Hệ thống các chỉ tiêu trong nghiên cứu

Một phần của tài liệu giải pháp chống buôn bán hàng giả tại thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh (Trang 62)

- Chỉ tiêu về cơ cấu về lao động: Theo giới tính, độ tuổi, trình độ; mức độ tăng, giảm qua các năm.

- Chỉ tiêu về phân bổ lao động theo địa bàn: Số công chức QLTT làm việc tại một Đội QLTT địa bàn.

- Chỉ tiêu về kết quả kiểm tra, xử lý vi phạm về hàng giả giai đoạn 2010- 2012. - Kết quả xử lý về số vụ và số tiền theo các loại hình hàng giả (Giả về nhãn hiệu hàng hóa, giả về kiểu dáng công nghiệp, giả về chỉ dẫn địa lý, giả về tem nhãn, bao bì ).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 54

PHẦN IV

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Thực trạng hàng giả tại thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh

4.1.1 Thực trạng hàng giả

- Hoạt động buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng trên địa bàn thị xã Từ Sơn nói riêng và tỉnh Bắc Ninh nói chung trong những năm qua diễn biến phức tạp, xảy ra trên nhiều lĩnh vực, ngành hàng và thường phát triển mạnh vào những dịp lễ, tết cuối năm do nhu cầu mua sắm, tiêu dùng tăng cao. Địa bàn kinh doanh hàng giả phần lớn phân bố trên các huyện, thị xã và thường tập trung tại các chợ đầu mối như chợ Nhớn, chợ Từ Sơn, chợ Phố Mới,... Hàng giả chủ yếu được sản xuất từ Trung Quốc, còn ở trong tỉnh các đối tượng vi phạm thường thuê nhà ở nhưng nơi hẻo lánh, khu vực mới phát triển đô thị vừa để ở vừa sản xuất hàng giả, và chỉ thuê trong một thời gian ngắn rồi đổi địa điểm khác nhằm tránh bị người dân khu vực xung quanh phát hiện. Hiện tại, các mặt hàng may mặc, hàng tiêu dùng bằng da hoặc giả da như giày dép, va ly, ba lô du lịch, túi xách thời trang, băng đĩa sao chép lậu, giấy vệ sinh, đồng hồ, mắt kính, phụ tùng xe gắn máy,bột giặt, mỹ phẩm, gas, phân bón … là các mặt hàng có hàng giả chiếm tỷ lệ cao nhất trong số các loại hàng giả đã được cơ quan chức năng phát hiện và xử lý trên địa bàn toàn tỉnh.

- Thủ đoạn buôn bán hàng giả, xâm phạm quyền SHTT ngày càng tinh vi, xảo quyệt hơn, phổ biến là dùng hàng kém chất lượng hoặc các nguyên liệu rẻ tiền khác pha trộn với một lượng hàng thật theo tỷ lệ xác định (mặt hàng: Rượu, bột ngọt, xi măng, phân bón) hoặc tự sản xuất hàng, sau đó dán nhãn mác của các doanh nghiệp đã được đăng ký nhãn hiệu (mặt hàng: May mặc, tiêu dùng). Đối với mặt hàng bột giặt giả mạo nhãn hiệu Omo, Tide đang phổ biến hiện nay, thường được sản xuất đến đâu tiêu thụ đến đó, không cất trữ trong kho chờ tiêu thụ, phần lớn là các đối tượng đặt in bao bì từ nơi khác về sau đó đóng bột giặt có phẩm cấp thấp vào và được hàn lại bằng máy hàn túi nilon , rồi đưa ra thị trường tiêu thụ. Trong thời gian gần đây việc sản xuất hàng giả đã có sự phân công chặt

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 55

chẽ, có đối tượng chuyên sản xuất các loại bao bì, tem, nhãn giả, kể cả các loại tem phản quang chống giả, sau đó bán cho các đối tượng trực tiếp sản xuất thành phẩm.

Thị trường hiện nay đang rất nhiều hàng giả do Trung Quốc và của nhiều nước khác sản xuất với đủ nhãn hiệu. Hàng giả có từ chiếc bàn chải đánh răng nhãn hiệu P/S mà giá bán chỉ vài nghìn đồng đến hàng loạt sản phẩm điện tử hiện đại đắt tiền như ổ cứng máy vi tính, usb, tivi, đầu DVD, tủ lạnh, máy giặt, máy lạnh… của các nhãn hiệu nổi tiếng như National, Phillips, Mitsubishi….Riêng các mặt hàng điện gia dụng, cứ loại hàng nào bán chạy là chỉ một thời gian sau sẽ có hàng giả xuất hiện. Một loại hàng giả được khuyến cáo là có những điểm khác hàng chính hiệu thì những lô hàng giả về đợt sau sẽ được cải tiến để giống như hàng chính hãng.

Những năm qua hầu hết các mặt hàng có uy tín của nước ta đã bị làm giả và đã được tung ra thị trường và trong đó có địa bàn tỉnh Bắc Ninh: Thiết bị vệ sinh nhãn hiệu Toto, Inax, Senta...Ổ cắm điện Roman, Vanlok, linh phụ kiện ngành nước của Tiền Phong, Vesbo, nước mắm Nam ngư, bột ngọt Vedan, mỹ phẩm Unilever, săm xe máy Sao Vàng, dây cáp điện Trần Phú, hóa mỹ phẩm giả mang nhãn hiệu Pond, Olay, Dove, gây lo lắng cho người tiêu dùng.

Trong số các hiện tượng hàng giả đã phát hiện ở thị trường có thể chia ra thành:

a. Hàng nội giả hàng ngoại

Những người làm hàng giả mua bao bì cũ, tân trang lại, sau đó tự pha chế sản phẩm có chất lượng thấp hơn hàng thật, xong cho vào bao bì đã tân trang và đưa ra thị trường tiêu thụ. Về mặt hàng rượu, họ sử dụng rượu sản xuất trong nước pha thêm cồn, hương liệu, phẩm màu cho vào chai đã qua sử dụng, đóng nắp rồi dán nhãn đưa ra thị trường bán giá như rượu ngoại nhập như Remy Martin, Hennessy, Johny Walker, Chivas… Tuy nhiên, do tính chất siêu lợi nhuận của mặt hàng này nên tỉ lệ bị làm giả rất cao. Những người làm hàng giả mua hàng trôi nổi trên thị trường không rõ nguồn gốc xuất xứ, sau đó cho vào bao bì được in tại Việt Nam hoặc loại bao bì in từ nước ngoài. Sau đó cho nguyên liệu tự pha vào bao bì dán nhãn, mác đóng hộp rồi bán ra thị trường.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 56

b. Hàng nội giả hàng nội

Đặc điểm của loại hàng này là không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật, mỹ thuật, vệ sinh an toàn thực phẩm, làm giảm giá trị sử dụng như: mỳ chính Ajinomoto, rượu Vodka Hà Nội, bột giặt Omo, băng vệ sinh Kotex, diêm Thống nhất, … gây thiệt hại cho người tiêu dùng và xã hội. Những người làm hàng giả chỉ chú trọng vào những loại hàng dễ làm và có thể làm được để sản xuất. Họ bán giá hàng giả rẻ hơn hàng thật hoặc dùng hình thức khuyến mại, làm ảnh hưởng đến những nhà sản xuất chân chính.

c. Hàng ngoại giả hàng ngoại

Có thể tạm chia ra hai nguồn chính cung cấp hàng giả: hàng giả làm trong nước và hàng làm từ nước ngoài (chủ yếu từ Trung Quốc) đem vào. Đối với hàng giả làm trong nước, các cơ quan chức năng có thể kiểm tra và xử lý tận gốc. Nhưng đối với hàng giả từ Trung Quốc, ta chỉ có thể xử lý phần “ngọn”, tức là người vận chuyển, buôn bán. Đặc biệt, hiện nay một số loại hàng hoá đã được đặt hàng từ Trung quốc nhập lậu vào Việt Nam như sen vòi tắm hiệu Senta, Inax, Cesar, bếp ga hiệu Rinnai, Paloma; đồng hồ các nhãn hiệu nổi tiếng trên thế giới, điện thoại di động Nokia, Samsung, máy ảnh Canon... nước hoa, hóa mỹ phẩm, máy nghe nhạc MP3, MP4, Sony...

Trong lĩnh vực dược phẩm, mỹ phẩm, văn hóa phẩm: Hàng giả được sản xuất rất tinh vi, mẫu mã bao bì rất giống hàng thật. Nếu không có thông tin giúp phân biệt hàng hóa từ chủ thể quyền hoặc không có sản phẩm thật để đối chiếu, so sánh thì người tiêu dùng lẫn cơ quan thực thi rất khó phân biệt đâu là hàng thật, đâu là hàng giả.

d. Hàng ngoại giả hàng nội

Một số doanh nghiệp đầu từ nước ngoại tại Việt Nam cũng sản xuất và tiêu thụ hàng giả. Việc sản xuất hàng giả của các loại đối tượng này thường ở dạng vi phạm quyền sở hữu công nghiệp, dẫn đển tranh chấp nhãn hiệu hàng hoà, kiểu dáng công nghiệp, sử dụng nhãn hiệu của người khác mà không có đồng ý của chủ sở hữu...

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 57

- Những năm trước đây tình hình sản xuất, kinh doanh trong tỉnh chưa phát triển, cung chưa đáp ứng được cầu cả về số lượng, chất lượng, mẫu mã, kiểu dáng..., vì vậy chưa đáp ứng đựơc nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, trong khi đó hàng ngoại đảm bảo về chất lượng; mẫu mã, kiểu dáng đa dạng, phong phú vì vậy tạo tâm lý người tiêu dùng có tư tưởng “sính hàng ngoại”. Lợi dụng tình hình trên các đối tượng sản xuất, kinh doanh hàng giả chủ yếu mặt hàng nội giả hàng ngoại.

- Chuyển sang nền kinh tế thị trường, đặc biệt là trong những năm gần đây hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế theo lộ trình thực hiện cam kết quốc tế sẽ giảm dần thuế suất của một số dòng thuế và rỡ bỏ các hàng rào phi thuế quan, đây là động lực thúc đẩy sử phát triển của nền kinh tế nói chung và kinh tế đối ngoại nói riêng. Theo đó, kéo theo sự gia tăng về lưu lượng và sự đa dạng của hàng hoá xuất nhập khẩu, hoạt động đầu tư, liên doanh, gia công sản xuất hàng xuất khẩu... đang gia tăng mạnh mẽ cùng với đó sản xuất trong nước, trong tỉnh được phát triển, một số mặt hàng có khả năng cạnh tranh cao với hàng ngoại do chất lượng được đảm bảo, mẫu mã kiểu dáng đa dạng phong phú, giá cả phù hợp, đáp ứng được nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng. Đây cũng chính là điều kiện thuận lợi cho nạn sản xuất, buôn bán hàng giả ngày càng diễn biến tinh vi, phức tạp. Các đối tượng sản xuất, buôn bán hàng giả không còn đơn thuần như trước đây chủ yếu là “hàng nội giả hàng ngoại”, hàng giả bây giờ bao gồm: “hàng nội giả hàng ngoại; hàng ngoại giả hàng nội; hàng ngoại giả hàng ngoại”.

4.1.2 Tình hình buôn bán hàng giả

- Ở thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh địa bàn tiêu thụ hàng giả diễn ra ở nhiều nơi trong thị xã, nhiều mặt hàng giả được tiêu thụ cả khu vực thị xã và nông thôn. Tuy nhiên đối với mặt hàng giả có quy trình sản xuất phức tạp, công nghệ cao, có giá trị lớn thì tập trung ở địa bàn phường Đông Ngàn, phường Đình Bảng... Hàng giả chủ yếu ở các mặt hàng cao cấp, đắt tiền có giá trị lớn như: điều hoà, điện thoại di động, quạt điện, bếp gas, rượu, sắt thép, thiết bị vệ sinh, dược phẩm, mỹ phẩm...

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 58

Bảng 4.1 Số hộ kinh doanh hàng giả tại thị xã Từ Sơn giai đoạn 2012 – 2014 TT Địa bàn kinh doanh Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 So sánh (%) 2013/ 2012 2014/ 2013 BQ 1 P. Đông Ngàn 20 14 10 70 71,4 70,7 2 P. Đình Bảng 9 6 3 66,7 50 57,7 3 P. Đồng Nguyên - 1 - - - - 4 P. Tân Hồng - 1 1 0 0 - 5 P.Đồng Kỵ - - - - 6 P.Trang Hạ - 1 2 - - - 7 P. Châu Khê 1 3 4 300,0 133,3 200,0 8 Xã Tương Giang 11 17 23 154,5 135,3 144,6 9 Xã Tam Sơn - 1 - - - - 10 Xã Phù Khê - - - - 11 Xã Hương Mạc - 1 - - - - 12 Xã Phù Chẩn - - - - Nguồn: Số liệu tổng hợp điều tra

- Đối với vùng nông thôn thì hàng giả tập trung vào các mặt hàng tiêu dùng thông thường quy trình sản xuất đơn giản, có giá trị nhỏ như: mỳ chính, bột canh, bột giặt, giấy vệ sinh, diêm, rượu nội, nước mắm, bia, nước giải khát, gas, thuốc lá, dầu gội đầu, bột giặt...

- Các loại sản phẩm may mặc của các hãng nổi tiếng ở trong nước và thế giới như Hanosimex, Việt Tiến, Adidas, Nike... cũng là đối tượng mà bọn hàng giả nhắm tới. Xuất phát từ thị hiếu xính hàng ngoại của một bộ phận đáng kể người tiêu dùng, nhất là thanh niên, rất nhiều loại sản phẩm may mặc mang các nhãn hiệu nổi tiếng đã bị làm giả. Mức độ tinh vi của hàng may mặc giả hầu như không có sự khác biệt so với hàng thật.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 59

- Trước kia hàng giả thường chỉ xuất hiện nhiều ở những nơi buôn bán sầm uất ở các chợ trung tâm thành phố Bắc Ninh, thị xã Từ Sơn, thị trấn Lim, thị trấn Phố Mới... Nhưng ngày nay, hàng giả đã theo cơ chế thị trường len lỏi tới mọi nơi từ khu vực thành thị tới nông thôn, ở đâu có nhu cầu mua bán hàng hoá, ở đó có hàng giả xuất hiện.

Các phương thức tiêu thụ phổ biến ở các dạng sau:

- Đối với một số hàng hoá người tiêu dùng dễ nhận biết là không phải hàng chính hiệu (hàng giả) thì đánh vào tâm lý và túi tiền của người tiêu dùng, như hàng hoá xâm phạm quyền về kiểu dáng công nghiệp, giả mạo nhãn hiệu như: dây điện Trần Phú, bếp ga Rinnai, xe máy, xe đạp y trang kiểu dáng, mẫu mã của các hãng xe máy chính hãng của Honda (xe Wave, Future...) xe đạp nhật... giá cả thấp chỉ bằng một nửa hoặc một phần ba giá hàng thật, tiêu thụ chủ yếu ở các huyện nơi đời sống kinh tế còn gặp nhiều khó khăn.

- Đối với hàng hoá mà người tiêu dùng khó phát hiện là hàng giả thường giả mạo nhãn hiệu nổi tiếng mà người tiêu dùng ưa chuộng như: tivi, điều hoà nhiệt độ, sen vòi tắm, mỹ phẩm đắt tiền... để đánh lừa người tiêu dùng thì giá bán tương đương với giá hàng thật, thường được bày bán ở một vài phố trung tâm của thị xã Từ Sơn.

- Nhiều loại hàng hoá khi bán phải kèm theo phiếu bảo hành, nhưng đối với hàng giả, hàng nhái thì không phiếu bảo hành hoặc có nhưng là phiếu bảo hành giả mạo (ken dấu của nhà sản xuất ) làm cho người tiêu dùng tin đó là hàng chính hiệu của hãng sản xuất có bảo hành.

- Một số đối tượng từ tỉnh ngoài thường xuyên sử dụng xe ô tô vận chuyển hàng giả, hàng kém chất lượng đã được thay đổi về bao bì nhãn mác của hàng chính hiệu để bán hàng theo kiểu chớp nhoáng đánh lừa người tiêu dùng. Chúng thường lợi dụng vào sự kém hiểu biết và tâm lý thích mua hàng giá rẻ hơn so với giá niêm yết trên bao bì của người tiêu dùng để bán hàng. Phương thức bán hàng chớp nhoáng này thường được các đối tượng buôn bán hàng giả thực hiện ở trên đường cao tốc nhằm vào các khách hàng đi xe máy và khi bị lực lượng chức năng phát hiện thì chúng nhanh chóng bỏ lại tang vật và sẵn sàng bỏ chạy.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 60

- Lừa dối người tiêu dùng bằng cách thể hiện trên nhãn bao bì về chất lượng, công dụng, xuất xứ hàng hoá không đúng với chất lượng, công dụng, xuất xứ hàng hoá…

- Lợi dụng người tiêu dùng có trình độ dân trí thấp ở những vùng nông thôn để đưa hàng giả đến tiêu thụ, chủ yếu là các loại hàng hoá có giá trị thấp, rẻ tiền, sản xuất bằng phương pháp thủ công.

Bảng 4.2 Số hàng giả các hộ đang kinh doanh tại thị xã Từ Sơn giai đoạn 2012 - 2014 TT Mặt hàng kinh doanh DVT Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 So sánh (%) 2013/ 2012 2013/ 2014 BQ 1 Quần áo (hàng may mặc sẵn) cái 550 1500 4550 272,7 303,3 287,6 2 Tất do TQ sản xuất đôi 250 1770 2100 708 118,6 289,8 3 Giày, dép các loại đôi 545 200 1235 36,7 617,5 150,5 4 Mỳ chính AINOMOTO kg 560 780 2660 139,3 341 217,9 5 Rượu chai - 140 260 - 185,7 - 6 Đồng hồ cái 150 235 315 156,7 134 144,9 7 Mắt kính cái - - 4200 - - - 8 Kính đeo mắt Cái - - 3960 - - - 9 Mỹ phẩm SP 1200 3010 3790 250,8 125,9 177,8 10 Máy lọc nước Kangaroo cái - 3 - - - -

11 Băng đĩa cái - 100000 400000 - 400 - 12 Phụ tùng xe gắn máy cái 700 400 900 57,1 225 113,6 13 Linh phụ kiện máy tính cái - 2000 3000 - 150 -

Một phần của tài liệu giải pháp chống buôn bán hàng giả tại thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)