớc này là Mỹ, EU, ASEAN, Nhật, Brazil,…Các mặt hàng xuất khẩu chính của Trung Quốc là cá fillet, cá và trứng cá chế biến, cá đông lạnh. Sự phát triển mạnh mẽ của thủy sản Trung Quốc là thách thức của ngành thủy sản Việt Nam nói chung và CASEAMEX nói riêng khi muốn mở rộng thị trƣờng xuất khẩu.

Chile: Nhờ quá trình cải cách và mở cửa thị trƣờng gồm giảm thuế

nhập khẩu, đàm phán ký kết các hiệp định thƣơng mại tự do song phƣơng (FTA) và các hiệp định kinh tế bổ sung với các quốc gia( khu vực tự do Nam

Mỹ với Brazil) và tiến hành quá trình xúc tiến thƣơng mại để xuất khẩu các sản phẩm của Chile ra thị trƣờng thế giới. Chẳng hạn trƣớc 197, biểu thuế nhập khẩu Chile cho tất cả các mặt hàng là 200%, mức thuế này làm hạn chế việc nhập khẩu nguyên liệu, kìm hãm sản xuất và làm gia tăng việc buôn lậu hàng hóa. Chile đã hạ biểu thuế này xuống 12% vào năm 1995, sau đó hạ mỗi năm 1% và duy trì mức thuế 6% từ năm 2003 đến nay. Theo thống kê của trang www.cia.gov trong năm 2013, Chile xuất siêu với kim ngạch xuất khẩu ƣớc tính đạt 77.94 nghìn tỉ USD với các mặt hàng chủ yếu nhƣ rƣợu vang, đồng, selen, rau (hành, tỏi, măng tây, củ cải,cà chua) và hải sản (cá hồi, hào, sò điệp, trai và cá bơn phile lột da). Sở dĩ Brazil nhập khẩu thủy sản lớn thứ 2 sau Trung Quốc vì các lý do sau. Thứ nhất, tầng lớp trung lƣu của Brazil ngày càng tăng và nhu cầu đối với mặt hàng thủy sản giàu protein tăng. Thứ hai, Chile cũng là một quốc gia ở Nam Mỹ, có vị trí địa lý gần hơn so với các quốc gia khác nên làm giảm thiểu chi phí khi nhập khẩu hàng hóa vào Brazil. Thứ ba, Chile thực hiện chính sách mở cửa thông thoáng nhất khu vực Mỹ Latinh nên hàng hóa phải vừa có chất lƣợng cao, vừa có giá cả cạnh tranh với hàng hóa nhập khẩu ở trong nƣớc. Thứ tƣ, Chile có chiều dài bờ biển khoảng 6.435km thích hợp cho việc nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là cá hồi bởi đặc điểm của loài cá sống trong môi trƣờng “nƣớc động”. Theo thống kê của VASEP, trong năm 2013 Chile kim ngạch xuất khẩu cá hồi Chile sang Brazil đạt 485,5 triệu USD tăng gấp 3 lần so với giá trị xuất khẩu của 2008, trong đó khối lƣợng xuất khẩu cá hồi sang Brazil tăng 14%.

Argentina: Cũng giống nhƣ Chile, Argentina nằm ở Nam Mỹ, với phần

lớn diện tích quốc gia là đồng bằng và khí hậu ôn hòa. Argentina tiếp tục thực hiện chính sách đối ngoại cân bằng tại khu vực, đề cao liên kết và hợp tác khu vực, trong đó Argentina cũng cố quan hệ với Chile, Brazil. Quốc gia này là nền kinh tế lớn thứ 3 ở Nam Mỹ sau Brazil và Mexico, có truyền thống sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi đại gia súc. Nền công nghiệp khá phát triển với các ngành mũi nhọn nhƣ chế biến thực phẩm, dầu khí, luyện kim. Theo VASEP, tính tới 11/2013 Argentina xuất khẩu 409.201 tấn thủy sản, tăng 1,2% so với cùng kỳ năm ngoái (403.970 tấn), mặt hàng xuất khẩu chính của quốc gia này là cá tuyết hake với 110.879 tấn, mực ống và cá cơm. Ba thị trƣờng xuất khẩu thủy sản chính của Argentina là Tây Ban Nha, Brazil và Mỹ.

b) Đối thủ cạnh tranh trong nước

Điều kiện tự nhiên ở đồng bằng Sông Cửu Long thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản nên các công ty thủy sản ở đây đƣợc xem là đối thủ cạnh tranh trực tiếp của công ty CASEAMEX. Lĩnh vực KD chính của các công ty này xuất khẩu các sản phẩm từ cá tra và cá basa. Mặc dù kinh tế phục hồi chậm

hơn dự báo, thị trƣờng xuất khẩu gặp nhiều khó khăn, giá xuất khẩu giảm nhƣng không vì thế mà sự cạnh tranh ngay trên chính sân nhà giảm nhiệt.

Hiện nay, trong khu vực thành phố Cần Thơ có rất nhiều công ty KD thủy sản nhƣ công ty cổ phần (CTCP) Thủy sản Cafatex, Biển Đông, Phƣơng Đông, Khánh Hoàng,... nhƣng xét về sự tƣơng đồng về ngành nghề KD chính, sản phẩm chủ đạo và quy mô thƣơng mại thì 2 công ty là đối thủ cạnh tranh chính của công ty là CTCP Thủy sản Mekong và CTCP Hùng Vƣơng.

Bảng 4.9: Tổng hợp điểm mạnh, điểm yếu của 2 đối thủ cạnh tranh trong nƣớc

Tiêu chí Điểm mạnh Điểm yếu

Công ty cổ phần thủy sản Mekong -Nguồn tài chính mạnh. Giữ vững thị trƣờng truyền thống và mở rộng thị trƣờng xuất khẩu mới. -Chất lƣợng sản phẩm ổn định trên tiêu chuẩn Global Gap và ASC. -Cắt giảm các khoản chi tiêu không cần thiết để hạ giá thành.

-Chủ động đƣợc 50% nguồn nguyên liệu đầu vào, 50% còn lại phải hợp tác với nông dân.

Công ty cổ phần Hùng Vƣơng

-Quy trình sản xuất khép kín từ con giống đến chế biến và xuất khẩu.

-Chất lƣợng sản phẩm cao.

-Máy móc thiết bị hiện đại.

-Quá chú trọng vào thị trƣờng truyền thống.

Đối thủ cạnh tranh thứ nhất: Công ty cổ phần thủy sản MEKONG

(MEKONGFISH) đƣợc đặt tại KCN Trà Nóc, TP. Cần Thơ thành lập năm 2002 là DN có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực chế biến thủy sản xuất khẩu. Với chủ trƣờng không đầu tƣ tràn lan trên cơ sở tăng cƣờng công suất chế biến cá tra đạt hơn 12.000.000 tấn/năm với đội ngũ nhân viên 674 ngƣời. Công ty đã hình thành 2 ngƣ trƣờng nuôi cá và hiện đại hóa hệ thống băng chuyền chuyển cá từ thuyền lên thẳng phân xƣởng chế biến qua hệ thống cân điện tử và các thiết bị xử lý chế biến cá làm giảm tiêu hao định mức chế biến, đồng thời chất lƣợng sản phẩm đƣợc nâng cao. Trong năm 2013, kim ngạch xuất

khẩu của Mekongfish đạt 21,88 tỉ USD, lợi nhuận sau thuế đạt 8,19 tỉ đồng. Trong đó EU, Nga, Ukraina là thị trƣờng truyền thống đồng thời công ty mở rộng, phát triển xuất khẩu sang thị trƣờng Brazil và Trung Đông. Tuy nhiên, hiện tại công ty chỉ chủ động 50% nguồn nguyên liệu cung cấp cho sản xuất, 50% nguồn nguyên liệu còn lại phải đầu tƣ, hợp tác với nông dân. Nếu xảy ra tình trạng khan hiếm nguyên liệu, công ty rất dễ bị chèn giá, ép giá khi thu mua nguyên liệu để tiếp tục sản xuất.

Đối thủ cạnh tranh thứ hai: Công ty cổ phần Hùng Vƣơng (HUNGVUONGCOOPORATION) đƣợc thành lập và đi vào hoạt động từ năm 2003 tại khu công nghiệp Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang. Sau 11 năm hoạt động, Hùng Vƣơng tự hào trở thành DN chế biến cá da trơn xuất khẩu lớn thứ 8 Việt Nam với kim ngạch 105.6 triệu USD năm 2013 và là DN duy nhất ở Việt Nam có quy trình sản xuất khép kín từ sản xuất thức ăn chăn nuôi đến nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu thủy sản. Năm 2012, công ty tiếp tục đầu tƣ nuôi trồng cá tra nguyên liệu trên cơ sở các vùng nuôi có sẵn tại Bến Tra, Vĩnh Long, Tiền Giang, An Giang, Đồng Tháp, Trà Vinh với tổng diện tích nuôi trồng là 345ha. Công ty có 12 nhà máy chế biến trực thuộc với trang thiết bị hiện đại, tổng công suất chế biến theo thiết kế đạt hơn 1.100 tấn/ngày. Ngoài ra, công ty luôn chủ động đƣợc nguồn thức ăn đạt tiêu chuẩn chất lƣợng nhờ đầu tƣ vào 2 đơn vị sản xuất thức ăn thủy sản và công ty còn sở hữu 2 kho lạnh đƣợc trang bị hiện đại, có sức chứa lớn. Công ty quá chú trọng vào thị trƣờng truyền thống nhƣ EU, Mỹ mà chƣa chú ý mở rộng KD sang các thị trƣờng mới nên khó tránh khỏi rủi ro khi nhu cầu tiêu thụ thủy sản ở thị trƣờng truyền thống giảm.

Một phần của tài liệu một số giải pháp marketing nhằm thúc đẩy xuất khẩu cá tra sang thị trường brazil của công ty xuất nhập khẩu thủy sản cần thơ (caseamex) giai đoạn 20112013 (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)