Tác hại của hoạt động buôn bán hàng giả

Một phần của tài liệu giải pháp chống buôn bán hàng giả tại thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh (Trang 27 - 32)

Theo đánh giá của Tổ chức Sở hữu trí tuệ (WIPO) và Interpol, tội phạm lớn nhất của thế kỷ 21 là tội phạm làm hàng giả. Buôn bán hàng giả đã trở thành một ngành công nghiệp thực sự với quy mô lớn, tác động tới tất cả các ngành công nghiệp khác nhau. Việc kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng và các hành vi khác xâm phạm quyền SHTT ngày càng diễn biến phức tạp, với những thủ đoạn ngày càng tinh vi và khó kiểm soát, quản lý. Vấn nạn này không chỉ gây thiệt hại cho người tiêu dùng (NTD) và nhà sản xuất chân chính mà còn là rào cản đối với các doanh nghiệp trong việc nỗ lực tìm kiếm thị trường, phát triển thương hiệu (Trần Văn Trọng, 2014).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 19

Hàng giả xuất hiện trên thị trường đủ mọi chủng loại từ cao cấp đắt tiền đến các mặt hàng chuyên dụng như thuốc chữa bệnh, thuốc trừ sâu, vật liệu xây dựng, thực phẩm... Thành phần và đối tượng ngày càng mở rộng bao gồm các cá thể hoạt động nhỏ lẻ phân tán, thiếu hiểu biết về pháp luật, có trình độ chuyên môn cao, hoạt động có tổ chức. Loại hình hàng giả, xâm phạm SHTT cũng vô cùng đa dạng, trước đây chủ yếu là hàng nội giả hàng nội, hàng nội giả hàng ngoại sản xuất trong nước, hiện nay hàng ngoại giả hàng ngoại, hàng ngoại giả hàng nội được sản xuất từ nước ngoài sau đó nhập vào Việt Nam theo chính ngạch, tiểu ngạch, nhập lậu. Các loại hàng giả, bao bì giả làm từ trong và ngoài nước, các hành vi xâm phạm quyền SHCN như nhái nhãn hiệu hàng hóa hoặc kiểu dáng công nghiệp nổi tiếng, có uy tín trong và ngoài nước... gia tăng, gây thiệt hại cho doanh nghiệp, người tiêu dùng, tác động tiêu cực đến môi trường đầu tư và quá trình hội nhập nền kinh tế khu vực và thế giới (Trần Văn Trọng, 2014).

Hàng giả một mặt tàn phá nền kinh tế trong nước, làm xói mòn uy tín các thương hiệu chính phẩm và lợi ích của các nhà sản xuất chân chính. Đặc biệt nghiêm trọng là hàng giả còn xâm hại lợi ích, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng người tiêu dùng, ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường sinh thái và mọi mặt của đời sống xã hội cụ thể:

- Hàng giả có tác hại to lớn đối với nền kinh tế quốc dân: Nhà nước thất thu thuế, xã hội mất đi của cải, vật chất; ảnh hưởng sản xuất, kinh doanh, chất lượng công trình xây dựng...

- Đối với thị trường, nạn buôn bán hàng giả tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh, khiến cho hiệu lực luật pháp bị suy giảm làm cho các nhà đầu tư chân chính ngần ngại và bị thiệt hại. Bởi khi đó họ trở thành nạn nhân của sự cạnh tranh không lành mạnh, do không thể thu hồi vốn và có được lợi nhuận từ quá trình đầu tư của mình. Hậu quả là họ có thể bị nản chí, giảm nhịp độ tăng trưởng kinh tế và số lượng công ăn việc làm, thậm trí có thể dẫn đến bị phá sản.

- Đối với các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh chân chính không những bị thiệt hại về lợi nhuận mà còn bị ảnh hưởng đến uy tín, mất thị phần, thiệt hại về kinh tế mà thiệt hại này không thể tính bằng tiền được.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 20

- Các sản phẩm có chất lượng cao bị cào bằng với chất lượng thấp. Hàng giả làm lu mờ hình ảnh của nhãn hiệu nổi tiếng và có thể gây mất lòng tin đối với người tiêu dùng.

- Đối với người tiêu dùng thì gây thiệt hại về kinh tế “Tiền mất, tật mang”; đặc biệt ở các mặt hàng dược phẩm, thực phẩm, mỹ phẩm vì hàng giả gây những tác hại trầm trọng ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người, gây thiệt hại về sức khoẻ, tính mạng...Do đó, nạn hàng giả đang trở thành mối đe doạ thực sự đối với sức khoẻ và tính mạng người tiêu dùng.

- Đối với môi trường sản xuất, kinh doanh hàng giả còn dẫn đến nguy cơ gây ô nhiễm môi trường trầm trọng chẳng hạn như sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật giả, kém chất lượng...

- Không những thế tệ nạn buôn bán hàng giả còn gây nên những hậu quả phức, nặng nề về đạo đức và xã hội. Đặc biệt là các loại hàng giả có các độc tố gây tác hại cho sức khoẻ con người như: Tác hại của dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, sử dụng thức ăn gia súc có tác nhân gây biến đổi gien, sử dụng thuốc chữa bệnh không có tác dụng chữa bệnh, vắc xin và thuốc phòng dịch giả… khi sử dụng những loại hàng hóa này không chỉ gây thiệt hại cho người sử dụng mà còn gây tác hại cho cộng đồng và nòi giống của dân tộc. Cùng với đó, là các văn hoá phẩm giả, băng đĩa hình giả, chất lượng thấp sẽ hạ thấp giá trị văn hoá; bằng cấp, chứng chỉ đào tạo giả sẽ tạo ra những con người giả, làm suy đồi đạo đức trong giáo dục và gây hại lâu dài cho quốc gia. Ngoài ra, lợi nhuận phi pháp từ buôn bán hàng giả cũng làm cho đạo đức bị tha hóa từ đồng tiền bất chính thu được, kéo theo đó là nạn cờ bạc, rượu chè và những tệ nạn xã hội khác có cơ hội phát triển.

- Vấn đề trọng tâm cần nhấn mạnh là hậu quả của hàng giả còn trực tiếp đe dọa đối với chủ quyền và an ninh quốc gia. Tuy hiện tại chưa có vấn đề gì lớn nhưng về lâu dài tác hại của hàng giả luôn có thể xuất hiện với thách thức và nguy cơ rất lớn. Như tác hại của các công trình quốc gia bị giả mạo từ khi đấu thầu đến khi thi công dẫn tới các công trình này có thể bị hư hỏng, thoái hóa do sử dụng các loại nguyên liệu kém phẩm chất, các thiết bị phục vụ quân sự cũng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 21

có thể là hàng giả; các cây giống, con giống giả và kém chất lượng có thể gây tác hại lâu dài trong nông nghiệp...

- Hàng giả đã và đang thách thức hiệu lực Pháp luật và năng lực quản lý của bộ máy Nhà nước. Kẻ có tội không bị trị tội hay không phải chịu hình phạt thích đáng sẽ nảy sinh tâm lý coi thường Pháp luật, coi thường Nhà nước, làm khủng hoảng hệ thống Lập pháp -Tư pháp và công luận (Trần Văn Trọng, 2014).

Như vậy, hàng giả đang trở thành hiện tượng khá phổ biến với diện mặt hàng, chủng loại hàng hóa ngày càng đa dạng. Vì thế cuộc chiến chống hàng giả không kém phần khó khăn, phức tạp so với chống buôn lậu, diễn ra không ngừng và nhiều khi rất quyết liệt nhằm bảo vệ lợi ích chung của xã hội, lợi ích và cuộc sống bình yên, an toàn của người tiêu dùng, đồng thời bảo vệ quyền lợi của các nhà sản xuất, kinh doanh chân chính.

2.1.5.1 Tác hại của hoạt động buôn bán hàng giả đối với người tiêu dùng

Người tiêu dùng là người bị thiệt hại trực tiếp của hàng giả, hàng nhái. Để thoã mãn các nhu cầu trong cuộc sống của mình, người tiêu dùng đã tiêu thụ một lượng hàng hoá, nhu yếu phẩm, thuốc men...rất lớn. Nhưng bởi vì hàng giả, hàng nhái đều không phải là loại hàng hoá đảm bảo về mặt chất lượng và an toàn vệ sinh như người tiêu dùng mong muốn nhất là hàng giả, ví dụ loại nước màu pha muối giả làm nước mắm ở trên. Những đối tượng sản xuất hàng giả, hàng nhái vì mục đích lợi nhuận coi thường sự an toàn về sức khoẻ của người tiêu dùng mà tính mạng, sức khoẻ của con người là vô giá không thể tính thành tiền (Trần Trí Hoằng, 2013).

Khi thiệt hại về sức khoẻ, người tiêu dùng có thể bị mất một phần hoặc hoàn toàn khả năng lao động, do đó dẫn đến việc bị giảm sút thu nhập so với thu nhập mà người đó đáng ra có được nếu không bị thiệt hại về sức khoẻ. Ví dụ: chị Lê Thị Đ mua phải mỹ phẩm Debon giả làm da bị dị ứng nổi đỏ, sần sùi khiến không thể tiếp xúc với ánh nắng và không thể đi ra ngoài. Chị Đ không chỉ gánh chịu việc tổn hại sức khoẻ do những loại mỹ phẩm giả gây ra mà còn phải chịu chi phí chữa trị và những thu nhập bị mất trong thời gian chữa trị (Trần Trí Hoằng, 2013).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 22

2.1.5.2 Tác hại của hoạt động buôn bán hàng giả đối với người sản xuất

Thiếu nghiêm trọng ý thức trách nhiệm xã hội và đạo đức chung của xã hội, những đối tượng háo hức làm giàu dùng mọi mưu mô bán hàng giả, hàng nhái làm thiệt hại đến nhiều người sản xuất chân chính. Kiểu dáng công nghiệp, bao bì, nhãn hiệu...là một yếu tố không thể thiếu được và để những thông tin này được người mua nhận biết thông thường người sản xuất phải mất rất nhiều trí tuệ và tiền của. Nhưng khi đã được người tiêu dùng nhận biết bán chạy trên thị trường thì lại bị làm giả hoặc làm nhái và đến lúc naỳ người sản xuất không hoặc khó có thể làm lại vì thời gian và tiền bạc không cho phép. Ví dụ: 1 gói Agar độ 50 gram đựng trong túi nilon kích thước 15 x 10 cm người sản xuất phải chi ra khoảng bốn chục triệu đồng cho chế bản các trục đồng ban đầu để in.

Thêm vào đó, người mua luôn bị nhầm lẫn giữa hàng nhái và hàng thật trong khi người sản xuất lại chưa tìm được biện pháp nào để khắc phục hay giúp khách hàng phân biệt hàng nhái với hàng thật. Người mua đề phòng bằng cách giảm mua hàng hoặc chuyển sang đối tượng hàng hoá khác. Người sản xuất phải tìm lại lòng tin nơi khách hàng bằng cách nào?(Trần Trí Hoằng, 2013).

2.1.5.3 Tác hại của hoạt động buôn bán hàng giả đối với nền kinh tế nói chung

Hàng giả, hàng nhái làm đảo lộn trật tự thị trường bình thường, phá hoại cơ cấu kinh tế. Cứ mỗi năm, ít nhất 100 vụ hàng giả, hàng nhái bị phát hiện nhờ kiểm tra, kiểm soát. Năm 1997, cảnh sát kinh tế cả nước kiểm tra, phát hiện 306 vụ sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng nhái; khởi tố, điều tra được 106 vụ sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng nhái với 237 bị can. Năm 1998, cảnh sát kinh tế cả nước phát hiện 180 vụ với 373 bị can; đã đưa ra khởi tố xét xử 153 vụ với 262 bị cáo. Con số trên để nói lên là thị trường luôn tràn ngập hàng nhái, hàng giả có thể khiến cho nền kinh tế không thể phát triển lên được.

Hàng giả, hàng nhái làm cho nền kinh tế quốc dân bị thất thu thuế, ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh, chất lượng công trình xây dựng...Hàng giả, hàng nhái sản xuất trái pháp luật trốn thuế là điều tất nhiên nhưng hại nhất là nó còn làm cho các doanh nghiệp không kinh doanh được do mất uy tín, mất lợi nhuận. Các nhà đầu tư nước ngoài e ngại khi đầu tư vào thị trường Việt nam. Vì vậy nên hàng giả, hàng nhái chẳng khác nào là quốc nạn (Nguyễn Hữu Thu, 2010).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 23

Một phần của tài liệu giải pháp chống buôn bán hàng giả tại thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)