- Xuất phát từ thực trạng sản xuất và buôn bán hàng giả diễn ra khá phổ biến ở mọi miền của đất nước và trong điều kiện của nền sản xuất hàng hóa mới được chuyển đổi như ở nước ta, tệ nạn này có xu hướng ngày càng phát triển đòi hỏi công tác chống hàng giả phải khơi dậy được sự quan tâm và huy động được sự tham gia của các lực lượng, các ngành, các cấp từ trung ương đến địa phương, các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế và quần chúng nhân dân, những người tiêu dùng là nạn nhân hàng ngày của sản xuất, buôn bán hàng giả.
- Chính vì vậy trong thời gian qua công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động toàn xã hội tham gia công tác phòng ngừa và đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả được Chi cục QLTT triển khai thường xuyên, rộng khắp với nhiều hình thức phong phú, thiết thực như: Tổ chức các hội nghị, hội thảo, nghiên cứu chuyên đề khoa học về hàng giả; tổ chức các đợt tuyên truyền hướng dẫn về
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 63
chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về hàng giả cho các cơ sở và hộ kinh doanh trên từng địa bàn; tổ chức triển lãm hàng thật - hàng giả ở các địa phương trong tỉnh để tuyên truyền công tác chống hàng giả và để người tiêu dùng có cơ hội nhận biết các dấu hiệu để phân biệt hàng thật - hàng giả. Hình ảnh về hàng thật hàng giả còn được giới thiệu trên bản tin và trang web của cơ quan Quản lý thị trường.
- Trong những năm qua Chi cục Quản lý thị trường đã chỉ đạo các Đội Quản lý thị trường các huyện, thành phố, thị xã hàng năm chủ động xây dựng các kế hoạch và phối hợp chặt chẽ với Đài phát thanh và truyền hình tỉnh, Báo Bắc Ninh và một số Báo trung ương thực hiện các phóng sự, đưa tin các bài tuyên truyền về chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước đối với công tác chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại, các biện pháp, giải pháp của Chính phủ, các Bộ ngành trung ương và UBND tỉnh; phối hợp với các tổ chức, đoàn thể chính trị xã hội, ban quản lý các chợ, các trung tâm thương mại, bộ phận phát thanh của các xã, phường, thị trấn tuyên truyền pháp luật trong hoạt động thương mại trong đó có các quy định về sản xuất, kinh doanh hàng giả đến các tổ chức, cá nhân tham gia kinh doanh và các tầng lớp nhân dân nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cũng như vận động họ tích cực tham gia đấu tranh, tố giác các hành vi vi phạm và không tiếp tay tiêu thụ hàng giả góp phần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, bảo vệ sản xuất trong nước, ổn định thị trường, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh và người tiêu dùng.
Công tác tuyên truyền về hàng giả đã được lực lượng Quản lý thị trường tỉnh triển khai với nội dung, hình thức cụ thể như sau:
* Về hình thức tuyên truyền: Thông qua 02 hình thức chính đó là:
- Tuyên truyền gián tiếp thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như: Đài phát thanh, đài truyền hình, cơ quan báo chí các cấp thông qua việc xây dựng các chuyên đề, phóng sự, đưa các tin bài với các nội dung tuyên truyền bao gồm: Các chủ trương, chính sách của Đảng, Chính phủ, các văn bản pháp luật của nhà nước liên quan đến hoạt động thương mại đặc biệt là hoạt động sản xuất,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 64
buôn bán hàng giả, kết quả công tác kiểm tra xử lý về hàng giả với các vụ việc điển hình, hướng dẫn cách nhận biết hàng thật-hàng giả và những tác hại của hàng giả đối với xã hội.
- Tuyên truyền trực tiếp:
+ Tổ chức gian trưng bày giới thiệu một số mặt hàng hàng thật - hàng giả, cách nhận biết khi tiêu dùng, các quy định của pháp luật và kết quả kiểm tra, xử lý về hàng giả tại các Hội chợ thương mại cụ thể: Hai năm một lần vào dịp cuối năm, Chi cục Quản lý thị trường tổ chức gian trưng bày tại Hội chợ thương mại do Sở Công thương tổ chức giới thiệu đến đông đảo các tầng lớp nhân dân các loại hàng thật - hàng giả mà Chi cục đã tập hợp trong quá trình kiểm tra, xử lý, cũng như mượn của Quản lý thị trường các tỉnh bạn và các loại hàng hóa thật - giả do các doanh nghiệp cung cấp; thông qua gian trưng bày tại Hội chợ các cán bộ quản lý thị trường đã hướng dẫn cách phân biệt, nhận biết hàng thật - hàng giả và phát tờ rơi cho đông đảo khách tham quan. Đây là hình thức tuyên truyền khá hiệu quả, được cấp trên đánh giá cao và sự ủng hộ rất nhiệt tình của quần chúng nhân dân. Tuy nhiên, đây là một hình thức tuyên truyền cũng khá tốn kém về chi phí như: Chi phí tổ chức trang trí gian hàng, chi phí in băng zôn, khẩu hiệu, tờ rơi...cùng với đó là việc sưu tầm mẫu vật hàng giả - hàng thật (do quan tâm đến công tác sưu tầm mẫu vật và chưa xây dựng được phòng trưng bày hàng giả) nên mỗi lần tổ chức Chi cục lại phải đi mượn thêm mẫu vật tại các tỉnh bạn và của các doanh nghiệp dẫn đến tốn kém chi phí mà đôi khi không chủ động được về số lượng mẫu vật, nhiều mẫu vật đã quá cũ hoặc không còn tồn tại trên thị trường.
+ Hàng năm Đội QLTT Thị xã Từ Sơn phối hợp với Công ty TNHH Unilever Việt Nam, Công ty AJINOMOTO Việt Nam … tổ chức hội nghị tuyên truyền, lớp tập huấn phổ biến kiến thức pháp luật, cách phân biệt hàng thật-hàng giả đến các doanh nghiệp, hộ cá thể kinh doanh trên địa bàn.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 65
Bảng 4.3 Số lớp tập huấn phổ biến kiến thức hàng thật - hàng giả giai đoạn 2010-2014
Đơn vị tính: Lớp
Năm Phối hợp với Cty AJNOMOTO
Phối hợp với
Cty Unilever Đơn vị khác Tổng
2010 0 0 0 0 2011 1 2 0 3 2012 1 1 0 2 2013 2 2 1 5 2014 2 2 2 6 Tổng 6 7 3 16 Nguồn: Đội Quản lý thị trường số 2 Thị xã Từ Sơn
+ Ngoài ra trong quá trình thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát thị trường Chi cục quản lý thị trường tỉnh đã chỉ đạo các đội QLTT tổ chức cho các doanh nghiệp và hộ kinh doanh tại các xã, phường trên địa bàn ký cam kết không kinh doanh hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng. Trên địa bàn Thị xã Từ Sơn trong năm 2014 trong quá trình kiểm tra, kiểm soát đã tuyên truyền được 1.275 hộ chiếm 25% tổng số hộ kinh doanh thương mại trên địa bàn, trong đó chủ yếu là các phường, xã tập trung nhiều như phường Đông Ngàn, Đình Bảng và làng nghề may mặc thôn Hồi Quan, xã Tương Giang.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 66
Bảng 4.4 Công tác tuyên truyền, ký cam kết không kinh doanh hàng giả giai đoạn 2010-2014 Đơn vị tính: Hộ STT Đơn vị Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 So sánh (%) 2013/ 2012 2014/ 2013 BQ 1 P. Đông Ngàn 112 284 303 253,57 106,69 164,48 2 P. Đình Bảng 98 121 229 123,47 189,26 152,86 3 P.Đồng Nguyên 54 61 89 112,96 145,90 128,38 4 P. Tân Hồng 46 78 95 169,57 121,79 143,71 5 P.Đồng Kỵ 57 45 87 78,95 193,33 123,54 6 P.Trang Hạ 32 55 71 171,8 129,09 148,95 7 P. Châu Khê 54 87 139 161,11 159,77 160,44 8 Xã Tương Giang 37 89 110 240,54 123,60 172,42 9 Xã Tam Sơn - 15 31 - 206,67 - 10 Xã Phù Khê - 20 41 - 205 - 11 Xã Hương Mạc - 48 57 - 118,75 - 12 Xã Phù Chẩn - 14 23 - 164,29 - Nguồn: Đội Quản lý thị trường Thị xã Từ Sơn Kết hợp bảng 4.1 và bảng 4.2, ta có thể nhận thấy: Nhận thức của các hộ kinh doanh trên địa bàn thị xã Từ Sơn có sự chuyển biến theo từng năm. Điều này thể hiện số lượng các hộ ký cam kết không tham kinh doanh hàng giả tăng dần theo thời gian cùng với sự nỗ lực tuyên truyền, mở các lớp tập huấn của đơn vị, của các cơ quan chức năng. Từ đó làm nhận thức của các hộ kinh doanh về tác hại của hàng giả, hàng kém chất lượng tăng lên.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 67
Bảng 4.5 Kết quả khảo sát công tác tuyên truyền
TT Đối tượng khảo sát
Tổng số
ý kiến
Công tác tuyên truyền Tốt Khá Bình thường Chưa tốt Số ý kiến Tỷ lệ (%) Số ý kiến Tỷ lệ (%) Số ý kiến Tỷ lệ (%) Số ý kiến Tỷ lệ (%)
1 Lãnh đạo Sở, Đơn vị liên
quan 15 11 73,3 4 26,7 - - - -
2
Cán bộ, công chức Sở Công thương, Công an thị xã, Đội quản lý thị trường 90 48 53,3 36 40 6 6,7 - - 3 Tổ chức kinh doanh 70 37 52,7 18 25,7 14 20 1 1,6 4 Người dân 130 105 80,8 12 9,2 8 6,2 5 3,8 Tổng cộng 305 Nguồn: số liệu điều tra
Kết quả điều tra phản ánh công tác tuyên truyền về việc chống hàng giả của các cơ quan chức năng, của ngành quản lý thị trường thị xã Từ Sơn được đánh giá là tương đối tốt. Tuy nhiên, trong công tác tuyên truyền vẫn còn có một số hạn chế thể hiện ở đánh giá của một số cán bộ, công chức chuyên môn đánh giá công tác này ở mức (6,7%), của các tổ chức kinh doanh đánh giá bình thường và chưa tốt (21,6%) và của người dân đánh giá bình thường và chưa tốt (10,0%). Điều này chứng tỏ việc tuyên truyền chưa được trải khắp địa bàn thị xã, ở một số vùng sâu, vùng xa công tác tuyên truyền chưa đến với các hộ kinh doanh và người dân, gây ảnh hưởng không nhỏ đến công tác chống hàng giả trên địa bàn.