Kinh nghiệm chống hàng giả ở Việt Nam

Một phần của tài liệu giải pháp chống buôn bán hàng giả tại thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh (Trang 47 - 51)

2.2.2.1 Các chủ chương, chính sách của Đảng và Nhà nước về chống hàng giả

và giảm thiểu hàng giả.

Đảng và Nhà nước ta đã xác định: Buôn lậu, hàng giả cũng như gian lận thương mại nói chung là mặt trái của nền kinh tế thị trường để lại những hậu quả nguy hại về kinh tế - xã hội như kìm hãm sản xuất kinh doanh trong nước, gây thất thu ngân sách nhà nước, ảnh hưởng môi trường đầu tư nước ngoài, kèm theo những tệ nạn xã hội như tham nhũng, hối lộ … Hoạt động chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại có quan hệ biện chứng với hoạt động sản xuất kinh doanh. Hoạt động chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại có hiệu quả sẽ tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển và đến lượt nó - hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển sẽ góp phần vào cuộc đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại.

Khi đề ra đường lối đổi mới và chủ trương chuyển nền kinh tế sang cơ chế thị trường như một chiến lược lâu dài, Đảng ta đã thấy rõ tính hai mặt của cơ chế này: Vừa có những tác dụng tích cực to lớn đối với sự phát triển kinh tế xã hội, vừa có những tác động tiêu cực mâu thuẫn với bản chất của chủ nghĩa xã hội. Từ đó, một trong những quan điểm cơ bản của Đảng ta là: Vận dụng cơ chế thị trường đòi hỏi phải nâng cao năng lực quản lý vĩ mô của nhà nước, nhằm phát huy tác dụng tích cực đi đôi với ngăn ngừa, hạn chế và khắc phục những mặt tiêu cực của cơ chế này.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 39

Một trong những mặt tiêu cực, mặt trái của cơ chế thị trường là: Cạnh tranh không lành mạnh, sản xuất và buôn bán hàng giả. Ngay từ những năm đầu của thời kỳ đổi mới, Trung ương Đảng đã nhận xét, đánh giá và chỉ rõ các hiện tượng tiêu cực này. Trong báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương khoá VI trước Đại hội đại biểu lần thứ VII (tháng 6/1991) đã ghi: “Công tác quản lý thị trường có nhiều sơ hở, nạn buôn lậu, làm hàng giả trầm trọng và kéo dài...” và còn ghi: “…trong quá trình chuyển sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường, bên cạnh những mặt tích cực đã xuất hiện nhiều hiện tượng tiêu cực mới mà chúng ta chưa lường hết, chậm phát hiện và chưa xử lý tốt. Đó là lối làm ăn chạy theo lợi nhuận bất kể giá nào, dẫn đến vi phạm luật, lừa đảo, hối lộ, làm hàng giả, buôn lậu, trốn thuế...”

Từ những quan điểm nhận định nêu trên, Đảng ta đã có chủ chương: “Kiên quyết chống buôn lậu và các hiện tượng tiêu cực khác trong lưu thông...”

Những quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng như nêu trên được khẳng định lại trong báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VII tại đại hội lần thứ VIII: “...phát huy tác động tích cực to lớn đi đôi với ngăn ngừa, hạn chế và khắc phục những mặt tiêu cực của thị trường” và “…tăng cường quản lý thị trường, hướng dẫn các thành phần kinh tế trong thương nghiệp phát triển đúng hướng, đúng chính sách, pháp luật, cạnh tranh lành mạnh, chống trốn thuế, lậu thuế, lưu thông hàng giả”

Chỉ thị số 31/1999/CT-TTg ngày 27/10/1999 của Thủ tướng chính phủ về đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả, đã nêu rõ "các Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải coi việc chống sản xuất, buôn bán hàng giả là nhiệm vụ quan trọng, vừa cấp bách, vừa lâu dài. Phải có biện pháp đồng bộ, kiên quyết để đấu tranh ngăn chặn, từng bước đẩy lùi hoạt động sản xuất và buôn bán hàng giả. Mọi hành vi sản xuất, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ hàng giả được phát hiện đều phải xử lý nghiêm theo pháp luật. Những vụ nghiêm trọng phải kịp thời đưa ra xét xử nhằm răn đe, giáo dục chung"... Đồng thời Thủ tướng Chính phủ cũng đã chỉ thị và giao nhiệm vụ cụ thể tới từng bộ, ngành,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 40

UBND địa phương cũng như mọi doanh nghiệp và người dân trong công tác đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả...

Như vậy, trong quá trình đổi mới xây dựng và phát triển nền kinh tế theo cơ chế thị trường, Đảng và Nhà nước ta đã luôn nhìn nhận và có quan điểm rõ về những mặt trái của cơ chế thị trường, trong đó có các hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả và luôn coi việc đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực này là một nhiệm vụ quan trọng là lâu dài và chủ trương đấu tranh rất kiên quyết, xử lý nghiêm các hành vi sản xuất và buôn bán hàng giả nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà nước, lợi ích của xã hội, lợi ích của người tiêu dùng cũng như lợi ích của các nhà doanh nghiệp hoạt động đúng pháp luật.

2.2.2.2 Hoạt động đấu tranh chống hàng giả của ngành quản lý thị trường

Hoạt động đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả, xâm phạm quyền SHTT là một cuộc đấu tranh phức tạp, lâu dài, đòi hỏi sự nỗ lực của các cấp, các ngành, các lực lượng chức năng và sự tham gia tích cực của toàn xã hội.

Những năm qua, công tác chống hàng giả, xâm phạm quyền SHTT đã được các cấp, các ngành và các lực lượng chức năng chỉ đạo và tăng cường kiểm tra, kiểm soát và thu được một số kết quả nhất định, góp phần thúc đẩy sản xuất, thu hút đầu tư, bảo vệ lợi ích cho người tiêu dùng, từng bước lập lại môi trường kinh doanh lành mạnh. Tuy nhiên, tình hình chống hàng giả, xâm phạm quyền SHTT vẫn còn diễn biến phức tạp, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng, lợi ích của các chủ thể kinh doanh, gây tác động tiêu cực đến kinh tế, xã hội.

Mỗi năm Cục Quản lý thị trường kiểm tra, xử lý gần 90.000 vụ vi phạm pháp luật liên quan đến hàng giả, thu được trên dưới 400 tỷ đồng, nhiều hàng hóa thu giữ với chất lượng lớn như: rượu bia giả, quần áo may sẵn, thuốc lá… Chỉ tính riêng quý I/2014, lực lượng quản lý thị trường cả nước đã kiểm tra gần 40.000 vụ, xử lý trên 25.000 vụ, với tổng số tiền phạt lên đến 70 tỷ đồng. Con số này vẫn chưa thấm vào đâu so với thực tế đang diễn ra. Số vụ vi phạm ngày càng gia tăng và tinh vi.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 41

Bảng 2.1 Kết quả công tác chống hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ Năm Số vụ xử lý Số tiền phạt (Tỷ đồng) Giá trị hàng vi phạm (Tỷ đồng) 2010 10.472 44,4 3,8 2011 12.910 35,8 18,4 2012 13.010 35,5 27,4 2013 14.008 62,01 32,1 Nguồn: Cục Quản lý thị trường

Nguyên nhân để xảy ra tình trạng trên là do công tác chống hàng giả vẫn còn nhiều bất cập, chưa mang lại hiệu quả như mong muốn. Trong nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan như: Phương thức, thủ đoạn sản xuất, buôn bán hàng giả ngày càng phức tạp, tinh vi; Cơ chế thực thi còn chồng chéo, chưa đồng bộ; sự hợp tác giữa các cơ quan chức năng chưa chặt chẽ; Trình độ chuyên môn nghiệp vụ còn hạn chế; Nhận thức của cộng đồng chưa được nâng cao… có thể kể đến nguyên nhân về sự phối hợp giữa doanh nghiệp và cơ quan thực thi.

Tuy nhiên, bất cập là nhiều doanh nghiệp vẫn thờ ơ với việc đăng ký quyền sở hữu trí tuệ, thậm chí thiếu hợp tác với lực lượng chức năng trong công tác đấu tranh, ngăn chặn hàng giả, hàng nhái. Vì vậy, để đấu tranh trong công tác phòng và chống hàng giả, doanh nghiệp có vị trí quan trọng. Công tác chống hàng giả không thể đạt được hiệu quả như mong muốn nếu như không có sự tham một cách chủ động, tích cực của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Các doanh nghiệp một mặt không tham gia vào việc sản xuất, buôn bán hàng giả mà còn chủ động phòng và chống làm giả các loại hàng giả sản phẩm của mình một cách tích cực. Các doanh nghiệp đã thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về đăng ký sản xuất kinh doanh, công bố chất lượng hàng hóa, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa và kiểu dáng công nghiệp tại cơ quan quản lý nhà nước về SHTT; tổ chức và quản lý tốt hệ thống tiêu thụ sản phẩm của mình đến tay người tiêu dùng và thực hiện việc bảo hành sản phẩm…

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 42

Cục Quản lý thị trường đề nghị các doanh nghiệp có bộ phận chuyên trách về bảo vệ quyền SHTT hoặc có đại diện SHTT của doanh nghiệp mình; cần xây dựng chiến lược về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, chủ động phối hợp, hỗ trợ các cơ quan thực thi trong công tác chống hàng giả… “Về phía Cục Quản lý thị trường, chúng tôi sẵn sàng chia sẻ thông tin với các doanh nghiệp về các văn bản quy phạm pháp luật, minh bạch hóa các quy trình, thủ tục xử lý các xâm phạm quyền SHTT; tạo điều kiện để các DN tham gia vào quá trình điều tra, xử lý của Quản lý thị trường khi cần thiết để rút ngắn thời gian và tăng cường hiệu quả điều tra, xử lý các vi phạm về hàng giả, quyền SHTT”.

Một phần của tài liệu giải pháp chống buôn bán hàng giả tại thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh (Trang 47 - 51)