TỔNG HỢP CÁC ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU, CƠ HỘI VÀ THÁCH

Một phần của tài liệu một số giải pháp marketing nhằm thúc đẩy xuất khẩu cá tra sang thị trường brazil của công ty xuất nhập khẩu thủy sản cần thơ (caseamex) giai đoạn 20112013 (Trang 72)

7. Kết luận (Ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài các các

5.1 TỔNG HỢP CÁC ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU, CƠ HỘI VÀ THÁCH

THỨC CỦA CÔNG TY CASEAMEX THÔNG QUA PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÁ TRA VÀ MARKETING TẠI THỊ TRƢỜNG BRAZIL

5.1.1 Điểm mạnh

- Có vị trí thuận lợi, nằm trong khu công nghiệp Trà Nóc, cách trung tâm thành phố Cần Thơ khoảng 11km, phía trƣớc là trục đƣờng chính của khu công nghiệp; phía sau giáp sông Hậu, cách cảng Cần Thơ khoảng 4km và sân bay Trà Nóc 2km thuận lợi cho việc vận chuyển nguyên vật liệu chế biến, sản phẩm, trong và ngoài nƣớc kể cả đƣờng bộ, thủy, hàng không. Ngoài ra, đây cũng là vị trí trung tâm của Đồng bằng sông Cửu Long.

- Cơ sở vật chất ngày càng đƣợc nâng cao, công nghệ tiên tiến, dây chuyền sản xuất hiện đại với công suất 25.000 tấn/năm và tiến hành bảo trì, bảo dƣỡng, cải tiến máy móc liên tục nhằm đáp ứng nhiệm vụ đặt ra. Ngoài ra, công ty còn có hệ thống bến nhập nguyên liệu thuận lợi cho việc vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm.

- Tạo đƣợc mối quan hệ tốt với khách hàng Brazil, giữ vững mối quan hệ với khách hàng truyền thống nên sản lƣợng tiêu thụ ổn định.

- Chủ động đƣợc phần lớn nguồn nguyên liệu chế biến, tự cung tự cấp phần lớn nhu cầu nguyên liệu nên đảm bảo cho hoạt động sản xuất, mặt khác còn hƣởng lợi từ khâu chăn nuôi khi nguyên liệu tăng giá.

- Chất lƣợng sản phẩm của công ty đạt tiêu chuẩn quốc tế khi xuất khẩu sang Brazil nhƣ ISO 9001:2000, HACCAP, SSOP, GMP, BRC, SQF 1000, SQF 2000, áp dụng tiêu chuẩn Global Gap trong nuôi cá tra và thực hiện quy trình sản xuất khép kín, an toàn cho môi trƣờng. Đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, trình độ cao, nhiệt tình, không ngừng học hỏi, cập nhật thông tin, luôn năng động và sáng tạo.

Trình độ quản lý của ban lãnh đạo tốt nên các bộ phận trong, công ty hoạt động nhịp nhàng, phối hợp tốt lẫn nhau và có hiệu quả.

5.1.2 Điểm yếu

- Khả năng tài chính chƣa cao, thiếu vốn lƣu động để đáp ứng nhu cầu

động của công ty chủ yếu là vay ngân hàng do không còn nhận đƣợc gói cứu trợ từ Chính phủ.

- Phần lớn các sản phẩm xuất khẩu là sản phẩm sơ chế nhƣ cá tra fillet loại 1 và loại 2 chiếm 70% kim ngạch xuất khẩu nên giá không cao, công ty cần tiếp tục nghiên cứu, sản xuất và quảng bá các mặt hàng có giá trị cao hơn.

- Chƣa có chú trọng công tác chiêu thị tại thị trƣờng Brazil, chủ yếu bán hàng cá nhân nên thƣơng hiệu của công ty chƣa thực sự in đậm trong tâm trí ngƣời tiêu dùng cuối cùng.

- Kênh phân phối tại Brazil chƣa thực sự hiệu quả làm giảm tính cạnh tranh của công ty so với những đối thủ khác do công ty xuất khẩu thông qua các nhà nhập khẩu trung gian và chƣa mở văn phòng đại diện tại Brazil.

5.1.3 Cơ hội

- Nhu cầu tiêu thụ thủy sản cao nhờ kinh tế phát triển nằm trong top 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới năm 2013, chính phủ Brazil khuyến khích tiêu thụ cá tăng lên 12 kg/ngƣời năm 2015 và dân số Brazil đông hơn 200 triệu ngƣời năm 2013.

- Brazil và Việt Nam có mối quan hệ lâu dài từ năm 1989 và kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng trong đó sản phẩm thủy sản tăng theo thời gian đạt 121 triệu USD năm 2013.

- Nhận đƣợc sự giúp đỡ của VASEP trong hoạt động xuất khẩu, tìm giải pháp đối phó với các rào cản, nắm bắt thông tin, nâng cao khả năng tiếp thị và trao đổi, hỗ trợ lẫn nhau trong hoạt động xuất khẩu đặc biệt là xuất khẩu thủy sản.

- Chính sách mở cửa kinh tế theo hƣớng tự do hóa thƣơng mại của Brazil tạo điều kiện cho các DN nhập khẩu.

5.1.4 Thách thức

- Brazil định hƣớng trở thành nƣớc nuôi trồng thủy sản dẫn đầu thế giới trong đó Brazil sẽ sản xuất 10 triệu tấn cá nuôi và cá rô phi sẽ là loài nuôi chính vào năm 2020.

- Áp lực cạnh tranh với các đối thủ xuất khẩu thủy sản trong và ngoài nƣớc ngày càng gay gắt hơn, đặc biệt là các đối thủ ngoài nƣớc vì họ có lợi thế hơn ta về nhiều mặt nhƣ khoảng cách địa lý và công nghệ chế biến.

- Chi phí sản xuất ngày càng tăng do giá nguyên liệu, giá điện, nƣớc, thức ăn,… dẫn đến lợi nhuận công ty CASEAMEX thu về không nhiều, ảnh hƣởng đến toàn bộ nhân viên công ty.

5.2 PHÂN TÍCH SWOT

Để có cơ sở đƣa ra những giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động KD xuất khẩu thủy sản sang thị trƣờng Brazil của công ty CASEAMEX, ma trận SWOT đƣợc trình bày nhƣ sau

Bảng 5.2: Phân tích SWOT

SWOT

S (Điểm mạnh)

1. Vị trí địa lý thuận lợi cho việc vận chuyển nguyên liệu và hàng hóa xuất khẩu

2. Cơ sở vật chất hiện đại, trang thiết bị sản xuất đồng bộ, quy trình sản xuất khép kín

3. Tạo mối quan hệ tốt với khách hàng

4. Chủ động đƣợc phần lớn nguồn nguyên liệu.

5. Đạt nhiều tiêu chuẩn chất lƣợng

6. Trình độ quản lý của ban lãnh đạo

W (Điểm yếu)

1. Khả năng tài chính chƣa cao

2. Chủ yếu xuất khẩu sản phẩm sơ chế

3. Chƣa chú trọng đến khâu chiêu thị tại thị trƣờng Brazil

4. Xuất khẩu chủ yếu thông qua các nhà nhập khẩu trung gian

O (Cơ hội)

1. Nhu cầu tiêu thụ cá tra cao 2. Việt Nam và Brazil có mối quan hệ hợp tác lâu dài 3. Nhận đƣợc sự giúp đỡ của VASEP 4. Chính sách mở cửa kinh tế của Brazil Chiến lƣợc SO -Mở rộng và phát triển thị trƣờng (S2,S3,S4,S5,S6+O1,O2,O3,O4) -Mở rộng KD với khách hàng mới (S2,S4,S5+O1,O2,O3,O4) Chiến lƣợc WO

-Xây dựng thƣơng hiệu sản phẩm và hệ thống phân phối (W1,W4+O1,O2,O3,O4) -Đa dạng hóa sản phẩm (W2+O1,O2,O3,O4) T (Thách thức) 1.Định hƣớng phát triển ngành thủy sản Brazil 2.Áp lực cạnh tranh với các đối thủ trong nƣớc và nƣớc ngoài 3.Chi phí sản xuất ngày càng tăng Chiến lƣợc ST

-Ổn định nguồn nguyên liệu, cắt giảm những khoảng chi tiêu không cần thiết (S2,S3+T4) -Củng cố mối quan hệ với khách hàng cũ (S3+T2,T3)

-Cải tiến mẫu mã (S2,S3,S4,S5,S6+ T1,T2) Chiến lƣợc WT -Thƣờng xuyên cập nhật thông tin thị trƣờng để có thể ứng phó với các biến đổi (W1+T1)

5.3 ĐỀ RA GIẢI PHÁP

5.3.1 Giải pháp cho các chiến lƣợc SO, WO, ST, WT 5.3.1.1 Giải pháp cho chiến lƣợc SO

- Mở rộng và phát triển thị trường: Để thực hiện đƣợc điều này đòi hỏi công ty phải tăng cƣờng công tác nghiên cứu thị trƣờng và có chiến lƣợc xuất khẩu phù hợp. Công ty nên thành lập phòng nghiên cứu thị trƣờng, chuyên nghiên cứu các nhu cầu và mong đợi của ngƣời tiêu dùng hay các rào cản, thủ tục của việc nhập khẩu hàng hóa; từ đó đƣa ra các quyết định trong KD.

- Mở rộng KD với khách hàng mới: Công ty nên tích cực tìm kiếm nhà nhập khẩu ở những khu vực có tiềm năng khác tại Brazil thông qua các chính sách về marketing để sản phẩm đến tay ngƣời tiêu dùng nhiều hơn.

5.3.1.2 Giải pháp cho chiến lƣợc ST

- Ổn định nguồn nguyên liệu, cắt giảm những khoảng chi tiêu không cần thiết: Công ty nên thắt chặt hơn nữa mối quan hệ giữa ngƣời nuôi cá, chủ

động tìm kiếm và ký kết hợp đồng thu mua vào đầu vụ thu hoạch đồng thời đảm bảo thực hiện đúng với hợp đồng đã ký để tạo lòng tin cho ngƣời nuôi, tránh trƣờng hợp bị ép giá khi thiếu nguyên liệu chế biến. Công ty cũng cần có chính sách hỗ trợ vốn cho ngƣời dân yên tâm nuôi trồng thủy sản. Thêm vào đó, công ty sẽ tiếp tục cắt giảm các khoản chi tiêu không cần thiết nhƣ chi phí tiếp khách, đi lại, du lịch,… để giảm chi phí sản xuất sản phẩm.

- Củng cố mối quan hệ với khách hàng cũ: công ty CASEAMEX nên

tăng cƣờng sự quan tâm của mình với khách hàng cũ nhƣ tặng quà lƣu niệm, chia hoa hồng khi giới thiệu nhà nhập khẩu mới cho công ty hay giảm giá khi mua số lƣợng lớn.

- Cải tiến mẫu mã: nhằm thu hút sự quan tâm của khách hàng và thể

hiện sự chăm chút, đầu tƣ kỹ lƣỡng đến từng chi tiết của sản phẩm nhằm nâng cao tính cạnh tranh với các đối thủ khác. Công ty nên đầu tƣ vào khâu thiết kế mẫu mã sản phẩm sao cho mặt sau của sản phẩm đáp ứng đƣợc các yêu cầu tối thiểu của nƣớc nhập khẩu nhƣ thông tin, hƣớng dẫn sử dụng, hạn sử dụng,… mà còn thể hiện sự sáng tạo, đẹp mắt và tinh tế ở mặt trƣớc.

5.3.1.3 Giải pháp cho chiến lƣợc WO

- Xây dựng thương hiệu sản phẩm và hệ thống phân phối: Công ty mở

ra chiến lƣợc xây dựng thƣơng hiệu sản phẩm thông qua phƣơng tiện truyền thông nhƣ báo, đài, tivi, đặc biệt là qua internet vì khoảng 45,5% ngƣời Brazil sử dụng Internet để quảng bá cho hình ảnh của công ty. Công ty cũng nên đầu

tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng chuẩn bị cho hệ thống phân phối trực tiếp hay mở văn phòng đại diện để phù hợp với mục tiêu lâu dài là có chỗ đứng thật vững chắc tại thị trƣờng này.

- Đa dạng hóa sản phẩm: Tiếp tục thực hiện tốt các tiêu chuẩn quốc tế

về ATVSTP và các quy định về truy xuất nguồn gốc để tiếp tục giữ vững và nâng cao chất lƣợng sản phẩm. Công ty cũng nên chú ý việc nghiên cứu đa dạng hóa sản phẩm để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của ngƣời tiêu dùng Brazil khi họ đang có xu hƣớng chuyển sang dùng các mặt hàng có giá trị cao hơn. Thƣờng xuyên tổ chức các cuộc thi nhỏ về việc đề xuất các ý tƣởng mới về sản phẩm hay học hỏi kinh nghiệm của các công ty thủy sản khác trong việc nâng cao và đa dạng hóa sản phẩm.

5.3.1.4 Giải pháp cho chiến lƣợc WT

Thường xuyên cập nhật thông tin thị trường để có thể ứng phó với các biến đổi: nhƣ đã trình bày ở trên, công ty nên thành lập phòng nghiên cứu thị

trƣờng để thƣờng xuyên cập nhật môi trƣờng KD hiện tại và những biến đổi có thể diễn ra trong tƣơng lai gần hay các tác động ảnh hƣởng đến môi trƣờng KD để công ty đƣa ra những biện pháp đối phó thích hợp và kịp thời.

5.3.2 Giải pháp về marketing 5.3.2.1 Giải pháp về sản phẩm 5.3.2.1 Giải pháp về sản phẩm

- Đa dạng hóa sản phẩm, tạo ra sản phẩm có giá trị cao nhằm tạo thêm lợi nhuận cho công ty và sự mới mẻ và tiện dụng cho ngƣời tiêu dùng. Tìm hiểu một số món ăn truyền thống ở thị trƣờng Brazil để tạo ra, lồng ghép thêm sản phẩm của công ty vào món ăn của họ hay xuất khẩu những món ăn truyền thống của Việt Nam nhƣng theo khẩu vị của ngƣời Brazil góp phần quảng bá hình ảnh Việt Nam ra thị trƣờng quốc tế. Hoặc công ty có thể tặng kèm theo tờ rơi, tờ bƣớm một vài cách chế biến món ăn bằng cá tra.

- Thiết kế bao bì sản phẩm sao cho đẹp mắt, thân thiện với môi trƣờng để thu hút ngƣời tiêu dùng và nâng cao giá trị của sản phẩm. Bên cạnh việc thực hiện các yêu cầu cần có trên bao bì, công ty nên thiết kế mẫu bao bì mới cho riêng thị trƣờng Brazil với tông màu chủ đạo là màu xanh lá cây và màu vàng vì ngƣời Brazil quan niệm màu xanh lá cây tƣợng trƣng cho sự tƣơi tốt, còn màu vàng tƣợng trƣng cho sự giàu có.

- In slogan ấn tƣợng khi tặng quà lƣu niệm nhƣ lịch, viết, tranh treo tƣờng cùng với logo của công ty để tạo ấn tƣợng sâu đậm trong lòng các nhà trung gian phân phối và trên sản phẩm.

5.3.2.2 Giải pháp về giá

- Tăng cƣờng quản lý chất lƣợng sản phẩm ngay sau khi thu hoạch, đảm bảo quá trình bảo quản sản phẩm một cách tốt nhất để tránh tình trạng bị ép giá.

- Tìm hiểu mức giá của đối thủ nhất là những đối thủ có điều kiện sản xuất tƣơng đồng và họ đã có kinh nghiệm xuất khẩu vào thị trƣờng Brazil nhiều năm để tránh tình trạng đƣa ra giá thấp nhiều hơn đối thủ làm lợi nhuận công ty tăng chậm hoặc bị kiện bán phá giá.

5.3.2.3 Giải pháp kênh phân phối

Cũng cố kênh phân phối đã có và tiếp tục mở rộng thêm kênh phân phối mới kết hợp với khâu chiêu thị ở Brazil. Khách hàng chủ yếu của công ty hiện nay là các nhà nhập khẩu trung gian nên công ty đã quen thuộc với tập quán KD và mua sắm của ngƣời dân. Với mục tiêu lâu dài là phát triển thƣơng hiệu, công ty có thể chủ động liên hệ với một nhà sản xuất lớn trong ngành thực phẩm hoặc chuỗi nhà hàng để trở thành nhà cung cấp cho họ hay siêu thị tiến tới phát triển mối quan hệ hợp tác lâu dài. Ngoài ra, công ty nên thiết lập một văn phòng đại diện tại Brazil để tiếp cận với khách hàng cuối cùng một cách gần gũi hơn, để có thể nắm bắt rõ hơn nhu cầu, thị hiếu của họ và đa dạng hóa hơn nữa sản phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Đồng thời, văn phòng đại diện có thể tìm kiếm thêm đơn hàng mới cho công ty, kênh phân phối trực tiếp cho công ty và thông báo những biến đổi tình hình kinh tế-xã hội của Brazil cho công ty mẹ.

5.3.2.4 Tổ chức các hoạt động xúc tiến xuất khẩu

- Đặt ra những tiêu chuẩn cao hơn khi tuyển nhân viên văn phòng đặc biệt là nhân viên phòng thực hiện công tác bán hàng cá nhân tại thị trƣờng nƣớc ngoài nhƣ trình độ đại học chuyên ngành tiếng anh, khả năng giao tiếp tốt và tổ chức huấn luyện nâng cao kỹ năng bán hàng cá nhân, cập nhật các thông tin về luật thƣơng mại quốc tế cho các nhân viên định kỳ theo quý.

- Kết hợp các công cụ chiêu thị với nhau nhằm tăng tính hiệu quả trong việc xây dựng và phát triển thƣơng hiệu của công ty. Đồng thời tiếp tục tham gia đầy đủ các kỳ hội chợ, triển lãm quốc tế trong và ngoài nƣớc để tìm đƣợc đối tác làm ăn mới.

CHƢƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN

Qua phân tích hoạt động xuất thủy sản của công ty thủy sản CASEAMEX giai đoạn 2011-2013 cho thấy để có thể duy trì và phát triển cho đến ngày nay đƣợc xem là một thành công lớn cho công ty trong thời gian qua. Về cơ bản, bƣớc đầu hoạt động xuất khẩu cá tra của công ty sang thị trƣờng Brazil đã đạt đƣợc kết quả nhất định trong giai đoạn xuất khẩu khó khăn của các thị trƣờng truyền thống nhờ những chính sách thích hợp về sản phẩm, giá, kênh phân phối và hoạt động chiêu thị. Ngoài việc mang về cho công ty một lƣợng ngoại tệ nhất định, công ty còn tạo đƣợc phần nào việc làm cho ngƣời dân địa phƣơng, góp phần vào phát triển kinh tế TP. Cần Thơ. Công ty ngày càng phát huy các thế mạnh của mình để vƣơn xa hơn trong thị trƣờng toàn cầu, cụ thể hiện nay sản phẩm thủy sản xuất khẩu của CASEAMEX có mặt ở 3 châu lục, hơn 15 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Bên cạnh các thành tựu đạt đƣợc, công ty còn gặp một số khó khăn trong việc cạnh tranh với các DN trong và ngoài nƣớc nhƣ chƣa chú trọng đến công tác Marketing, nguồn tài chính chƣa mạnh, rào cản kỹ thuật từ các nƣớc nhập khẩu,…ảnh hƣởng đến sự phát triển của công ty. Riêng đối với thị trƣờng Brazil, công ty CASEAMEX cần chú ý đến các yếu tố nhƣ đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu sang Brazil, lập văn phòng đại diện hoặc liên kết với một DN ở Brazil để có thể tiếp cận khách hàng dễ dàng hơn, gần gũi hơn và nên lập một trang web điện tử tại Brazil để quảng bá hình ảnh công ty đến các DN tại nƣớc này.

Một phần của tài liệu một số giải pháp marketing nhằm thúc đẩy xuất khẩu cá tra sang thị trường brazil của công ty xuất nhập khẩu thủy sản cần thơ (caseamex) giai đoạn 20112013 (Trang 72)