Chức năng và nhiệm vụ của công ty

Một phần của tài liệu một số giải pháp marketing nhằm thúc đẩy xuất khẩu cá tra sang thị trường brazil của công ty xuất nhập khẩu thủy sản cần thơ (caseamex) giai đoạn 20112013 (Trang 29)

7. Kết luận (Ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài các các

3.1.3 Chức năng và nhiệm vụ của công ty

3.1.3.1 Chức năng

- Nuôi trồng, thu mua các loại thủy sản.

- Buôn bán nông, lâm sản nguyên liệu (trừ gỗ, tre, nứa) và động vật sống.

- Chế biến thực phẩm đông lạnh xuất khẩu. - Gia công, chế biến cho đơn vị bạn.

- Dùng ngoại tệ thu đƣợc từ xuất khẩu để nhập khẩu những mặt hàng tiêu dùng, hóa chất, thiết bị và vật tƣ phục vụ cho việc chế biến thủy sản.

3.1.3.2 Nhiệm vụ

- Chế biến KD thủy sản xuất khẩu theo đúng quy trình chế biến hang xuất khẩu, đảm bảo đủ số lƣợng, chất lƣợng và thời hạn hợp đồng.

- Khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn, đảm bảo đầu tƣ mở rộng sản xuất, đổi mới trang thiết bị,cân đối giữa nguồn vốn của công ty với xuất khẩu và nhập khẩu và tăng dần tích lũy.

- Khuyến khích phát triển sản xuất, nâng cao chất lƣợng sản phẩm, mở rộng thị trƣờng trong và ngoài nƣớc.

- Thực hiện đầy đủ và nghiêm túc các thủ tục đăng ký KD và hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật.

- Tạo công ăn, việc làm và chăm lo đời sống cho các cán bộ nhân viên của công ty.

- Thƣc hiện tốt các chính sách, chế độ quản lý tài sản, lao động, tiền lƣơng để đảm bảo công bằng xã hội. Bên cạnh đó, công ty còn thực hiện tốt công tác bảo vệ an toàn lao động, bảo vệ môi trƣờng và trật tự an toàn xã hội.

- Đƣợc quyền quy định một cách độc lập các hoạt động sản xuất KD và chịu trách nhiệm độc lập bằng các tài sản riêng của công ty.

- Đƣợc quyền ký kết hợp đồng trực tiếp với các công ty quốc doanh, tƣ nhân trong và ngoài nƣớc.

- Đƣợc quyền mở rộng và phát triển quy mô hoạt động xuất khẩu hay thu hẹp.

- Đƣợc quyền giới thiệu các sản phẩm của mình cho thị trƣờng trong và ngoài nƣớc theo quy định.

- Đƣợc vay vốn tại các ngân hàng để phục vụ nhu cầu sản xuất KD.

3.1.4 Vai trò và phạm vi hoạt động của công ty 3.1.4.1 Vai trò 3.1.4.1 Vai trò

Nhằm đáp ứng nhu cầu trong và ngoài nƣớc, công ty đã sản xuất một khối lƣợng thủy sản tƣơng đối lớn để thỏa mãn nhu cầu thị trƣờng. Vì thế, công ty đã góp phần đẩy cho ngành chế biến, nuôi trồng, khai thác thủy sản, dịch vụ vận tải cũng phát triển theo và đặc biệt là góp phần giải quyết việc làm, mang lại thu nhập ổn định cho khoảng 1.225 cán bộ của công ty. Từ những yếu tố trên, ta có thể thấy vài trò, vị trí của công ty đối với nền kinh tế của Đồng bằng Sông Cửu Long và nền kinh tế cả nƣớc.

3.1.4.2 Phạm vi hoạt động của công ty

Tổ chức mạng lƣới nuôi trồng, chế biến và kinh doanh chủ yếu các mặt hàng thủy sản xuất khẩu cho thị trƣờng trong và ngoài nƣớc. Về hoạt động xuất khẩu, công ty chế biến và nuôi trồng nông, thủy sản. Về hoạt động nhập khẩu, công ty chủ yếu nhập các vật tƣ, máy móc, thiết bị phục vụ cho sản xuất.

3.1.5 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty 3.1.5.1 Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty 3.1.5.1 Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty

Hình 3.1: Cơ cấu tổ chức công ty CASEAMEX

Nguồn: Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu công ty Caseamex, 2013

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ TỔNG GIÁM ĐỐC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC Phòng kinh doanh XNK Phòng cơ điện lạnh Phòng kĩ thuật vi sinh Phòng kế toán tài vụ Phòng cung ứng BAN KIỂM SOÁT Ban quản đốc phân xƣởng Phòng tổ chức hành chính Phân xƣởng thành phẩm Phân xƣởng sản xuất TRỢ LÝ TỔNG GIÁM ĐỐC BAN NGUYÊN LIỆU

3.1.5.2 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban Hội đồng quản trị Hội đồng quản trị

Là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định và thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị có quyền quyết định chiến lƣợc, kế hoạch phát triển trung hạn, kế hoạch KD hằng năm của công ty và quyết định cơ cấu tổ chức và quy chế quản lý nội bộ công ty.

Ban giám đốc

Ban giám đốc có chức năng trực tiếp điều hành, và phân công nhiệm vụ để giải quyết các công việc hàng ngày của công ty. Chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị và trƣớc pháp luật về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ đƣợc giao.

Tổng giám đốc có quyền quyết định cao nhất trong Ban giám đốc- là ngƣời điều hành hoạt động hằng ngày của công ty và chịu trách nhiệm trƣớc Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ đƣợc giao. Tổng giám đốc là ngƣời đại diện theo pháp luật của công ty. Dƣới tổng giám đốc là một phó giám đốc rồi đến các giám đốc của các phòng ban.

Các phòng ban

Phòng tổ chức- hành chính

Tham mƣu cho tổng giám đốc về việc xây dựng mô hình tổ chức của công ty và các đơn vị trực thuộc, quản lý việc tuyển dụng, đào tạo lao động, phân công tiền lƣơng, tổ chức các biện pháp nhằm đẩy mạnh phong trào thi đua trong toàn công ty, thực hiện trực tiếp công tác hành chính, văn thƣ, quản trị của văn phòng và quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty.

Phòng kế toán tài vụ

Đề xuất các hình thức, giải pháp cần thiết để quản lý, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn, đảm bảo cung ứng đủ vốn cho hoạt động sản xuất KD và các hoạt động khác của công ty, kiểm tra các hoạt động tài chính kế toán của các đơn vị trực thuộc công ty, xây dựng quy trình thu chi tài chính và giúp Hội

đồng quản trị và tổng giám đốc kiểm soát đồng tiền trong các hoạt động của công ty.

Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu

Soạn thảo các hợp đồng kinh tế, tổ chức thực hiện và theo dõi tình hình thực hiện các hợp đồng xuất nhập khẩu, cung cấp toàn bộ số liệu, tài liệu cần thiết cho việc điều hành sản xuất KD của công ty. Xây dựng kế hoạch cho việc xuất khẩu, chịu trách nhiệm trong công tác xuất nhập khẩu, các thủ tục xuất khẩu hàng hóa, tìm hiểu các thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm ở trong và ngoài nƣớc.

Phòng kỹ thuật vi sinh

Nghiên cứu và áp dụng các tiêu chuẩn, quy định về kỹ thuật, đảm bảo chất lƣợng sản phẩm đầu ra, kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy định về chất lƣợng sản phẩm. Lập báo cáo định kỳ về việc quản lý kỹ thuật, chất lƣợng, tiến độ và an toàn của sản phẩm cho ban giám đốc.

Phòng cung ứng

Đề xuất, quản lý kế hoạch mua hàng và cung ứng nguyên liệu đầu vào, các trang thiết bị phục vụ cho quá trình sản xuất. Kiểm tra chất lƣợng và tiến độ cung ứng nguyên vật liệu, đảm bảo cung ứng đúng số lƣợng, chất lƣợng, thời hạn và tiết kiệm chi phí nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất KD.

Phòng cơ điện lạnh

Theo dõi, kiểm tra thƣờng xuyên hoạt động của các máy móc của nhà, xƣởng sản xuất, bảo dƣỡng và lập kế hoạch bảo dƣỡng định kỳ cho các loại máy móc, đề xuất phƣơng án khắc phục rủi ro của máy móc thiết bị. Tham mƣu cho tổng giám đốc về việc đƣa máy móc hoạt động sau khi đã sửa chữa, thay thế, bảo dƣỡng sau khi đã chạy thử.

Ban giám đốc phân xưởng

Thực hiện chức năng, nhiệm của xƣởng theo quy định của ban giám đốc, xây dựng phƣơng án hoạt động đảm bảo tốc độ sản xuất của nhà máy, hƣớng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ cho công nhân, phối hợp với các bộ phận khác trong công ty trong quá trình hoạt động.

3.2 GIỚI THIỆU MỘT SỐ MẶT HÀNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY

Hiện nay, các mặt hàng chế biến xuất khẩu chủ yếu của công ty CASEAMEX là các sản phẩm từ cá tra loại cá ngon, thịt trắng, giá cả cạnh tranh so với các loại cá thịt trắng khác và các sản phẩm thủy sản khác nhƣ ếch, tôm.

Theo loại sản phẩm: hiện tại công ty cung cấp các sản phẩm nhƣ cá tra

fillet, cá tra nguyên con, cá tra cắt khúc trong đó các sản phẩm cá fillet chiếm 70% doanh thu trung bình hàng năm của công ty. Đây là các sản phẩm chủ yếu đƣợc mang đi xuất khẩu sang các thị trƣờng khác. Bên cạnh đó, công ty CASEAMEX còn KD các loại thủy sản khác nhƣ cá basa đông lạnh, tôm sú, tôm càng HOSO/HLSO, PD, CPT, đùi ếch, bạch tuột, mực và lƣơn.

Theo kích cỡ và đóng gói: tùy theo đơn đặt hàng và yêu cầu khác nhau

ở mỗi thị trƣờng, sản phẩm chế biến đƣợc đóng gói theo nhiều kích cỡ và trọng lƣợng khác nhau. Hai hình thức đóng gói chủ yếu của công ty là đông khối (block) và đông rời (IQF). Cụ thể, đông khối thƣờng có trọng lƣợng lớn hơn (5kg, 10kg), giá thành thấp hơn đông rời còn đông rời có khối lƣợng nhỏ và đóng gói riêng biệt.

Các sản phẩm chế biến của công ty có chất lƣợng cao nên có thể xuất khẩu vào các thị trƣờng khó tính nhƣ EU, Mỹ, Nhật và các thị trƣờng khác ở châu Á, châu Mỹ và châu Âu.

3.3 THỰC TRẠNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRONG GIAI ĐOẠN 2011-2013

Bảng 3.1: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty CASEAMEX giai đoạn 2011-2013 Số TT Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Chênh lệch 2012-2011 2013-2012 +/- % +/- % 1. Tổng doanh thu 943.648 721.977 741.735 (221.671) (23,49) 19.758 2,74

1a Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp

dịch vụ 928.932 713.691 724.055 (215.241) (23,17) 10.364 1,45

1b Doanh thu từ hoạt động tài chính 14.542 5.046 12099 (9.496) (65,30) 7.053 139,77

1c Doanh thu khác 174 3.240 5581 3.066 1762,07 2.341 72.25

2. Tổng chi phí 896.153 720.314 729.974 (175.839) (19,62) 9.660 1,34

2a Giá vốn hàng bán 771.249 621.139 635397 (150.110) (19,46) 14.258 2.295

2b Chi phí tài chính 36.623 26.918 30.275 (9.705) (26,50) 3.357 12,47

2c Chi phí bán hàng 72.492 65.873 58.482 (6.619) (9,13) (7.391) (11.22)

2d Chi phí quản lí doanh nghiệp 15.615 5.872 5.249 (9.743) (62,40) (623) (10,61)

2e Chi phí khác 174 512 571 338 194,25 59 11,52

3. Tổng lợi nhuận 47.495 1.663 11.761 (45.832) (96.5) 10.098 607,22

3a Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 47.495 (1.065) 6751 (48.560) (102.24) 7.816 -

3b Lợi nhuận khác 0 2.728 5010 2.728 - 2.282 83.65

3.3.1 Về doanh thu

Qua bảng số liệu trên ta thấy tình hình xuất khẩu thủy sản của công ty CASEAMEX có xu hƣớng giảm trong giai đoạn 2011 đến 2013 từ 943.648 triệu đồng xuống 741.735 triệu đồng. Hình ảnh cá tra Việt Nam bị đƣa vào “danh sách đỏ” và bị bôi xấu ở một số thị trƣờng nhƣng nhờ nỗ lực hết mình của ngành thủy sản mà hình ảnh cá tra dần đƣợc khôi phục vào cuối năm 2011 nên tổng doanh thu của công ty đạt cao nhất trong giai đoạn này. Điều này cũng chứng tỏ công ty có nhiều nỗ lực tìm kiếm khách hàng, không ngừng nâng cao năng suất, chất lƣợng quản lý và quy mô xuất khẩu. Năm 2012 là một năm đầy khó khăn với ngành thủy sản Việt Nam nói chung cũng nhƣ công ty CASEAMEX nói riêng, đặc biệt là sau khi công ty đã có những “đột phá” vƣợt bậc ở năm 2011, tổng doanh thu của công ty giảm 23,49% so với năm 2011. Trong năm 2012, bối cảnh nền kinh tế thế giới tiếp tục bị ảnh hƣởng bởi khủng hoảng tài chính, kinh tế thế giới kéo dài đặc biệt là các nƣớc thuộc khối EU đối mặt với cuộc khủng hoảng nợ công làm ảnh hƣởng đến khả năng mua hàng và khả năng thanh toán của các nhà nhập khẩu trong khối (EU- một trong những thị trƣờng xuất khẩu thủy sản chính của nƣớc ta) và nhiều nƣớc nhập khẩu khác nhƣ Nhật Bản và Hàn Quốc đã dựng rào cản kỹ thuật về dƣ lƣợng chất Ethoxyquin với tôm Việt Nam làm ảnh hƣởng đến ngành thủy sản nƣớc nhà. Doanh thu thuần về bán hàng và cung ấp dịch vụ (DTTVBH&CCDV) của công ty đạt 713.691 triệu đồng, giảm 23,17% so với năm 2011 có thể đƣợc xem là dấu hiệu đáng khích lệ của công ty sau nhiều cố gắng trƣớc tình hình khó khăn trên. Năm 2013, tình hình kinh tế thế giới vẫn chƣa có nhiều chuyển biến tích cực và khó khăn nối tiếp khó khăn, các DN xuất khẩu cá tra lại vấp phải rào cản từ thị trƣờng Mỹ và EU tiếp tục đƣa ra nhiều rào cản tiêu chuẩn và môi trƣờng khắt khe hơn khi cho rằng DN nƣớc ta bán phá giá và các thị trƣờng khác lại tăng không đáng kể. Hơn nữa, khó khăn chung về khả năng tiếp cận vốn, nguồn nguyên liệu, và sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các DN vẫn còn tiếp diễn. Công ty CASEAMEX có thể tự cung cấp phần lớn nguồn nguyên liệu và luôn cố gắng tìm kiếm đơn hàng mới mặc dù vẫn chịu ảnh hƣởng của khó khăn chung nên DTBH&CCDV tăng nhẹ 10.364 triệu tức 1,45% so với năm 2012. Công ty CASEAMEX hƣởng lợi từ doanh thu từ hoạt động động tài chính trong năm 2013 là 7.053 triệu đồng, tức là tăng 139,77% so với năm 2012 chủ yếu do ngân hàng Nhà nƣớc đã chính thức điều chỉnh giá USD mua vào từ mức 20.826 đồng/USD lên 21.100 đồng/USD tăng gần 274 đồng từ đầu tháng 8/2013. Việc ngân hàng Nhà nƣớc tăng giá mua USD giúp các DN xuất khẩu có những lợi thế nhất định và cả ngƣời nông dân cũng đƣợc

lợi vì khi đó giá mua nguyên liệu đầu vào sẽ tăng và ngƣời nuôi trồng thủy sản sẽ bán đƣợc giá cao hơn.

3.3.2 Về chi phí

Chi phí của công ty CASEAMEX trong giai đoạn 2011-2013 có những biến động lớn. Tổng chi phí trong năm 2011 là 896.153 triệu đồng, đến năm 2012 tổng chi phí giảm còn 720.314 triệu đồng, nhƣng đến hết năm 2013 tổng chi phí tăng lên 729.974 triệu đồng. Trong năm 2012, chi phí bán hàng và chi phí quản lý DN lần lƣợt giảm 9,13% và 62,4% so với năm 2011 do hoạt động sản xuất giảm, đơn đặt hàng ít và công ty đã giảm số ngƣời lao động, chi phí tiếp khách, vận chuyển hƣớng dẫn, quảng cáo,…. Công ty CASEAMEX tích cực tìm kiếm nguồn vốn vay lãi suất thấp nên chi phí tài chính trong năm 2012 giảm 9.705 triệu đồng tƣơng đƣơng 26,5% so với năm 2011. Đặc biệt, giá vốn hàng bán đã giảm 19,46% so với năm 2011 nhƣng chiếm tỷ trọng quá cao so với các loại chi phí khác. Đậu nành chiếm tỷ lệ cao trong thức ăn nuôi cá tra, do đậu nành bị mất mùa ở nhiều nƣớc và giá bột cá thế giới tăng cao nên thức ăn nuôi cá cũng tăng 15-20%. Bên cạnh đó, giá thuốc thủy sản tăng 10-15%, giá điện và giá nƣớc tăng 5-10% đã đẩy giá vốn hàng bán của công ty CASEAMEX chiếm tỷ lệ cao. Hoạt động KD của công ty CASEAMEX trong năm 2013 không mấy tăng trƣởng nên ít làm ảnh hƣởng đến các loại chi phí. Trong đó, chi phí bán hàng lần lƣợt giảm 7.391 triệu đồng tƣơng đƣơng giảm 26,4% so với năm 2012 do công ty vẫn tiếp tục thực hiện việc cắt giảm các chi phí không cần thiết nhƣ năm 2012 và cắt giảm quảng cáo tại các thị trƣờng có mức tiêu thụ giảm để tập trung cho các thị trƣờng khác. và chi phí quản lý DN giảm 623 triệu đồng tƣơng đƣơng 10,61% vì công ty đã sàng lọc, tuyển thêm những nhân viên có trình độ tay nghề cao đồng thời cắt giảm lƣợng nhân viên tay nghề, kinh nghiệm còn yếu kém. Chi phí tài chính của công ty cũng giảm do công ty đã quản lý tốt và sử dụng tốt nguồn vốn vay và giảm áp lực nợ. Giá vốn hàng bán năm 2013 tăng 635.397 triệu đồng tƣơng đƣơng 2,29 % do hoạt động sản xuất tăng, chi phí tài chính tăng 12,47% so với năm 2012 do ngân hàng Nhà nƣớc điều chỉnh tăng tỷ giá mua ngoại tệ từ ngày 07/08/2013 mức tăng cao kể từ năm 2011, chi phí quản lý DN giảm 10,62% do công ty tiếp tục cắt giảm nhân sự, giảm các khâu không cần thiết nhƣ năm 2012.

Một phần của tài liệu một số giải pháp marketing nhằm thúc đẩy xuất khẩu cá tra sang thị trường brazil của công ty xuất nhập khẩu thủy sản cần thơ (caseamex) giai đoạn 20112013 (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)