các cơ quan chức năng trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả
Các doanh nghiệp cần chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm của mình thông qua các cách thức như: Trực tiếp tố cáo các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, sản xuất, kinh doanh hàng giả; cung cấp thông tin, tham gia trưng bày các mẫu hàng thật-hàng giả, giới thiệu các cách thức phân biệt hàng thật-hàng giả, các thủ đoạn sản xuất, buôn bán hàng giả, hướng dẫn cho người tiêu dùng nhằm tránh mua phải hàng giả; phối hợp kiểm tra, xử lý hàng giả; phối hợp trong quá trình điều tra, kiểm tra, phát hiện, xử lý hàng vi phạm (như tiêu hủy, mua lại, khắc phục hậu quả vi phạm ...); đào tạo hướng dẫn phân biệt hàng thật-giả; hỗ trợ kỹ thuật, hỗ trợ kinh phí ...
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 96
Tổ chức các hội nghị giao lưu thường xuyên giữa các lực lượng chức năng và các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp, các văn phòng luật sư, các chuyên gia để tăng cường sự gắn bó, chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi thông tin với nhau, huy động sự đóng góp tích cực về kiến thức, ý tưởng, phương tiện, thiết bị và nhiều nguồn lực khác của doanh nghiệp... trong công tác phòng và chống hàng giả.
Xây dựng một phương thức hợp tác toàn diện giữa các doanh nghiệp trong nước lẫn nước ngoài với các cơ quan chức năng tại Việt Nam bao gồm: Tăng cường hợp tác để tổ chức các khóa tập huấn nhằm cập nhật và nâng cao kỹ năng cho tất cả các cơ quan chức năng, giúp phân biệt được hàng thật-hàng giả đối với những sản phẩm cụ thể có hàng giả được phát hiện trên thị trường; liên kết, trao đổi kiến thức, kinh nghiệm giữa các chuyên gia hoạt động trong lĩnh vực phòng chống hàng giả của các nước với các cơ quan chức năng tại Bắc Ninh nói riêng và cả nước nói chung.
Ngoài ra việc hợp tác với các Hiệp hội có liên quan: Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam, Hiệp hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Hiệp hội sở hữu trí tuệ… nhằm tăng cường thực hiện các giải pháp phòng ngừa, xây dựng thương hiệu Việt Nam; nâng cao nhận thức và áp dụng các hình thức tổ chức khác nhằm động viên các doanh nghiệp, người tiêu dùng tham gia tích cực vào mặt trận này.
Hơn nữa, việc kêu gọi các nguồn kinh phí phục vụ công tác chống hàng giả từ các doanh nghiệp cũng hết sức cần thiết bởi công tác chống hàng giả đòi hỏi phải có sự tham gia tích cực từ phía doanh nghiệp, mặt khác, các cơ quan chức năng thường không có đủ nguồn kinh phí để tăng cường và duy trì các hoạt động kiểm tra, kiểm soát trong công tác tác chống hàng giả của mình, trong khi đó công tác chống hàng giả lại luôn gắn liền với quyền, lợi ích và tính chủ động của các doanh nghiệp…