Giải pháp về tuyển dụng, đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức

Một phần của tài liệu giải pháp chống buôn bán hàng giả tại thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh (Trang 98 - 100)

Công tác đấu tranh phòng chống hàng giả là công việc hết sức khó khăn, phức tạp, và lâu dài do vậy người làm công tác này cần phải có tinh thần trách nhiệm cao với công việc, nắm vững chuyên môn nghiệp vụ, phương pháp đấu tranh. Do vậy phải không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 90

thông qua công tác tuyển chọn, đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ là hết sức cần thiết.

- Về tuyển chọn công chức: Để có đội ngũ công chức có chuyên môn phù hợp với công tác đấu tranh chống hàng giả, từ nay về sau ngoài việc tuyển chọn những công chức có kiến thức pháp luật, cần tuyển chọn những người có chuyên môn sâu về một số lĩnh vực: sở hữu công nghiệp, hoá thực phẩm, công nghệ thông tin… để hình thành đội ngũ công chức chuyên sâu từng lĩnh vực đáp ứng yêu cầu công tác tham mưu chỉ đạo giúp việc trực tiếp đấu tranh chống hàng giả ở các đội. Hiện tại đội ngũ cán bộ công chức của Chi cục Đội Quản lý Thị trường thị xã Từ Sơn có độ tuổi trung bình khá cao và nhiều người chưa được đào tạo chính quy bài bản, vì vậy trong thời gian tới Chi cục cần phải ưu tiên tuyển dụng những cán bộ trẻ có lòng nhiệt huyết và được đào tạo chính quy bài bản để từng bước xây dựng thế hệ kế cận và hình thành đội ngũ công chức có năng lực trình độ, chuyên môn sâu trong từng lĩnh vực nhằm đáp ứng được yêu cầu của công việc.

- Về đạo tạo bồi dưỡng: Để phù hợp với cơ chế, chính sách mới ban hành và kiến thức mới về đấu tranh chống hàng giả, nhất là trong giai đoạn hiện nay đất nước ta đang mở rộng hội nhập kinh tế quốc tế và thời đại bùng nổ thông tin; để tiếp cận với khối lượng kiến thức khổng lồ đáp ứng yêu cầu công tác đấu tranh chống hàng giả thì phải thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ nâng cao năng lực cho công chức quản lý thị trường và các lực lượng chức năng khác theo từng chuyên đề như: sở hữu trí tuệ, vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm tra một số ngành hàng chuyên sâu (như xăng dầu, vật liệu xây dựng, mỹ phẩm...); thực hiện quy chế ghi nhãn, hội nhập đấu tranh chống hàng giả quốc tế...

Ngoài việc mở các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ thường niên, cần tổ chức cho công chức chống hàng giả đi tham quan, học tập trao đổi chuyên môn nghiệp vụ ở các lực lượng thực thị, các địa phương trong nước và hơn nữa là nước ngoài hoặc dưới hình thức "tu nghiệp" trong thời gian ngắn theo các chuyên đề chuyên sâu mà trong nước đang thiếu kinh nghiệm. Tổ chức các hội thảo tại địa phương, quốc tế trong nước và nước ngoài, đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học để mở rộng tư duy, xây dựng và hình thành phương pháp mới về đấu

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 91

tranh chống hàng giả, cập nhập kiến thức và những vấn đề mới do yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế đặt ra.

Khác với các lớp đào tạo chính quy có đội ngũ giáo viên chuyên trách, việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực công chức và trang bị kiến thức chuyên môn nghiệp vụ có tính chất cập nhật vừa sử dụng đội ngũ giáo viên đang giảng dạy ở các trường lớp, vừa phải sử dụng giáo viên là những cán bộ công chức đang trực tiếp làm công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, chỉ đạo ở cơ quan. Giảng viên là cán bộ kiêm chức vụ ở các lực lượng chức năng như: Quản lý thị trường (Cục, Chi cục) ; Công an ( Bộ Công an, Công an tỉnh); Hải Quan (Tổng cục, Cục) và Thanh tra chuyên ngành giảng dạy các chuyên đề có liên quan đến nghiệp vụ kiểm tra, kiểm soát chống hàng giả như: Nhận biết và xử lý hàng giả; pháp luật về lĩnh vực hàng giả, sở hữu trí tuệ; kinh nghiệm trong kiểm tra, xử lý và đấu tranh chống hàng giả của các tập thể, cá nhân trong ngoài ngành; Quy trình nghiệp vụ kiểm tra và nghiệp vụ điều tra trinh sát trong lĩnh vực đấu tranh chống hàng giả; quản lý, sử dụng và ghi chép ấn chỉ Quản lý thị trường; thông tin về diễn biến của hàng thật (đăng ký sở hữu trí tuệ, thương hiệu, công bố tiêu chuẩn chất lượng), tình trạng hàng giả trên thị trường (nổi lên ở từng thời điểm là mặt hàng gì, nguồn gốc ở đâu, kết quả xử lý như thế nào); các vấn đề mới phát sinh trong hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả trên thị trường; hội nhập đấu tranh chống hàng giả quốc tế...

Bên cạnh công tác đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ cần thường xuyên tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, cho đội ngũ làm công tác phòng chống hàng giả có đủ bản lĩnh vững vàng, đạo đức tốt và đủ năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.

Một phần của tài liệu giải pháp chống buôn bán hàng giả tại thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh (Trang 98 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)