Các bài học kinh nghiệm rút ra từ cơ sở lý luận và thực tiễn

Một phần của tài liệu giải pháp chống buôn bán hàng giả tại thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh (Trang 54 - 55)

Ngày 6/9/2010 Ban chỉ đạo 127/TW tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện chỉ thị 31/1999/CT-TTg và 02 năm thực hiện Chỉ thị số 28/2008/CT- TTg của Thủ tướng Chính phủ về đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả, Hội nghị đã tổng kết rút ra bài học kinh nghiệm như sau:

- Thứ nhất: Công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật, phổ biến kiến thức về hàng thật, hàng giả và tác hại của hàng giả. Ở nơi nào, địa phương nào cấp uỷ Đảng và chính quyền chăm lo, quan tâm đến công tác này thì ở đó tình trạng sản xuất và buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng được hạn chế rất nhiều. Thực tế chứng minh là: thời gian qua, một số đài truyền thanh của xã, phường cứ sáng sớm và chiều tối đưa thông tin rằng "... hiện nay trên thị trường xuất hiện một số phụ phẩm, thực phẩm nhập lậu từ nước ngoài có hoá chất độc hại, người tiêu dùng hãy cảnh giác..." là lập tức mặt hàng đó bị tẩy chay, không ai dám mua.

- Thứ hai: Các lực lượng chức năng tăng cường công tác kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính, chú trọng đến công tác phối hợp với các doanh nghiệp trong việc phát hiện, ngăn chặn hàng giả. Tổ chức Hội nghị doanh nghiệp với sự tham gia của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế và các ngành khác nhau. Các Hội nghị này nhằm quán triệt, nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp trong việc đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả, chủ động áp dụng biện

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 46

pháp dán tem chống hàng giả, tăng cường mối liên hệ giữa doanh nghiệp và các cơ quan thực thi pháp luật nhằm phối hợp khi cần thiết

- Thứ ba: Thường xuyên tổ chức triển lãm hàng thật - hàng giả để nhân dân nhận biết, khi mua hàng người tiêu dùng sẽ có ý thức cảnh giác để khỏi mua phải hàng giả và nếu ai cũng như vậy thì hàng giả, hàng kém chất lượng sẽ bị tẩy chay không còn chỗ đứng.

- Thứ tư: Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật về hàng giả trong các doanh nghiệp, cơ quan đoàn thể và nhân dân tham gia, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng.

- Thứ năm: Sự quan tâm, chỉ đạo chặt chẽ của các cấp uỷ Đảng, Chính quyền các cấp; sự đồng tình ủng hộ của các đoàn thể quần chúng, các tổ chức chính trị - xã hội; sự phối hợp chặt chẽ của các lực lượng chức năng trong công tác chống sản xuất và buôn bán hàng giả là yếu tố rất quan trọng. ở đâu thực hiện tốt điều này thì ở đó sản xuất và buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng được hạn chế nhiều.

- Thứ sáu: Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh phải coi trọng công tác chống hàng giả, coi đây là nhiệm vụ của chính mình, phải tìm cách bảo vệ sản phẩm của mình không để kẻ khác làm giả, làm nhái. Mặt khác, phải thường xuyên phối hợp với các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, kiểm soát để kịp thời xử lý các trường hợp sản phẩm bị làm giả, làm nhái.

- Thứ bảy: Hàng giả phải bị triệt từ gốc, nghĩa là phải tìm ra nơi sản xuất, chế biến và luồng phân phối hàng giả để xử lý thì hiệu quả mới cao. Vì vậy phải tăng cường kiểm tra, trinh sát, thu thập các nguồn tin do doanh nghiệp và quần chúng cung cấp để kiểm tra, kiểm soát và xử lý.

Một phần của tài liệu giải pháp chống buôn bán hàng giả tại thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh (Trang 54 - 55)